Người Thượng: Tên gọi chung để chỉ một số dân tộc thiểu số ở Bán đảo Đông Dương

Người Thượng là danh từ gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống tại khu vực bao gồm miền Trung Việt Nam (bao gồm cả Vùng Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên và dãy Trường Sơn) và một phần lãnh thổ của Campuchia và Lào.

Những dân tộc này gồm Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông..., nhóm các dân tộc Khmer Loeu gồm người Tampuan, người Kreung, người Kuy ở Campuchia và người MruMiến Điệnngười KatangLào.

Người Thượng: Chữ Thượng trong văn bản và cấp chính quyền, Thư mục
Cuốn tập đọc song ngữ Việt-Kơho do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản năm 1959 thời Đệ Nhất Cộng hòa với sự hợp tác của Phái bộ Kinh tế Hoa Kỳ

Thuật từ Montagnard vốn có nghĩa là "người miền núi" trong tiếng Pháp, được dùng với nghĩa như hiện nay từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó Đêga là cách gọi có nguồn gốc bản địa.

Thượng có nghĩa là ở trên, người Thượng là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Miền Thượng, sau này cũng gọi là Cao nguyên Trung Phần, hay Tây Nguyên; từ "người Thượng" theo nghĩa rộng cũng có thể đề cập đến tất cả các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam nói chung. Thời Việt Nam Cộng hòa, chính sách dân tộc dành cho miền Thượng được gọi là Thượng vụ.

Chữ "Thượng" trong văn bản và cấp chính quyền

Thời Pháp thuộc

Thời Quốc gia Việt Nam

Thời Đệ Nhất Cộng hòa

Năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam cho thành lập Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ để góp ý về những vấn đề liên quan đến cao nguyên miền Thượng. Năm 1957, Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ được nâng cấp lên thành Nha Công tác Xã hội Miền Thượng trực thuộc Phủ Tổng thống, trụ sở đặt tại Huế. Năm 1958, Phòng Xã hội được thành lập tại Tây Nguyên với mục đích chính giúp học sinh người sắc tộc được theo học như người Kinh.

Mặc dù chính sách đề ra cố gắng giúp người Thượng hội nhập và đề cao khái niệm quốc gia nhưng cũng vướng vào hậu quả gây thiệt hại kinh tế và tổn thương tự ái của các sắc tộc vùng Cao nguyên Trung phần. Phong trào BAJARAKA bộc phát như một phản ứng của người Thượng.

Thời kỳ quân quản 1963-1967

Sau khi nền Đệ Nhất Cộng hòa sụp đổ, năm 1964 Nha Công tác Xã hội miền Thượng đổi thành Nha Đặc trách Thượng Vụ trực thuộc Bộ Quốc phòng và sau đó được nâng cấp lên thành Phủ Đặc ủy Thượng vụ.

Để giúp hàn gắn sắc tộc Kinh-Thượng, chính phủ cho tái lập tòa án phong tục và luật tục của người Thượng ở bảy tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Quảng Đức, Darlac, Phú Bổn, PleikuKontum.

Thời Đệ Nhị Cộng hòa

Năm 1969, Bộ Sắc tộc (Bộ Phát triển Sắc tộc) được thành lập ngay trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhị Cộng hòa do một người Thượng lãnh đạo, và có chức năng tương đương các bộ khác trong chính phủ. Tổng trưởng Bộ Sắc tộc lần lượt là các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh tụ Gia Rai, cho đến ngày Sài Gòn sụp đổ năm 1975.

Xem thêm

Tham khảo

Thư mục Người Thượng

  • Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. Gardena, CA: Văn Mới, 2006.

Liên kết ngoài

Tags:

Chữ Thượng trong văn bản và cấp chính quyền Người ThượngThư mục Người ThượngNgười ThượngCampuchiaKhmer LoeuLàoMiến ĐiệnMiền Trung (Việt Nam)MạNgười Ba NaNgười Cơ HoNgười JaraiNgười KatangNgười KuyNgười M'NôngNgười Xơ ĐăngNgười Ê Đêen:Mru peopleen:Tampuan people

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thỏ bảy màuHán Cao TổTôn Thất ThuyếtTây NinhHentaiBTSBảy mối tội đầuBrasilVõ Tắc ThiênMáy bayTuyên QuangMèoYên NhậtGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Đàm Vĩnh HưngQuần đảo Hoàng SaĐờn ca tài tử Nam BộAn Dương VươngBạch Dương (chiêm tinh)IcelandVoiDanh sách nhân vật trong NarutoTranh Đông HồLê Quý ĐônYour Name – Tên cậu là gì?Đồng bằng sông Cửu LongVũ khí hạt nhânUkrainaĐoàn GiỏiChăm PaDuyên hải Nam Trung BộChiến dịch Điện Biên PhủDanh sách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrần Khánh DưTrương Thị MaiKim Jong-unQuân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt NamThụy ĐiểnMông CổTháp EiffelVõ Văn ThưởngTắt đènThủ dâmNguyễn Văn ThiệuDương Hoàng YếnPhạm Nhật VượngTrần Thị Nguyệt ThuChị chị em em 2Xuân DiệuQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamBill GatesThế hệ ZChủ nghĩa duy tâmSuper SentaiTiếng Hàn QuốcSố phứcNgười ViệtĐức Quốc XãOm Mani Padme HumKinh tế Nhật BảnCác vị trí trong bóng đáKiên GiangBài Tiến lênTiếng gọi nơi hoang dãNapoléon BonaparteNguyễn Phú TrọngNgaDanh sách cầu dài nhất Việt NamKinh tế Trung QuốcMã Vân (thương nhân)Đà NẵngLiếm âm hộNam ĐịnhBộ Quốc phòng (Việt Nam)Nguyễn DuThành phố Hồ Chí MinhLai Châu🡆 More