Shiva

Shiva (si-va), (tiếng Phạn: शिव) Śiva, phiên âm Hán Việt là Thấp Bà hoặc Cập Chiêu, là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo, và một khía cạnh của Trimurti.

Trong Phật giáo, ông là Đại Tự Tại Thiên Vương, tên Ma Hê Thủ La (Maheśvara).

Shiva
Thần Hủy diệt, Thiền, Yoga, Thời gian và Múa; Kẻ hủy diệt ác quỷ; Parabrahman, Đấng tối cao (Shaivism)
Thành viên của Trimurti
Shiva
Một bức tượng Shiva thiền định theo thế liên hoa tọa
Tên gọi khácShankara, Bholenath, Maheśvara, Mahadeva, Rudra
Chuyển tự tiếng PhạnŚiva
Devanagariशिव
Liên hệParabrahman (Shaivism), Trimurti, Paramatman, Ishvara
Nơi ngự trịNúi Kailash
Chân ngônOm Namah Shivaya
ॐ नमः शिवाय।
Vũ khíTrishula (đinh ba), Pashupatastra, Parashu-Axe, cung Pinaka
Biểu tượng ShivaLingam, trăng khuyết, Damaru (trống), Vasuki
NgàyThứ hai
Vật cưỡiBò Nandi
Giới tínhNam
Lễ hộiMaha Shivaratri, Shraavana, Kartik Purnima, Bhairava Ashtami
Thông tin cá nhân
Vợ chồngParvatiSati (Shakti)
Con cáiKartikeya và Ganesha

Phái Shaivism của Ấn Độ giáo (một trong ba giáo phái có ảnh hưởng nhất trong Ấn Độ giáo đương đại) xem Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu, và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti, với Brahma là người sáng tạo, và Vishnu là đấng bảo hộ và Shiva là hiện thân của sự hủy diệt. Nhưng bên ngoài bộ tam thần này, Shiva là hiện thân của tất cả: sáng tạo và một sự khởi đầu mới cũng như bảo quản và tiêu hủy. Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và danh hiệu khác.

Ở cấp độ cao nhất, Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Shiva có rất nhiều hình thức vừa nhân từ vừa gây kinh sợ. Trong khía cạnh nhân từ, thần Shiva được mô tả như là một Yogi toàn trí, người sống trong một cuộc sống khổ hạnh trên núi Kailash, cũng như một chủ hộ có vợ là Parvati và hai con là Ganesha và Kartikeya, và ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva cũng được xem như thần bảo trợ của yoga và nghệ thuật.

Các thuộc tính biểu tượng chính của Shiva là con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là damaru (một loại trống lắc). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tượng, thần thường được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya. Vật cưỡi là con bò mộng Nandi.

Biểu tượng Shiva

Ghi chú

Tham khảo

Nguồn tham khảo Shiva

  • Chatterji, J.C. (1986). Kashmir Shaivism. Albany, NY: State University of New York Press. ISBN 8176254274.
  • Davis, Richard H. (1992). Ritual in an Oscillating Universe: Worshipping Śiva in Medieval India. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 9780691073866.
  • Flood, Gavin (1996). An Introduction to Hinduism. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-43878-0.
  • Flood, Gavin (2003). “The Śaiva Traditions”. Trong Flood, Gavin (biên tập). The Blackwell Companion to Hinduism. Malden, MA: Blackwell Publishing. ISBN 1-4051-3251-5.
  • Kramrisch, Stella (1981). The Presence of Śiva. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 0-691-01930-4.
  • Mallinson, James (2007). The Shiva Samhita, A critical edition and English translation by James Mallinson. Woodstock, NY: YogVidya. ISBN 9780971646650.
  • Parmeshwaranand, Swami (2004). Encyclopaedia of the Śaivism, in three volumes. New Delhi: Sarup & Sons. ISBN 8176254274.
  • Sharma, B.N. (1976). Iconography of Sadasiva. Delhi: Abhinav Publications.
  • Sharma, Ram Karan (1988). Elements of Poetry in the Mahābhārata . Delhi: Motilal Banarsidass. ISBN 81-208-0544-5.
  • Sharma, Ram Karan (1996). Śivasahasranāmāṣṭakam: Eight Collections of Hymns Containing One Thousand and Eight Names of Śiva. Delhi: Nag Publishers. ISBN 81-7081-350-6. This work compares eight versions of the Śivasahasranāmāstotra with comparative analysis and Śivasahasranāmākoṣa (A Dictionary of Names). The text of the eight versions is given in Sanskrit.
  • Sivaramamurti, C. (1976). Śatarudrīya: Vibhūti of Śiva's Iconography. Delhi: Abhinav Publications.
  • Zimmer, Heinrich (1946). Myths and Symbols in Indian Art and Civilization. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 0-691-01778-6. First Princeton-Bollingen printing, 1972.

Tags:

Biểu tượng ShivaNguồn tham khảo ShivaShivaHán ViệtThầnTiếng PhạnTrimurtiẤn Độ giáo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chùa Một CộtMateo KovačićArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaVụ đắm tàu RMS TitanicChâu Đăng KhoaHàm PhongChùa HươngDầu mỏTrầm cảmQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtZaloBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Lý Nam ĐếĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamTam quốc diễn nghĩaSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Mặt TrăngKhang HiNgày Thống nhấtGia KhánhAi CậpPhạm Quý NgọVương Đình HuệNinh ThuậnQuang TrungBlackpinkUEFA Europa LeagueNhà máy thủy điện Hòa BìnhÂm đạoNewJeansNgườiTrùng KhánhBảng tuần hoànPhương LạpManchester United F.C.Nguyễn DuXung đột Israel–PalestineQuân lực Việt Nam Cộng hòaChữ HánThừa Thiên HuếDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhAnimeTrần Sỹ ThanhThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTập đoàn VingroupSóng thầnBình ĐịnhB-52 trong Chiến tranh Việt NamVũng TàuNam ĐịnhNguyễn Ngọc KýNhật BảnVụ tự thiêu của Aaron BushnellSa PaNguyễn TrãiCông an nhân dân Việt NamRobloxPhilippinesChiến tranh Đông DươngBùi Văn CườngCách mạng Tháng TámĐảng Cộng sản Việt NamVịnh Hạ LongLong KhánhÔ nhiễm môi trườngSự kiện Tết Mậu ThânHòa MinzyĐồng bằng sông Cửu LongBitcoinVnExpressCần ThơGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Tư Mã ÝReal Madrid CFPhú QuốcChiến tranh LạnhDoraemon (nhân vật)🡆 More