Chánh Niệm: Tư tưởng về sự tồn tại thoát khỏi yếu tố tâm lý và góc nhìn cá nhân

Chánh niệm hay chính niệm (tiếng Trung: 正念, tiếng Pali: sammā-sati, tiếng Phạn: samyak-smṛti): Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây.

Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chánh niệm. Bốn nền tảng Chánh niệm là Tứ niệm xứ.

Trước đây, pháp Chánh Niệm được cho là chưa được tu tập đúng ở Việt Nam. Vào khoảng năm 1945, Phật giáo Nguyên Thủy được thành lập ở Việt Nam thì pháp Chánh Niệm Nguyên Thủy mới được biết đến. Trước đây, Phật tử ở Việt Nam hiểu Chánh Niệm theo công thức đơn giản của chư vị thầy tổ Đại Thừa như sau: quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm là vô thường, quán pháp vô ngã. Theo như vậy thì là thiếu sót ngữ nghĩa trong cách hiểu vì Thân, Thọ, Tâm, Pháp đều là pháp hữu vi và đều là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Còn tính chất Bất Tịnh của Thân chỉ là một thuộc tính của Khổ. Pháp Chánh Niệm này đưa đến Tuệ Giác chứng đắc Niết Bàn cho nên cần phải thận trọng tham khảo nguyên xi lời Đức Phật được truyền thừa. Phần sau đây, sẽ dẫn ra lời giảng của Phật chép từ trong Kinh được kết tập. Với nhiều từ ngữ chuyên môn trong Kinh, cần phải thận trọng suy xét, tìm hiểu đúng đắn. Ví như thế mới có được cái hiểu đúng đắn và tu tập đúng đắn.

Tổng quan Chánh Niệm

Trong Kinh Tứ Niệm Xứ có đoạn khẳng định tầm quan trọng của Tứ Niệm Xứ: Này các Tỷ kheo, đây là con đường, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.. Con đường để đạt Niết Bàn là Chánh Niệm trên 4 pháp Thân Thọ Tâm Pháp.

Như vậy, theo như giáo lý thì Chánh Niệm muốn đúng thì phải thực hiện pháp Tứ Niệm Xứ theo Kinh. Theo như một số sư Đạo Phật Nguyên Thủy, nếu không thực hiện đúng theo Kinh thì Đạo quả sẽ không đảm bảo chứng đắc vì lời của Phật dạy không nên được thiếu sót, hiểu sai. Bốn pháp cần được Chánh Niệm được Phật dạy như sau: quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp.

Quán thân Chánh Niệm

Quán thân Chánh Niệm là quán sát theo dõi hơi thở, đi đứng nằm ngồi, quán sát để thấy thân là bất tịnh (không trong sạch), quán sát tứ đại, quán sát tử thi (ở nghĩa địa, ngày xưa ở Ấn Độ người chết bị quăng thây ở nghĩa địa). Mục đích để thấy những thành phần hơi thở, oai nghi (đi đứng, nằm, ngồi) v.v... là khổ hoặc vô thường hoặc là vô ngã.

Quán thọ Chánh Niệm

Quán thọ Chánh Niệm là quán sát những cảm thọ, cảm giác phát sanh liên tục để khám phá ra những cảm giác này cũng là khổ, vô thường, vô ngã.

Quán tâm Chánh Niệm

Quán tâm Chánh Niệm là quán sát tâm, những trạng thái thuộc tâm (tâm sở) để thấy, biết chúng cũng là khổ, vô thường, vô ngã.

Quán pháp Chánh Niệm

Quán pháp Chánh Niệm là quán sát các pháp trong quá trình chánh niệm, hễ pháp nào phát sanh thì quán pháp đó. Mục đích là chứng đắc Niết Bàn. Đòi hỏi phải qua cơ bản quán Thân, Thọ, Tâm trước để thuần phục, trước khi quán pháp.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tổng quan Chánh NiệmQuán thân Chánh NiệmQuán thọ Chánh NiệmQuán tâm Chánh NiệmQuán pháp Chánh NiệmChánh NiệmBát chính đạoTiếng PaliTiếng PhạnTiếng TrungTứ niệm xứ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Park Hang-seoPhan Lương CầmSân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhNam CaoTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamPhan Đình GiótVăn họcLâm ĐồngTiến quân caTô Ân XôSòng bạc trực tuyếnThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLễ Phục SinhTôn Đức ThắngĐặng Thị Ngọc ThịnhSeo Yea-jiIndonesiaTruyện KiềuTrận Bạch Đằng (938)Nguyễn Ngọc KýPhạm Bình MinhDanh mục các dân tộc Việt NamVõ Thị SáuNgũ hànhNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Quân hàm Quân đội nhân dân Việt NamCarles PuigdemontPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Lê Đức ThọNguyễn Thanh NghịĐông Nam ÁTây NguyênHồng lâu mộngLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhChiến tranh Triều TiênTừ Hán-ViệtNguyễn Thị Kim NgânRamadanBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Số nguyênTrần Đại QuangNhà NguyễnGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Phan Văn KhảiNhà nước Hồi giáo Iraq và LevantQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamKinh tế Nhật BảnNguyệt thựcGiải vô địch bóng đá thế giớiThừa Thiên HuếVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026Lê Trọng TấnChâu Nam CựcAngkor WatNATOLịch sửNhà MinhChóDanh sách Chủ tịch nước Việt NamHy LạpKung fuÝQuang họcXử Nữ (chiêm tinh)Phan Thị Thanh TâmTrịnh Tố TâmPhạm Sơn DươngTriết họcPhố cổ Hội AnHà GiangNguyễn Cao KỳHarry PotterVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnTrần Đại NghĩaBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan Văn GiangPhan Văn Mãi🡆 More