Nỗi Đau Tâm Lý

Nỗi đau tâm lý, nỗi đau tinh thần hay nỗi đau cảm xúc là một cảm giác khó chịu có căn nguyên phát sinh từ tâm lý, phi vật chất.

Nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học về tự tử, Edwin S. Shneidman, đã mô tả rằng "bạn đau đớn đến mức nào khi là một con người. Đó là khổ đau về tinh thần, dằn vặt về tinh thần." Không hề thiếu những cách để chỉ đến nỗi đau tâm lý, có nhiều từ ngữ diễn đạt khác nhau đã phản chiếu những khía cạnh riêng trong đời sống tâm trí. Với thuật ngữ chuyên môn là algopsychalia psychalgia, nỗi đau tâm lý còn được gọi là nỗi đau tinh thần, nỗi đau cảm xúc, nỗi đau tâm thần, nỗi đau xã hội, nỗi đau linh hồn, nỗi đau tâm hồn, hoặc là đau khổ. Trong khi những từ ngữ này rõ ràng không phải là các thuật ngữ tương đương, một sự so sánh có hệ thống về lý thuyết và mô hình của nỗi đau tâm lý, nỗi đau tâm thần, nỗi đau cảm xúc và khổ đau đã kết luận rằng các mô tả điều có điểm chung là diễn tả một cảm giác cực kỳ khó chịu. Nỗi đau tâm lý là điều không thể tránh khỏi trong sự tồn tại của con người.

Có những mô tả khác về nỗi đau tâm lý, đây là "một loạt các trải nghiệm chủ quan với đặc trưng nhận thức về những thay đổi tiêu cực chính bên trong bản thân và trong các chức năng đi cùng theo cảm giác tiêu cực", là "một trải nghiệm chủ quan lan tỏa... khác biệt với nỗi đau về thể xác thường cục bộ và thường có liên quan đến các kích thích vật lý có hại", và là "một cảm giác kéo dài, không thể tránh khỏi và khó chịu là kết quả của đánh giá tiêu cực về sự bất lực hoặc thiếu sót của bản thân."

Điều trị

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng thuốc giảm đau paracetamol trong vài tuần giúp làm giảm phản ứng thần kinh đối với các mối đe dọa có ý nghĩa, chẳng hạn như suy nghĩ về cái chết, và làm giảm sự kích động của những người mắc chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol cho nỗi đau tâm lý nói chung hơn vẫn còn nhiều tranh cãi.

Nhiều truyền thống tôn giáo, như Bát chánh đạo trong Phật giáo, đã chỉ ra con đường điều trị để thoát khỏi khổ đau tâm lý. Thiền định có lợi ích cho sức khỏe tâm thần. Hình thức phổ biến nhất của thực hành thiền định là trị liệu bằng chánh niệm, các bài tập chú tâm vào hơi thở cũng được thực hành nhằm đối phó với những căng thẳng và lo lắng liên quan đến nỗi đau cảm xúc và giảm các triệu chứng sinh lý.

Tham khảo

Tags:

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bạc LiêuTam quốc diễn nghĩaUzbekistanNgân hàng Nhà nước Việt NamThanh HóaNghiệp vụ thị trường mởTrần Nhân TôngAn Nam tứ đại khíTrung du và miền núi phía BắcTưởng Giới ThạchDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaLeonardo da VinciLê Minh KháiMạch nối tiếp và song songĐộng vậtHoàng tử béSingaporeLiên bang Đông DươngPhong trào Đồng khởiNgười Hoa (Việt Nam)Phạm Nhật VượngElon MuskSói xámBiển xe cơ giới Việt NamTrịnh Công SơnThời Đại Thiếu Niên ĐoànSố chính phươngYokohama F. MarinosÔ nhiễm môi trườngChữ NômChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Sân bay quốc tế Long ThànhBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Thích-ca Mâu-niFC BarcelonaShopeeCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Acid aceticBình ĐịnhSeventeen (nhóm nhạc)Bóng đáBlackpinkTrận Thành cổ Quảng TrịẢ Rập Xê ÚtVụ án Lệ Chi viênLý Thái TổThành phố Hồ Chí MinhCác vị trí trong bóng đáKamiki ReiÚcJennifer PanThích Nhất HạnhTrương Mỹ LanBitcoinNgân HàHoaNguyễn Minh TriếtQuy tắc chia hếtThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)HKT (nhóm nhạc)Kinh Dương vươngNhà LýTứ bất tửLê Thanh Hải (chính khách)Dark webCách mạng Công nghiệpChủ nghĩa cộng sảnẤn ĐộMắt biếc (tiểu thuyết)Nguyễn Thị Kim NgânQuốc hội Việt Nam khóa VINam quốc sơn hàBảy hoàng tử của Địa ngụcChữ HánBà TriệuHarry PotterKim Ji-won (diễn viên)🡆 More