Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc

Hàn Thị Lan Nam (30 tháng 12 năm 1936 – 14 tháng 5 năm 2021) nổi tiếng với nghệ danh Khánh Ngọc, là một nữ diễn viên điện ảnh, ca sĩ và kịch nghệ người Việt Nam.

Bà là một trong những ngôi sao điện ảnh thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975.

Khánh Ngọc
Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc
Khánh Ngọc trong những năm 50 của thế kỉ 20
SinhHàn Thị Lan Nam
(1936-12-30)30 tháng 12, 1936
Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất14 tháng 5, 2021(2021-05-14) (84 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchCa Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc Hoa Kỳ
Trường lớpPasadena Playhouse College
Nghề nghiệpCa sĩ
Diễn viên
Quê quánHà Nội
Phối ngẫu
Phạm Đình Chương (cưới 1953–1961)
Người thânPhạm Thành (trưởng nam)
Sự nghiệp âm nhạc
Tên gọi khácKhánh Ngọc
Thể loạiNhạc tiền chiến
Tình khúc 1954–1975
Nhạc cụGiọng hát
Năm hoạt động1949–2021
Hợp tác vớiBan hợp ca Thăng Long
Bài hát tiêu biểuTiếng hát lênh đênh
Mỗi độ xuân về

Cuộc đời và sự nghiệp Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc

Sự nghiệp âm nhạc

Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Nam, sinh năm 1936 tại Hà Nội, có cha người Minh Hương và mẹ người Việt. Thuở nhỏ Khánh Ngọc theo học trường người Hoa cho đến trung học thì chuyển qua học chữ Pháp. Năm 1951, bà theo gia đình vào miền Nam và học nhạc khi còn là nữ sinh với nhạc sĩ Võ Đức Thu, rồi được theo học nhạc với đôi vợ chồng nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang nên bà bước vào làng văn nghệ từ sớm bắt đầu sự nghiệp ca hát ở Đài phát thanh Pháp Á. Bà lấy nghệ danh Khánh Ngọc, bắt đầu đi khắp ba miền biểu diễn. Theo hồi ức của ca sĩ Khánh Ngọc, ca khúc đầu tiên bà ra mắt khán giả là Tiếng hát lênh đênh (Tử Phác & Lương Ngọc Châu) tại rạp Nam Việt (Sài Gòn).

Năm 1952, Khánh Ngọc tham gia ban Gió Nam - ca đoàn gồm Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung, Hoài Bắc, Phạm Duy. Ban Gió Nam vốn được thành lập từ lâu ở chiến khu Việt Minh Thanh Hóa. Cả ban quyết định di cư vô Sài Gòn để tránh mọi phiền nhiễu về lý lịch, sau đó đổi hẳn thành Ban hợp ca Thăng Long.

Bà sớm vươn lên làm giọng ca chính của ban, bắt đầu đi thâu đĩa và chụp hình quảng cáo. Đương thời, Khánh Ngọc là cái tên được báo giới và dư luận Sài Gòn săn đón, ở các đại nhạc hội và vũ trường thì Khánh Ngọc càng là giọng ca được ưa chuộng nhất trong ban Thăng Long. Điều này là yếu tố chính đưa ban Thăng Long lên đứng đầu thị trường âm nhạc miền Nam trong thập niên 1950, thường được ví là cơn gió lạ thổi vào tân nhạc Sài Gòn bởi lối biểu diễn hoàn toàn mới và cực kì điêu luyện vào thời điểm đó.

Sự nghiệp điện ảnh

Tôi mê thành diễn viên màn bạc từ lâu lắm, chẳng nhớ là từ bao lâu, nhưng có điều chắc chắn là ngay từ hồi bé tí tôi đã mê những Shirley Temple, Mickey Rooney, Deanna Durbin. Tôi thường vẫn nói với tụi bạn bè "ôn con" của tôi hồi đó: Tao mê chúng nó quá biết bao giờ mình mới được đóng xi nê như thế nhỉ ?

— Tuần báo Truyện Phim số 46, 1958

Năm 1955, một phái đoàn điện ảnh Philippines được chính phủ Quốc gia Việt Nam mời sang thực hiện cuốn phim tuyên truyền trên màn ảnh đại vĩ tuyến Ánh sáng miền Nam. Khi nhà đạo diễn ngoại quốc có cơ hội xem Khánh Ngọc diễn nhạc cảnh Được mùa của ban Thăng Long tại rạp Việt Long, Khánh Ngọc được chọn làm nữ chính, Thái Hằng, Thái ThanhPhạm Duy cũng góp mặt. Vai diễn này bất ngờ đem lại cho bà giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Manila vào năm 1956.

Năm 1957, bà đóng tiếp phim Đất lành của hãng Đông Phương Films, đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản César Amigo và Phạm Duy; Khánh Ngọc có cơ hội diễn chung với Lê Quỳnh, Lê ThươngKiều Hạnh. Tiếp đó là cuốn phim màu Chim lồng do nhạc sĩ Phạm Duy soạn kịch. Năm 1958 bà tham gia phim cuối cùng Ràng buộc của hãng Alpha Films, diễn cặp với nam tài tử Anh Tứ.

Đời tư Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc

Năm 1953, Khánh Ngọc kết hôn với Phạm Đình Chương và có một cậu con trai. Tuy nhiên cuộc hôn nhân không kéo dài được bao lâu thì xảy ra vụ ngoại tình giữa bà và nhạc sĩ Phạm Duy. Vụ đánh ghen giữa ca sĩ Thái Hằng (chị chồng) với ca sĩ Khánh Ngọc trở thành khẩu ngữ "ăn chè Nhà Bè" ầm ĩ trên mặt báo và dư luận thời bấy giờ.

Sau khi ly dị, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ học điện ảnh và trau dồi thêm thanh nhạc tại trường Pasadena Playhouse College. Dù đã tạm xa quê hương, nhưng bà vẫn được báo giới săn tin từng ngày. Sau cách mạng 01 tháng 11, Khánh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng. Sau này bà lập gia đình mới rồi mở quán ăn tại Hoa Kỳ và không theo con đường nghệ thuật.

Qua đời Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc

Bà qua đời vào ngày 14 tháng 05 năm 2021 tại California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú

Chú thích

Tags:

Cuộc đời và sự nghiệp Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh NgọcĐời tư Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh NgọcQua đời Ca Sĩ Sinh 1936 Khánh NgọcCa Sĩ Sinh 1936 Khánh Ngọc14 tháng 51936202130 tháng 12Ca sĩDiễn viênNghệ sĩSài GònĐiện ảnh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vịnh Hạ LongCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamBắc thuộcChủ nghĩa Marx–LeninHạ LongLiếm âm hộPhú ThọNgu Thư HânPhan Châu TrinhGiải bóng đá Ngoại hạng AnhChăm PaCung Hoàng ĐạoTrần Thái TôngDân chủNăm CamPhim khiêu dâmHuếThuyết tương đốiBảng chữ cái tiếng AnhTừ Hán-ViệtAi CậpTaylor SwiftĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtLý Hiện (diễn viên)Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTikTokDanh sách quốc gia theo dân sốYên NhậtChu Văn AnĐộng vậtĐông Nam BộĐường Thái TôngYouTubeSư tửBắc GiangSamsungDanh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (2016–nay)Highlands CoffeeCảnh sát biển Việt NamBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtDương Tử (diễn viên)Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamBảng chữ cái Hy LạpLiên Hợp QuốcThương mại điện tửSerbia và MontenegroTrần Thị Nguyệt ThuQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamTranh Đông HồHà GiangTruyện KiềuDĩ AnNhà TrầnSóc TrăngTrần Tình LệnhNguyễn Ngọc KýThanh HóaSong Tử (chiêm tinh)Thành Cổ LoaHàn QuốcKhởi nghĩa Hai Bà TrưngDanh mục sách đỏ động vật Việt NamĐất phương NamÝ thức (triết học)Tây NguyênLễ Phục SinhNhà Hậu LêBắc Trung BộChiến tranh LạnhNhật thựcJohnathan Hạnh NguyễnDanh sách cầu dài nhất Việt NamNăm nhuậnBiến đổi khí hậuElip🡆 More