Danh Pháp Hai Phần: Quy định sinh học về tên loài sinh vật bằng tiếng Latinh

Danh pháp hai phần có thể gọi là danh pháp Latinh hay tên khoa học, tên Latinh là quy định của sinh thái học về tên một loài sinh vật bằng tiếng Latinh, trong đó gồm hai từ: từ đầu tiên là tên chi và từ thứ hai là tên loài.

Danh Pháp Hai Phần: Quy định sinh học về tên loài sinh vật bằng tiếng Latinh
Động vật này ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau: hổ, cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hoặc chúa sơn lâm. Nhưng nó chỉ có một tên khoa học là Panthera tigris.

Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài.

Ví dụ:

  • Con chuột nhắt thường gặp trong nhà - theo danh pháp này - có tên là Mus musculus.
  • Loài người hiện đại có tên là Homo sapiens; trong đó Homo là tên chi (nghĩa là "người"), còn sapiens là tên loài (nghĩa là thông minh hoặc tinh khôn). Trong chi "người" (homo) còn có nhiều loài khác đã tuyệt chủng như Homo erectus (người đứng thẳng), Homo habilis (người khéo léo).

Quy định này là thống nhất trong sinh học trên toàn thế giới, nhằm để hệ thống hoá các loài và tránh nhầm lẫn. Như vậy, quy định về cách đặt tên như trên chính là một thệ thống quy tắc đặt tên trong khoa học, gọi là danh pháp, áp dụng trong lĩnh vực phân loại sinh học.

Quy tắc

Danh Pháp Hai Phần: Quy định sinh học về tên loài sinh vật bằng tiếng Latinh 
Carl von Linné (1707 - 1778).
  • Người sáng lập ra cách đặt tên là Carl Linnaeus. Theo ông phải dùng tiếng Latinh để mô tả loài. Đó là quy tắc đầu tiên.
  • Quy tắc thứ hai: Trong tất cả các văn bản khoa học, tên loài theo danh pháp hai phần bắt buộc phải in nghiêng.
  • Tên loài theo danh pháp này còn có thể thêm "phần thứ ba" là tên người đầu tiên và năm phát hiện ra nó và đặt tên, mô tả. Phần thứ ba này thường đặt trong ngoặc đơn. Quy tắc này chỉ áp dụng trong chuyên ngành:

Danh pháp hai phần = Tên chi + Tên loài + Tên người.

Ví dụ: Brevicoryne brassicae (Linnaeus, 1758), nghĩa là loài rệp cải do Linnaeus phát hiện và đặt tên vào năm 1758.

  • Đôi khi cần viết tắt thì chỉ được viết trong ngữ cảnh mà người khác có thể hiểu được đúng và chỉ được viết tắt tên phần tên chi bằng chữ cái đầu tiên, viết hoa và thêm dấu chấm, vẫn viết nghiêng. Ví dụ tên khoa học viết tắt của loài người là H. sapiens.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Chi (sinh học)Khoa họcLatinhLoàiSinh thái học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phan ThiếtGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Nhà giả kim (tiểu thuyết)Cúp FAĐại học Quốc gia Hà NộiPhilippe TroussierChiến dịch Tây NguyênCải lươngĐào Đức ToànY Phương (nhà văn)Hồ Xuân HươngChu Văn AnAlbert EinsteinBảo tồn động vật hoang dãNhật ký Đặng Thùy TrâmChiến dịch Linebacker IIMười hai con giápDinh Độc LậpDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh mục sách đỏ động vật Việt NamPhổ NghiĐộ (nhiệt độ)Đảng ủy Công an Trung ương (Việt Nam)Cầu vồngChiến dịch Mùa Xuân 1975NgườiNguyễn Trọng NghĩaBình Ngô đại cáoNha TrangGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020Người ChămChâu MỹĐỗ MườiTrí tuệ nhân tạoTrận Bạch Đằng (938)Bình PhướcTrần Tuấn AnhTập đoàn VingroupVincent van GoghLandmark 81Tần Chiêu Tương vươngTiếng Trung QuốcLê Quốc HùngWilliam ShakespeareH'MôngXVideosDanh sách nhân vật trong One PieceChu vi hình trònFacebookĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamRadio France InternationaleBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Phù NamVõ Thị Ánh XuânTrần Hưng ĐạoViệt NamMin Hee-jinBộ Công Thương (Việt Nam)Le SserafimTrang ChínhViệt Nam hóa chiến tranhLương CườngChợ Bến ThànhNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamVõ Nguyên GiápAn Dương VươngTừ mượnLiếm dương vậtVĩnh PhúcGốm Bát TràngKim ĐồngChâu Nam CựcSóng thầnKhông gia đìnhCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024PhilippinesBạo lực học đườngHắc Quản Gia🡆 More