Tội Phạm

Tội phạm là hành vi vi phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội và trật tự xã hội.

Các cá nhân, tổ chức phạm tội khi bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm và sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.

Tội Phạm
Hình vẽ người phạm tội trộm cắp

Theo cách hiểu trên, tội phạm là hành vi gây tổn hại cho xã hội. Một cá nhân tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình sẽ gay ra thiệt hại cho một cá nhân khác hoặc tập thể khác về vật chất hoặc nghiêm trọng hơn là sinh mệnh con người.

Tội phạm ở Việt Nam

Chương III Điều 8 của bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 100/2015/QH13 quy định:

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Đặc điểm của Tội Phạm

Tính nguy hiểm cho xã hội (khác với Tính trái với luật hình sự của Bộ luật Hình sự Việt Nam Cộng Hòa năm 1972)

Tính có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý).

Do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (về độ tuổi, năng lực nhận thức...).

Phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó (chịu hình phạt tù...).

Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin). -Tính nguy hiểm cho xã hội: đây là đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Phân loại Tội Phạm

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành bốn loại:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Tội phạm nghiêm trọng.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ở các quốc gia khác Tội Phạm

Hầu hết luật pháp của các quốc gia đều quy định những hành vi được xem là tội phạm trong luật hình sự của nước mình.

Tội phạm ở nước Mỹ

Tội phạm ở nước Pháp

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Tội phạm ở Việt Nam Tội PhạmĐặc điểm của Tội PhạmPhân loại Tội PhạmỞ các quốc gia khác Tội PhạmTội phạm ở nước Mỹ Tội PhạmTội phạm ở nước Pháp Tội PhạmTội PhạmLuật hình sựXã hội

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chủ nghĩa khắc kỷBan Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamFBạo lực học đườngChiến tranh LạnhFacebookMắt biếc (phim)Võ Tắc ThiênHồng KôngĐồng bằng sông Cửu LongĐộng đấtChăm PaSơn Tùng M-TPNguyên tố hóa họcTF EntertainmentPhạm Xuân ẨnPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Trận SekigaharaBộ Công an (Việt Nam)ShopeeViệt Nam Dân chủ Cộng hòaVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Bảo Anh (ca sĩ)NatriTrung du và miền núi phía BắcLa Văn CầuThái BìnhMặt TrờiĐường cao tốc Bắc – Nam phía ĐôngTừ mượn trong tiếng ViệtBill GatesBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuTom và JerryNguyễn Sinh HùngMã MorseVĩnh PhúcBộ đội Biên phòng Việt NamBánh mì Việt NamMai (phim)Đồng ThápCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Rừng mưa nhiệt đớiVịnh Hạ LongHải DươngHồ Hoàn KiếmBình DươngTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Khánh VyLigue 1Hứa Quang HánMinh Thái TổThiên địa (website)Các dân tộc tại Việt NamKhổng TửNguyễn Ngọc KýNhà Tây SơnĐinh Tiên HoàngViêm da cơ địaTài xỉuNgày AnzacBố già (phim 2021)Đất rừng phương NamGia LaiCho tôi xin một vé đi tuổi thơCảm tình viên (phim truyền hình)Hoàng Thị Thúy LanPhạm Minh ChínhĐạo Cao ĐàiĐại học Quốc gia Hà NộiCách mạng Công nghiệp lần thứ tưLiên Hợp QuốcĐỗ MườiDanh mục sách đỏ động vật Việt NamLê Quý ĐônTrận Thành cổ Quảng TrịNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtNguyễn Minh Châu (nhà văn)Nguyễn Ngọc Tư🡆 More