Thông Nhựa: Loài thực vật

Thông nhựa, thông ta, thông hai lá hay thông Tenasserim (danh pháp hai phần: Pinus latteri).

Loài này được Mason miêu tả khoa học đầu tiên năm 1849. Tuy nhiên, một số tác giả, như các nhà phân loại học tại Việt Nam vẫn thường làm, lại coi thông nhựa là đồng loài với thông Sumatra, một loài với danh pháp Pinus merkusii. Trong bài này sẽ coi đây là hai loài, theo như sách đỏ IUCN. Tên gọi khoa học đặt theo Tenasserim (hiện nay là Tanintharyi), một khu vực tại miền nam Myanmar trên eo đất Kra.

Pinus latteri
Thông Nhựa: Phân loại, Đặc điểm nhận biết, Sử dụng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại Thông Nhựa khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Pinaceae
Chi (genus)Pinus
Phân chi (subgenus)Pinus
Loài (species)P. latteri
Danh pháp hai phần
Pinus latteri
Mason, 1849Requires id and title parameters, 1849

Phân loại Thông Nhựa

Thông nhựa (Pinus latteri) có quan hệ họ hàng gần với thông Sumatra (Pinus merkusii), loài sinh sống xa hơn về phía nam ở Đông Nam Á, trên đảo Sumatra và tại Philippines. Một số nhà thực vật học coi cả hai là đồng loài (dưới tên gọi khoa học P. merkusii, là tên gọi được mô tả sớm hơn), nhưng thông Sumatra khác ở chỗ có lá ngắn hơn (15–20 cm) và mảnh hơn (dày dưới 1 mm), quả nón nhỏ hơn với các vảy mỏng hơn, các nón mở ra ngay sau khi thuần thục và hạt có khối lượng chỉ cỡ một nửa khối lượng hạt thông nhựa. Loài này cũng có họ hàng với nhóm các loài thông tại khu vực Địa Trung Hải, bao gồm thông Aleppo và thông Thổ Nhĩ Kỳ, và chia sẻ nhiều đặc trưng với chúng.

Đặc điểm nhận biết Thông Nhựa

Thông nhựa có thể chịu nóng, đất khô cằn, khí hậu gần biển. Là cây gỗ lớn, cao 25–45 m, tán hình trứng, phân cành thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường nứt dọc sâu ở sát gốc, nhưng phần trên của thân cây thì nhẵn và dễ bong ra. Đường kính thân cây tới 1,5 m. Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc. Lá hình kim, có hai lá mọc cụm trên một đấu cành nhắn, lá có chiều dài 20–25 cm, dày trên 1 mm, có màu xanh đậm. Cành ngắn đính lá thường dài 1-1,5 cm, đính vòng xoắn ốc vào cành lớn. Nón đơn tính cùng gốc, nón cái chín trong hai năm. Nón thường hình trứng cân đối, có kích thước thường là: chiều cao 4–5 cm, chiều rộng 3–4 cm khi khép và 6–8 cm khi mở, cuống nón thường thẳng và dài 1,5 cm. Lá bắc kém phát triển, lá noãn thường hóa gỗ khi chín. Mặt vảy hình thoi, có hai gờ ngang dọc nổi rõ, rốn vảy lõm. Mỗi vảy có hai hạt. Hạt dài 7–8 mm, có cánh 20–25 mm. Phát tán hạt nhờ gió.

Sử dụng Thông Nhựa

Chủ yếu trồng để lấy nhựa, có thể lấy gỗ phục vụ xây dựng, đóng đồ dùng gia dụng. Có thể là cây tiên phong trồng rừng ở những nơi đất khô cằn. Nhựa thông được lấy từ cây thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông, và phần còn lại là colophan được xà phòng hóa để làm xà phòng và sử dụng làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm chất đốt...

Phân bố Thông Nhựa

Loài thông này là bản địa của khu vực Đông Nam Á, trong khu vực miền núi ở đông nam Myanmar, miền bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc. Nói chung loài thông này sinh sống tại khu vực có độ cao vừa phải, chủ yếu trong khoảng 400-1.000 m, nhưng đôi khi xuống thấp tới 100 m và lên cao tới 1.200 m.

Tại Việt Nam, thông nhựa phân bố nhiều ở các tỉnh miền trung, và một số ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ. Thông nhựa được trồng chủ yếu ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng (Đà Lạt). Thông có đặc tính là chịu lạnh tốt, thích nghi với độ cao từ 500 m.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Phân loại Thông NhựaĐặc điểm nhận biết Thông NhựaSử dụng Thông NhựaPhân bố Thông NhựaThông NhựaDanh pháp hai phầnEo đất KraPinus merkusiiThông SumatraVùng Tanintharyi

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

RPBảng chữ cái tiếng AnhVõ Thị Ánh XuânChâu Nam CựcWilliam ShakespeareLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳQuỳnh búp bêLịch sử Trung QuốcHuy CậnChế Lan ViênNguyễn Duy (nhà thơ)Hôn lễ của emElon MuskNhật thựcQuang TrungLạc Long QuânẤn ĐộVương Bình ThạnhDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiTranh Đông HồDoraemon (nhân vật)Liverpool F.C.Liên bang Đông DươngNguyễn Tân CươngDấu chấmZaloThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)FormaldehydeKim Bình Mai (phim 2008)Tiếng ViệtCầu vồngRomeo và JulietBến TreHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Hai Bà TrưngJuventus FCThái NguyênXHamsterTrịnh Tố TâmGiải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2016BTSLâm ĐồngBoeing B-52 StratofortressNăm CamFacebookLoạn luânLê Thanh Hải (chính khách)Chú đại biNhà TrầnFansipanNguyễn Hòa BìnhHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁHình bình hànhHoàng Thị Thúy LanTriệu Tuấn HảiLê Hồng AnhCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Bộ Công an (Việt Nam)Hoa hồngDương vật ngườiBắc GiangTôn giáo tại Việt NamPol PotBà TriệuChiến tranh Đông DươngPhan Văn GiangChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Lê Đức ThọVladimir Ilyich LeninCúp bóng đá trong nhà châu ÁKhởi nghĩa Yên ThếCách mạng Tháng TámQDanh sách Chủ tịch nước Việt NamThánh địa Mỹ SơnLe Sserafim🡆 More