Nhiệt Độ Nóng Chảy

Nhiệt độ nóng chảy, còn gọi là điểm nóng chảy hay nhiệt độ hóa lỏng, là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.

Nhiệt Độ Nóng Chảy
Một biển cảnh báo giao thông tại Québec với ghi chú rằng nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 °C .

Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường, điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.

Nhiệt độ nóng chảy rất nhạy cảm với những thay đổi cực lớn về áp suất, nhưng nói chung, độ nhạy này nhỏ hơn nhiều so với nhiệt độ sôi, bởi vì quá trình chuyển đổi chất rắn sang chất lỏng có ít sự thay đổi về thể tích.

Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định. Với các chất này, nhiệt độ solidus là nhiệt độ mà ở dưới đó chất hoàn toàn ở trạng thái rắn, trong đó nhiệt độ liquidus là nhiệt độ mà ở trên đó chất hoàn toàn ở trạng thái lỏng.

Lý thuyết Nhiệt Độ Nóng Chảy

Hầu hết các chất nóng chảyđông đặc ở cùng một nhiệt độ. Chẳng hạn, đối với thủy ngân, điểm nóng chảy và đông đặc là 234,32 K (−38,83 °C; −37,89 °F). Tuy nhiên một số chất có tính chất có thể bước vào trạng thái siêu lạnh và do đó có thể đông đặc ở nhiệt độ bên dưới điểm đông đặc lý thuyết. Nước là một ví dụ cho điều này bởi vì áp suất căng bề mặt của nước tinh khiết khó bị loại bỏ và các giọt nước lạnh tới −42 °C có thể được tìm thấy trong các đám mây nếu chúng không chứa hạt nhân kích thích sự đông đặc.

Nhiệt động lực học

Khi một khối chất rắn tinh khiết được làm nóng, nhiệt độ của nó tăng tới khi nó đạt tới điểm nóng chảy. Tại điểm này, nhiệt độ của nó giữ nguyên tới khi vật đã chuyển hoàn toàn sang trạng thái lỏng. Năng lượng cần thiết để gây ra sự nóng chảy hoàn toàn của chất tinh khiết do đó không chỉ gồm nhiệt lượng cần cấp để tới nhiệt độ nóng chảy, mà còn gồm ẩn nhiệt Nhiệt Độ Nóng Chảy  để chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

Theo nhiệt động lực học, khi nóng chảy entanpi (Nhiệt Độ Nóng Chảy ) và entropy (Nhiệt Độ Nóng Chảy ) của khối vật liệu m do đó sẽ tăng (Nhiệt Độ Nóng Chảy ) tại nhiệt độ nóng chảy Nhiệt Độ Nóng Chảy  sao cho chúng có thể được biểu diễn theo các công thức sau:

    Nhiệt Độ Nóng Chảy Nhiệt Độ Nóng Chảy 

suy ra:

    Nhiệt Độ Nóng Chảy 

trong đó:

  • Nhiệt Độ Nóng Chảy : ẩn nhiệt nóng chảy riêng [J/kg] ;
  • Nhiệt Độ Nóng Chảy : biến thiên entanpi [J] ;
  • Nhiệt Độ Nóng Chảy : biến thiên entropy [J/K] ;
  • Nhiệt Độ Nóng Chảy : khối lượng [kg] ;
  • Nhiệt Độ Nóng Chảy : nhiệt độ [K].

Sự phụ thuộc áp suất

Nhiệt Độ Nóng Chảy 
Đồ thị sự phụ thuộc vào áp suất của nhiệt độ nóng chảy của nước (MPa/K).

Không giống nhiệt độ hóa hơi (điểm sôi), nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc rất ít vào thay đổi áp suất, bởi vì thể tích mol của pha rắn và pha lỏng gần bằng nhau. Để thay đổi nhiệt độ nóng chảy tới 1 K, áp suất phải tăng trung bình cỡ 100 bar. Do đó, thay đổi trong áp suất khí quyển – có thể gây biến động dễ nhận thấy trong điểm sôi – trên thực tế không có tác động đến điểm nóng chảy.

Đối với sự nóng chảy, cũng như hầu hết sự chuyển pha khác, quan hệ cụ thể được biểu diễn trong phương trình Clausius-Clapeyron, đưa ra công thức xấp xỉ biến thiên nhiệt độ ΔT nóng chảy ở các áp suất khác nhau:

    Nhiệt Độ Nóng Chảy 

Ở đây, TM là nhiệt độ nóng chảy, ΔV là biến thiên thể tích riêng khi nóng chảy, Δp là sự chênh lệch áp suất đang xét, và HMentanpi nóng chảy. Tuy nhiên, do biến thiên thể tích ΔV khi nóng chảy là rất nhỏ, sự phụ thuộc vào áp suất của điểm nóng chảy cũng cực kỳ nhỏ. Lấy ví dụ, nếu áp suất tăng lên 100 bar, nhiệt độ nóng chảy của băng chỉ thay đổi giảm tới −0.76 K. Do đó băng tan dễ dàng hơn khi có áp suất lớn tác động, trong khi đó điểm nóng chảy của carbon tetrachloride tăng lên +3.7 K. Nhận xét rằng do điểm nóng chảy của băng, hay chẳng hạn bismuth, giảm khi áp suất tăng, suy ra thể tích của các chất này giảm đi khi nóng chảy: do đó ở phương trình trên dấu của ΔV và ΔT là âm.

Ví dụ Nhiệt Độ Nóng Chảy

Nhiệt Độ Nóng Chảy 
Sắt nóng chảy ở nhiệt độ 1538 °C dưới áp suất tiêu chuẩn.

Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là 234,32 K (−38,83 °C; −37,89 °F). Chất có nhiệt độ nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K. Heli có điểm nóng chảy ở nhiệt độ 0.95 K.

Danh sách các hóa chất phổ biến
Chất Khối lượng riêng (g/cm³) Nhiệt độ nóng chảy (K) Nhiệt độ sôi (K)
Nước 1 273 373
Hydro 0.00008988 14.01 20.28
Heli 0.0001785 0.95 4.22
Beryli 1.85 1560 2742
Carbon 2.267 4000
Nitro 0.0012506 63.15 77.36
Oxy 0.001429 54.36 90.20
Natri 0.971 370.87 1156
Magnesi 1.738 923 1363
Nhôm 2.698 933.47 2792
Lưu huỳnh 2.067 388.36 717.87
Chlor 0.003214 171.6 239.11
Kali 0.862 336.53 1032
Titan 4.54 1941 3560
Sắt 7.874 1811 3134
Nickel 8.912 1728 3186
Đồng 8.96 1357.77 2835
Kẽm 7.134 692.88 1180
Gali 5.907 302.9146 2673
Bạc 10.501 1234.93 2435
Cadmi 8.69 594.22 1040
Indi 7.31 429.75 2345
Iod 4.93 386.85 457.4
Tantan 16.654 3290 5731
Wolfram 19.25 3695 5828
Platin 21.46 2041.4 4098
Vàng 19.282 1337.33 3129
Thủy ngân 13.5336 234.43 629.88
Chì 11.342 600.61 2022
Bismuth 9.807 544.7 1837

Ghi chú:

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lý thuyết Nhiệt Độ Nóng ChảyVí dụ Nhiệt Độ Nóng ChảyNhiệt Độ Nóng ChảyChất rắnLỏngNhiệt độNóng chảyTrạng thái vật chất

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

12BETĐường Thái TôngBảo Anh (ca sĩ)Điêu khắcVinamilkKinh tế Trung Quốc23 tháng 4Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChâu PhiViễn PhươngPhởQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamPhenolIndonesiaNguyễn Tân CươngNgười ViệtĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamTrần Sỹ ThanhNguyễn Bỉnh KhiêmGiai cấp công nhânTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngPhạm Nhật VượngAn Dương VươngLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhLê Thái TổHoaCúp bóng đá châu ÁTừ mượn trong tiếng ViệtĐà NẵngPhạm TuyênMiduChăm PaCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamPhilippinesNhà Hậu LêNewJeansChuột lang nướcLê Thanh Hải (chính khách)Kéo coKhởi nghĩa Hai Bà TrưngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuAcetaldehydeVụ án Lê Văn LuyệnViệt Nam Dân chủ Cộng hòaTô Ân XôEADS CASA C-295Nhật Kim AnhAcid aceticKinh thành HuếThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Hà TĩnhNguyễn TrãiTia hồng ngoạiPhú QuốcGiê-suĐiện Biên PhủHarry PotterVăn họcDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanPhổ NghiCực quangThuận TrịBố già (phim 2021)Lê Đức ThọDương Văn Thái (chính khách)Y Phương (nhà văn)Chùa Một CộtLý Thái TổBình PhướcÚcThiếu nữ bên hoa huệNgân hàng Nhà nước Việt NamKu Klux KlanBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamMôi trườngNgày Thống nhấtGia LaiĐêm đầy saoNhư Ý truyện🡆 More