Phép Phản Xạ

Trong toán học, phép phản xạ là một ánh xạ đẳng cự từ một không gian Euclid vào chính nó với các điểm cố định nằm trên một siêu phẳng; tập hợp những điểm này được gọi là trục (trong số chiều 2) hay mặt phẳng (trong số chiều 3) đối xứng.

Ảnh của một hình bởi phép phản xạ là ảnh gương của nó qua trục hoặc mặt phẳng phản xạ. Chẳng hạn, ảnh gương của chữ cái Latinh thường p đối với phép phản xạ qua trục thẳng đứng sẽ trông giống chữ cái q, còn ảnh của nó đối với phép phản xạ qua trục nằm ngang sẽ trông giống chữ cái b. Phép phản xạ có tính chất tự nghịch đảo: khi được thực hiện hai lần liên tiếp, mỗi điểm sẽ trở về vị trí ban đầu và mỗi đối tượng hình học quay trở lại trạng thái ban đầu.

Phép Phản Xạ
Tam giác ABC và ảnh phản xạ của nó A''B''C'' qua phép phản xạ qua trục đối xứng c1c2.

Thuật ngữ phản xạ (reflection hay reflexion) đôi khi được dùng để chỉ một lớp rộng hơn các ánh xạ từ một không gian Euclid vào chính nó, tức là các phép đẳng cự khác đồng nhất mà tự nghịch đảo. Các phép đẳng cự như vậy có một tập hợp các điểm cố định ("gương") là một không gian afin con, nhưng có thể thấp chiều hơn siêu phẳng. Chẳng hạn phép phản xạ qua một điểm là một phép đẳng cự tự nghịch đảo với chỉ một điểm cố định; ảnh của chữ cái p qua nó sẽ trông giống chữ cái d. Phép toán này đôi khi cũng được gọi là phép nghịch đảo tâm (Coxeter 1969, §7.2), và thể hiện không gian Euclid dưới dạng không gian đối xứng. Trong một không gian vectơ Euclid, phép phản xạ qua điểm gốc tọa độ là tương đương với việc lấy vectơ đối. Một số ví dụ khác bao gồm phép phản xạ qua một đường thẳng trong không gian ba chiều. Tuy nhiên thông thường việc sử dụng thuật ngữ "phép phản xạ" mà không nói rõ thêm có nghĩa là phép phản xạ qua một siêu phẳng.

Một số nhà toán học dùng từ "lật" như một từ đồng nghĩa với "phản xạ" qua một siêu phẳng.

Cách dựng Phép Phản Xạ

Phép Phản Xạ 
Điểm Q là ảnh phản xạ của điểm P qua đường thẳng AB.

Trong hình học phẳng (hoặc tương tự trong không gian), để tìm ảnh phản xạ của một điểm, hạ đường vuông góc từ điểm đó tới trục (hay mặt phẳng) được dùng cho phép phản xạ, sau đó kéo dài với cùng khoảng cách tới bên kia. Để tìm ảnh phản xạ của một hình, ta thực hiện phép phản xạ với từng điểm trong hình.

Bằng thước và compa, quá trình dựng ảnh phản xạ của điểm P qua trục đối xứng AB là như sau (xem hình bên phải):

  • Bước 1 (màu đỏ): dựng một đường tròn với tâm tại P và một bán kính cố định r nhỏ hơn độ dài đoạn AB, cắt đoạn AB tại hai điểm A′B′, có cùng khoảng cách tới P.
  • Bước 2 (màu xanh lục): dựng hai đường tròn với tâm A′B′ và đều có bán kính r. PQ sẽ là các giao điểm của hai đường tròn trên.

Điểm Q sẽ là ảnh phản xạ của điểm P qua trục AB, và thỏa mãn ABđường trung trực của đoạn PQ.

Tính chất Phép Phản Xạ

Ma trận của một phép phản xạ qua siêu phẳng chứa gốc tọa độ là trực giao với định thức −1 và các giá trị riêng −1, 1, 1, ..., 1. Tích của hai ma trận như vậy là một ma trận trực giao đặc biệt biểu diễn cho một phép quay. Mỗi phép quay là kết quả của một số chẵn lần các phép phản xạ qua các siêu phẳng chứa gốc tọa độ, và mỗi phép quay không chính tắc là kết quả của một số lẻ lần phép phản xạ. Do đó các phép phản xạ sinh ra nhóm trực giao, và kết quả này được biết dưới tên gọi là định lý Cartan–Dieudonné.

Tương tự nhóm Euclid, bao gồm tất cả các phép đẳng cự trong không gian Euclid được sinh bởi các phép phản xạ qua các siêu phẳng afin. Nói chung, một nhóm được sinh bởi các phép phản xạ qua các siêu phẳng afin được gọi là nhóm phản xạ. Các nhóm hữu hạn được sinh bởi cách này là những ví dụ của các nhóm Coxeter.

Một phép phản xạ qua một trục (biến hình màu đỏ thành hình màu xanh lục) nối tiếp với một phép phản xạ khác (biến hình màu xanh lục thành xanh lam) qua một trục thứ hai song song với trục thứ nhất dẫn đến chuyển động tổng hợp là một phép tịnh tiến - với một lượng bằng hai lần khoảng cách giữa hai trục.
Một phép phản xạ qua một trục nối tiếp với một phép phản xạ khác qua một trục thứ hai không song song với trục thứ nhất dẫn đến chuyển động tổng hợp là một phép quay, với một góc bằng gấp đôi góc giữa hai trục.

Biểu diễn Phép Phản Xạ

Phản xạ qua một đường thẳng trong mặt phẳng

Phản xạ qua một đường thẳng chứa gốc tọa độ trong không gian hai chiều có thể được mô tả bởi công thức sau đây

    Phép Phản Xạ 

trong đó Phép Phản Xạ  ký hiệu cho vectơ hay điểm được phản xạ, Phép Phản Xạ  ký hiệu cho một vectơ bất kỳ nằm trên đường thẳng mà phép phản xạ được thực hiện qua nó, và Phép Phản Xạ  ký hiệu cho tích vô hướng của Phép Phản Xạ  với Phép Phản Xạ . Chú ý rằng công thức trên còn có thể được viết dưới dạng

    Phép Phản Xạ 

có nghĩa là phép phản xạ của Phép Phản Xạ  qua trục Phép Phản Xạ  bằng 2 lần hình chiếu của Phép Phản Xạ  lên Phép Phản Xạ , trừ đi chính vectơ Phép Phản Xạ . Phép phản xạ qua một đường thẳng có các giá trị riêng 1 và −1.

Phản xạ qua một siêu phẳng trong n chiều

Cho một vectơ Phép Phản Xạ  trong không gian Euclid Phép Phản Xạ , công thức cho phép phản xạ qua siêu phẳng chứa gốc tọa độ, trực giao với Phép Phản Xạ  được cho bởi

    Phép Phản Xạ 

trong đó Phép Phản Xạ  ký hiệu cho tích vô hướng của Phép Phản Xạ  với Phép Phản Xạ . Chú ý rằng số hạng thứ hai trong phương trình trên chính là hai lần hình chiếu vectơ của Phép Phản Xạ  lên Phép Phản Xạ . Ta có thể dễ dàng kiểm tra rằng

  • Refa(v) = −v, nếu Phép Phản Xạ  là song song với Phép Phản Xạ 
  • Refa(v) = v, nếu Phép Phản Xạ  là vuông góc với Phép Phản Xạ .

Sử dụng tích hình học, công thức trên có thể được viết dưới dạng

    Phép Phản Xạ 

Bởi các phép phản xạ này là đẳng cự của không gian Euclid và giữ cố định điểm gốc tọa độ nên chúng còn có thể được biểu diễn bởi các ma trận trực giao, và còn được gọi là biến đổi Householder. Ma trận trực giao tương ứng với phép phản xạ trên là ma trận

    Phép Phản Xạ 

trong đó Phép Phản Xạ  ký hiệu ma trận đơn vị Phép Phản Xạ Phép Phản Xạ  là chuyển vị của Phép Phản Xạ . Các hệ số của nó là

    Phép Phản Xạ 

trong đó δij là ký hiệu Kronecker delta.

Công thức cho phép phản xạ qua siêu phẳng afin Phép Phản Xạ  không qua gốc tọa độ là

    Phép Phản Xạ 

Xem thêm

Tham khảo

Tham khảo sách

Liên kết ngoài

Tags:

Cách dựng Phép Phản XạTính chất Phép Phản XạBiểu diễn Phép Phản XạPhép Phản XạHàm số tự nghịch đảoKhông gian EuclidMặt phẳng (toán học)Phép đẳng cựSiêu phẳngToán họcÁnh xạĐiểm cố định (toán học)Đối xứng trụcẢnh phản chiếu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Tài nguyên thiên nhiênTottenham Hotspur F.C.Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975Trường ChinhThiên địa (website)Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamViệt MinhQuần đảo Hoàng SaLê Khánh HảiBóng đáHội AnNhà MinhQuốc kỳ Việt NamNguyễn Thị ĐịnhLê DuẩnVụ án Lệ Chi viênTrần Thủ ĐộCarlo AncelottiChủ nghĩa cộng sảnSố nguyên tốQuang TrungLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhFGia Cát LượngDanh sách đảo lớn nhất Việt NamQuốc gia Việt NamPhan Văn KhảiH'MôngLiên minh châu ÂuHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamLương Thế VinhBảng chữ cái Hy Lạp24 tháng 4YVịnh Hạ LongTrịnh Nãi HinhChủ nghĩa khắc kỷHà NamDân số thế giớiThế vận hội Mùa hè 2024Tam quốc diễn nghĩaMinh Thành TổBà TriệuTôn giáo tại Việt NamTừ mượn trong tiếng ViệtXVideosHàn TínLiên Hợp QuốcĐô la MỹNữ hoàng nước mắtNguyễn Quang SángUkrainaDấu chấmBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamLong châu truyền kỳNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Tây NguyênSóc TrăngCần ThơNguyễn Đình ChiểuThất ngôn tứ tuyệtAn GiangTiếng Trung QuốcTrần Lưu QuangDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhNha TrangTô LâmChủ nghĩa xã hộiNam ĐịnhPhù NamQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamHợp sốVõ Thị SáuMao Trạch ĐôngGái gọiAespaLý Nam Đế🡆 More