Chân Lạp

Chân Lạp, Chenla hay Zhenla (Tiếng Trung: 真腊; phồn thể: 真臘; Hán-Việt: Chân Lạp; pinyin: Zhēnlà; Wade–Giles: Chen-la; tiếng Khmer: ចេនឡា, phát âm: Chơn La) là nhà nước của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện tại.

Chân Lạp
550–802
Location of Chân Lạp
Vị thếĐế quốc
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngKhmer cổ, tiếng Phạn
Tôn giáo chính
Hindu giáo, Phật giáo
Lịch sử
Thời kỳTrung Cổ
• Vassal of Fúnán
550
• Embassy to China
616/617
• Chia tách "Lục Chân Lạp" và "Thủy Chân Lạp"
706/717
• Tuyên bố Đế quốc Khmer
802
Tiền thân
Kế tục
Chân Lạp Phù Nam
Đế quốc Khmer Chân Lạp
Hiện nay là một phần củaChân Lạp Campuchia
Chân Lạp Lào
Chân Lạp Thái Lan
Chân Lạp Việt Nam
Lịch sử Chân Lạp Campuchia
Chân Lạp

Phù Nam (thế kỷ 1- 550)
Chân Lạp (550-802)
Đế quốc Khmer (802-1432)
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)
Campuchia thuộc Pháp (1863-1946)
Campuchia thuộc Nhật (1945)
Vương quốc Campuchia (1946-1953)
Vương quốc Campuchia (1953-1970)
Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Campuchia Dân chủ (1975-1979)
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989)
Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1992)
Nhà nước Campuchia (1989-1992)
Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia (1992-1993)
Vương quốc Campuchia (1993-nay)
sửa

Triều đại các vị vua của Chân Lạp theo truyền thuyết có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Từ "campu" cũng bắt nguồn cho tên gọi của Campuchia sau này.

Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ ban đầu là Chăm Pa ở phía đông, Phù Nam ở phía nam và Dvaravati (thuộc Thái Lan ngày nay) ở về phía tây bắc.

Ban đầu là một nhà nước chư hầu của Phù Nam (khoảng cho tới năm 550), trong vòng 60 năm sau đó nhà nước này đã giành được độc lập và dần dần lấn lướt Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam. Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, chiếm toàn bộ dân cư của nhà nước đó nhưng lại hấp thu nền văn hóa của họ. Năm 613, Ishanapura trở thành kinh đô đầu tiên của đế quốc mới.

Lịch sử Chân Lạp

Chân Lạp 
Chân Lạp - Phù Nam, vào năm 600

Người Khmer đã tiến tới sông Mê Kông từ phía bắc sông Chao Phraya thông qua Thung lũng sông Mun. Ban đầu người Khmer định cư trong một khu vực tương ứng với phần đất là miền trung và nam Lào cùng với vùng đông bắc Thái Lan ngày nay. Các ghi chép sử học Trung Hoa cổ đại đề cập tới hai vị vua, Shrutavarman (trị vì 435-495) và Shreshthavarman (trị vì 495-530), những người trị vì tại kinh đô Shreshthapura nằm ở miền nam Lào ngày nay, có lẽ trong khu vực cận kề Wat Phu gần Champasak. Đến thời vua Bhavavarman I (550-598) với kinh đô đặt tại Bhavapura (ngày nay có lẽ là khu vực Sambor Prei Kuk, tỉnh Kampong Thom, Campuchia), Chân Lạp bắt đầu một số chiến dịch chống lại Phù Nam. Sau khi Bhavavarman I chết năm 598, người anh em của ông là Citrasena (tên gọi khi trị vì là Mahendravarman, thực tế cầm quyền từ năm 590) đã tiếp tục công việc xâm chiếm Phù Nam. Ishanavarman I, con trai của Citrasena, đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm vương quốc Phù Nam trong giai đoạn 612-628. Ông đổi tên kinh đô từ Bhavapura thành Ishanapura.

Sau khi vua Bhavavarman II chết năm 656, phần lớn Chân Lạp bị chia tách thành các tiểu quốc nhỏ độc lập. Vua Jayavarman I đã có những cố gắng để thống nhất đất nước và ông đã giành lại phần lớn phần lãnh thổ được vua Ishanavarman I cai trị trước đó.

Sau khi vua Jayavarman I chết năm 700, rối loạn trong vương quốc lại xảy ra và vương quốc lại bị chia nhỏ giữa nhiều thế lực cát cứ. Các sử liệu Trung Hoa thì cho rằng trong thế kỷ 8, Chân Lạp bị chia thành hai tiểu quốc là Lục Chân Lạp (với trung tâm của Lục Chân Lạp khi đó là tỉnh Champasak ngày nay của Lào) và Thủy Chân Lạp (tương ứng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và miền nam Campuchia ngày nay). Từ hai quốc gia này có lẽ lại tách ra thành một vài tiểu quốc khác, tiếp tục làm suy yếu Chân Lạp. Các tiểu quốc chủ yếu tại Thủy Chân Lạp là Shambupura, Vyadhapura, Souht Prei Veng, Bhavapura, với trung tâm tại Sambor Prei Kuk. Năm 716, Pushkaraksha, người cai trị Shambhupura (khu vực Kratie ngày nay) tuyên bố mình là vua của toàn bộ Kambuja. Cũng trong khoảng thời gian này, Shambhuvarman, con trai của Pushkaraksha, đã kiểm soát phần lớn Thủy Chân Lạp cho tới khi (cũng trong thế kỷ 8) người Mã Lai và người Java thống trị trên nhiều tiểu quốc Khmer. Cổ sử còn đề cập tới Rjendravarman I, con trai của Sambhuvarman và Mahipativarman, con trai của Rjendravarman I. Ông này có lẽ là vị vua bị người Java chặt đầu.

Các vị vua Chân Lạp

Thứ tự Vua Trị vì
1 Bhavavarman I 550–600
2 Mohendravarman 600–616
3 Isanavarman I 616–635
4 Bhavavarman II 639–657
5 Candravarman? ?
6 Jayavarman I 657–690
7 Queen Jayavedi 690–713
8 Sambhuvarman 713–716
9 Pushkaraksha 716–730
10 Sambhuvarman 730–760
11 Rajendravarman I 760–780
12 Mahipativarman 780–788

Ghi chú

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Chân LạpCác vị vua Chân LạpChân LạpBán đảo Đông DươngBính âm Hán ngữCampuchiaChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểNgười KhmerPhiên âm Hán-ViệtTiếng KhmerViệt NamWade–Gileswikt:ចេនឡាwikt:真腊wikt:真臘

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đảng Cộng sản Việt NamHưng YênNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamPhan Châu TrinhThiếu nữ bên hoa huệQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamScotlandHòa BìnhGoogleLạm phátNguyễn Tân CươngDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Phong trào Thơ mới (Việt Nam)Hoàng QuyJack – J97Oppenheimer (phim)NATONguyễn Hòa BìnhCan ChiPhạm Văn ĐồngAlcoholĐông Nam ÁNguyễn Bá ThanhArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaKhởi nghĩa Lam SơnSở Kiều truyện (phim)Trần Tuấn AnhTừ Hán-ViệtĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhLê Đức AnhQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamHệ Mặt TrờiCác ngày lễ ở Việt NamĐặng Thị Ngọc ThịnhPhan Bội ChâuĐồng (đơn vị tiền tệ)Thứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)Quốc gia Việt NamSơn Tùng M-TPPhápĐiện Biên PhủSông HồngThụy SĩThánh địa Mỹ SơnQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNhư Ý truyệnNguyễn Tri PhươngRCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Nguyễn Quang SángENIACTrương Vĩnh KýTứ diệu đếTiến quân caTrịnh Công SơnNguyễn Thanh NghịHiệp định Genève 1954Kinh tế Hoa KỳHiệu ứng nhà kínhLee Sang-yeobNguyễn Thị BìnhVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)EthanolQuy luật lượng - chấtLê Thanh Hải (chính khách)Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandViệt Nam Cộng hòaTết Nguyên ĐánLê Quốc MinhGia KhánhChăm PaNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Vladimir Vladimirovich PutinÝMã MorsePhạm Ngọc Thảo🡆 More