1946–53 Vương Quốc Campuchia

Vương quốc Campuchia, dưới thời Norodom Sihanouk từ năm 1946 đến 1953, là giai đoạn mở đầu cho tiến trình độc lập của quốc gia này.

Vương quốc Campuchia
1946–1953

Quốc caNokor Reach
បទនគររាជ
"Vương quốc Hoàng gia"
Location of Campuchia
Tổng quan
Thủ đôPhnôm Pênh
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Khmer
Tôn giáo chính
Phật giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Quốc vương 
• 1946–1953
Norodom Sihanouk
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh lạnh
• Bãi bỏ chế độ bảo hộ
7 tháng 1 1946
• Độc lập
9 tháng 11 1953
Mã ISO 3166KH
Tiền thân
Kế tục
1946–53 Vương Quốc Campuchia Liên bang Đông Dương
1946–53 Vương Quốc Campuchia Campuchia thuộc Pháp
Vương quốc Campuchia (1953-70) 1946–53 Vương Quốc Campuchia
Lịch sử 1946–53 Vương Quốc Campuchia Campuchia
1946–53 Vương Quốc Campuchia

Phù Nam (thế kỷ 1- 550)
Chân Lạp (550-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946)
Campuchia thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Campuchia (1946-1953)
Vương quốc Campuchia (1953-1970)
Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Campuchia Dân chủ (1975-1979)
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989)
Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1992)
Nhà nước Campuchia (1989-1992)
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (1992-1993)
Vương quốc Campuchia (1993-nay)
sửa

Lịch sử 1946–53 Vương Quốc Campuchia

Ngày 7 tháng 1 năm 1946, đại diện chính phủ Pháp tại Đông Dương đã ký với quốc vương Norodom Sihanouk một văn kiện xác định vị thế mới của Vương quốc Campuchia trong khối Liên bang Đông Dương. Theo đó, nước Pháp trao nhiều quyền hạn hơn cho Campuchia và chế độ bảo hộ chính thức được bãi bỏ. Chính phủ Pháp cho phép Sihanouk tổ chức bầu cử Quốc hội vào tháng 10 năm 1946. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Dân chủ được cả người Pháp và Hoàng gia hậu thuẫn giành được 50 trong số 69 ghế, trong khi Đảng Tự do của Hoàng thân Norindeth chỉ được 16 ghế. Sau cuộc bầu cử năm 1951, Đảng dân chủ vẫn giữ 53 ghế còn Đảng Tự do 18 ghế. Quốc hội này đã thông qua bản Hiến pháp thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

Thời kỳ này, vua Sihanouk yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và triệt thoái khỏi Campuchia. Ngày 15 tháng 6 năm 1952, do tình hình chính trị bất ổn Sihanouk đã giải tán nội các Huy Kanthol và thay ông này làm Thủ tướng. Ngày 11 tháng 1 năm 1953, ông cũng giải tán luôn Quốc hội và cho bắt giữ 17 đảng viên Dân chủ, giam họ 8 tháng mà không hề xét xử. Cũng trong giai đoạn này Norodom Sihanouk thực hiện chiến dịch mà ông gọi là Cuộc thập tự chinh giành độc lập bằng các cuộc vận động ngoại giao ở Montreal, Washington và Tokyo. Trong thời gian này, ông cũng không chịu về Phnôm Pênh, mà ở Siem Reap và Battambang. Ông làm việc này với mục tiêu giành độc lập hoàn toàn cho Campuchia trong vòng ba năm.

Tháng 5 năm 1953, vua Sihanouk sang Thái Lan tị nạn chính trị và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Cuối cùng, chính phủ Pháp phải miễn cưỡng trao lại chủ quyền cho ông. Một thỏa thuận từng phần được đưa ra tháng 10 năm 1953. Ngày 9 tháng 11 năm 1953, Sihanouk hồi hương và tuyên bố rằng việc đòi độc lập đã hoàn toàn thắng lợi.

Danh sách thống sứ Pháp tại Campuchia 1946–53 Vương Quốc Campuchia

  1. Paul Huard, Ủy viên: Ngày 15 tháng 10 năm 1945 đến 10 tháng 4 năm 1946
  2. Romain Victor Pénavaire: 10 tháng 4 năm 1946 đến 20 tháng 5 năm 1947
  3. Léon Marie Adolphe Pascal Pignon: 20 Tháng Năm, 1947 đến ngày 20 Tháng 10 năm 1948
  4. Lucien Vincent Loubet: Ngày 20 tháng 10 năm 1948 đến 26 Tháng Hai năm 1949
  5. Léon Jean François Marie de Raymond: 26 Tháng Hai 1949 đến 29 tháng 10 năm 1951
  6. Yves Jean Digo: 29 Tháng Mười 1951 đến ngày 16 Tháng Năm năm 1952
  7. Jean Risterucci: 16 tháng năm 1952 đến 09 tháng 11 năm 1953.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử 1946–53 Vương Quốc CampuchiaDanh sách thống sứ Pháp tại Campuchia 1946–53 Vương Quốc Campuchia1946–53 Vương Quốc CampuchiaNorodom SihanoukQuốc gia

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đinh Tiên HoàngTư tưởng Hồ Chí MinhNguyễn Ngọc TưVõ Tắc ThiênQuốc hội Việt Nam khóa VIÔng Mỹ LinhLê Minh KhuêĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhAi CậpNghệ AnĐài Tiếng nói Việt NamQuan hệ tình dụcDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamNguyễn Bỉnh KhiêmĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhQuân đội nhân dân Việt NamVườn quốc gia Cúc PhươngHải PhòngNgườiNam ĐịnhLương Thế VinhSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Chú đại biHoàng thành Thăng LongBảo ĐạiNhà LýTiếng Trung QuốcXVideosHà NộiTrần Tuấn AnhLiên minh châu ÂuVườn quốc gia Cát TiênNguyễn Chí Thanh!!Châu ÂuHoàng Thị Thúy LanĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia UzbekistanĐà LạtTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhĐêm đầy saoBến Nhà RồngNgày Thống nhấtGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Danh từTrịnh Công SơnÔ ăn quanBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Biển xe cơ giới Việt NamTrịnh Nãi HinhChâu Vũ ĐồngQuần thể danh thắng Tràng AnGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiThiếu nữ bên hoa huệVladimir Ilyich LeninGoogleQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamCông an nhân dân Việt NamHạ LongHoàng Hoa ThámVõ Thị Ánh XuânĐường Thái TôngPhan ThiếtĐông Nam BộChiến tranh thế giới thứ nhấtHồ Xuân HươngLương CườngĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCBánh mì Việt NamHoa hồngCác vị trí trong bóng đáBenjamin FranklinKhí hậu Châu Nam CựcNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamViệt NamMặt TrờiVụ án Lệ Chi viênVăn Miếu – Quốc Tử Giám🡆 More