Thanh Nga: Nghệ sĩ cải lương, Nữ hoàng sân khấu miền Nam Việt Nam (1942–1978)

Thanh Nga (31 tháng 7 năm 1942 – 26 tháng 11 năm 1978) là nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng của Việt Nam.

Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

Nghệ sĩ Ưu tú
Thanh Nga
Thanh Nga: Cuộc đời và sự nghiệp, Các vai diễn nổi bật, Bị ám sát và qua đời
Biệt danhNữ hoàng sân khấu
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Juliette Nguyễn Thị Nga
Ngày sinh
31 tháng 7, 1942
Nơi sinh
Tây Ninh, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
26 tháng 11, 1978(1978-11-26) (36 tuổi)
Nơi mất
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Bị ám sát
An nghỉNghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ
Giới tínhnữ
Quốc tịchThanh Nga: Cuộc đời và sự nghiệp, Các vai diễn nổi bật, Bị ám sát và qua đời Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
  • Diễn viên điện ảnh
Gia đình
Bố mẹ
Năm Nghĩa (cha dượng)
Nguyễn Thị Thơ (mẹ)
Chồng
Phạm Duy Lân (1923–1978)
Con cái
Phạm Duy Hà Linh
Lĩnh vực
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTân cổ, vọng cổ
Hãng đĩa
  • Việt Hải
  • Hồng Hoa
  • Asia
  • Continental
Hợp tác với
Tác phẩmMưa rừng
Hai lối mộng
Bông sen
Người mẹ miền nam
Bà Mẹ Hòn Đất
Người mẹ đào hầm,...
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1961 – 1977
Vai diễnLiễu trong Xa lộ không đèn
Tác phẩmLoan mắt nhung
Người cô đơn
Nắng chiều
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròNghệ sĩ cải lương
Năm hoạt động1954 – 1978
Vai diễnTrưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh
Kim Anh trong Đời Cô Lựu
Quỳnh Nga trong Bên cầu dệt lụa
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm (1958)
Huy chương vàng
Giải Thanh Tâm (1966)
Diễn viên xuất sắc
Liên Hoan Phim Châu Á lần thứ 20 (1974)
Nữ diễn viên thể hiện bi kịch xuất sắc nhất
Liên Hoan Phim Châu Á lần thứ 20 (1974)
Nữ diễn viên chiếm cảm tình nhất

Cuộc đời và sự nghiệp Thanh Nga

Bà tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội Đồng Lợi), mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ) trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.

Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn phòng của Bộ Thông tin trong Đệ Nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (luật sư). Bà có một con trai với ông Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).

Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:

  • Bầu Thơ (mẹ ruột)
  • Năm Nghĩa (cha dượng)
  • Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
  • Hà Linh (con trai)
  • Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
  • Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)

Giải thưởng tiêu biểu

  • 1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
  • 1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
  • 1974: Nữ diễn viên chiếm nhiều cảm tình nhất, Nữ diễn viên thể hiện bi kịch xuất sắc nhất (Liên Hoan Phim Châu Á lần thứ 20)

Vinh danh Thanh Nga

  • 1984: Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu (theo Quyết định số 44-CT do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/1/1984).
  • 2007: Một bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp diễn xuất của Bà đã được cựu diễn viên – nhà báo Lê Quang Thanh Tâm thực hiện với tên gọi Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga qua giọng đọc của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết do đạo diễn Võ Văn Thanh Trí dàn dựng và Hãng phim MDC Entertainment thâu và dựng.
  • 2015: Một con đường được vinh dự mang tên bà, đó là Đường Thanh Nga thuộc khu dân cư Gia Hòa, phường Phước Long B, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 2018: Trong chương trình Ký ức vui vẻ nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền tái hiện hình ảnh cố nghệ sĩ Thanh Nga trong vở cải lương Tiếng trống Mê Linh. Ngày 2 tháng 12 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghệ sĩ Hữu Châu và diễn viên Hà Linh đại diện gia đình cố nghệ sĩ Thanh Nga tổ chức buổi kỷ niệm 40 năm ngày giỗ vợ chồng bà.

Các vai diễn nổi bật Thanh Nga

Cải lương

Ca cổ

  • Quả tim bất diệt (soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Việt Hải)
  • Hoa mua trắng
  • Dưới bóng từ bi
  • Truyện Tình Lan và Điệp (Tân nhạc: Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Hồi chuông Thiên Mụ
  • Mái tóc thề
  • Mưa rừng (Tác giả: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Thành Đô ơi giã biệt (Tân nhạc: Thúc Đăng, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Bông sen (Soạn giả: Trần Nam Dân)
  • Người chồng lý tưởng của em (Soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Người mẹ miền nam
  • Bà Mẹ Hòn Đất
  • Người mẹ đào hầm
  • Hai lối mộng (Tân nhạc: Trúc Phương, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Tình thơ mộng (Tân nhạc: Vĩnh Phúc, Vọng cổ: Nguyễn Liêu; dĩa hát Continental tân cổ số 33)
  • Cánh hoa thời loạn (Tân nhạc: Y Vân, Vọng cổ: Xuân Phát; dĩa hát Tân Thanh)
  • Cay đắng tình đời (Tân nhạc: Phượng Linh, Vọng cổ: Nguyễn Phương; dĩa hát Continental tân cổ số 8)
  • Bao giờ em lấy chồng (hay Đoạn kết một chuyện lòng) (Tân nhạc: Minh Kỳ - Hoài Linh; Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Xích lại gần anh tí nữa (Tân nhạc: Mặc Thế Nhân; Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Cô gái xuân (Soạn giả: Viễn Châu; dĩa hát Asia)
  • Người đến rồi đi (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 12)
  • Ngày ấy quen nhau (dĩa hát Continental)
  • Lỡ chuyến đò (Tân nhạc: Anh Việt, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 20)
  • Trông chồng
  • Bên bờ kênh sáng
  • Gái làng Tân Hội
  • Kiếp cầm ca (Tân nhạc: Huỳnh Anh, Vọng cổ: Kiên Giang)
  • Trăm mến nghìn thương
  • Khi đã yêu (Tân nhạc: Phượng Linh (bút danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); Vọng cổ: Đông Phương Tử (bút danh để viết tân cổ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông); dĩa hát Continental)
  • Có bao giờ
  • Con của mẹ
  • Tâm sự chàng bán than
  • Tâm sự người yêu (Tân nhạc: Hồng Vân, Vọng cổ: Yên Sơn; dĩa hát Continental tân cổ số 9)
  • Ngày mai đám cưới người ta
  • Nguyệt Kiểu xuất gia
  • Giã từ Đà Lạt (dĩa hát Hồng Hoa)
  • Vĩnh biệt đồi thông
  • Các anh đi (dĩa hát Continental)
  • Chuyện tình Tiêu Sử và Lộng Ngọc (Băng Nhạc Shotguns)
  • Nửa chừng xuân
  • Tình nở Đào Hoa thôn (Soạn Giả: Viễn Châu - Ngọc Huyền Lan; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Khi rừng sim thay lá
  • Hoa trinh nữ (Tân nhạc: Trần Thiện Thanh, Vọng cổ: Viễn Châu; dĩa hát Hồng Hoa)
  • Hận đồ bàn (dĩa hát Asia)
  • Lắng tiếng chuông ngân
  • Nhạc lòng năm cũ
  • Chuyện màu hoa trắng (Tân nhạc: Hà Phương, Vọng cổ: Xuyên Vân Tử; dĩa hát Continental)
  • Đừng nói với anh (dĩa hát Vô Tuyến)
  • Trăng lên đỉnh núi (hay Một kiếp đoạn trường) (Soạn giả: Loan Thảo; dĩa hát Việt Nam)

Phim ảnh

Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:

  • Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy - 1961)
  • Hai chuyến xe hoa (1962)
  • Loan mắt nhung (vai Xuân – 1970)
  • Sợ Vợ Mới Anh Hùng (1974)
  • Đứa Con Trong Lửa Đỏ (1975)
  • Một Thoáng Đam Mê (1973)
  • Mùa thu cuối cùng (1971)
  • Bụi Phấn Hồng
  • Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
  • Lan và Điệp (vai Lan – 1971)
  • Xa lộ không đèn (vai Liễu – 1972)
  • Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn – 1972)
  • Người cô đơn (1972)
  • Nắng chiều (cô gái Huế) (1973)
  • Triệu phú bất đắc dĩ (1973)
  • Năm vua hề về làng (1974)
  • Quái nữ Việt Quyền Đạo
  • Thương muộn
  • Tìm lại cuộc đời (1977)

Bị ám sát và qua đời Thanh Nga

Thanh Nga: Cuộc đời và sự nghiệp, Các vai diễn nổi bật, Bị ám sát và qua đời 
Phần mộ vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga trong Chùa Nghệ sĩ.
Khi vụ án khủng khiếp đó xảy ra, tôi mới hơn 5 tuổi. Hồi trước, mỗi lần nghĩ đến ngày đó tôi đau đớn lắm, nhưng chừng năm năm trở lại đây, có lẽ ở cái tuổi già dặn của đời người, tôi trầm tĩnh hơn: Ai cũng sẽ tới lúc không còn tồn tại trên cõi đời - chỉ khác là sớm hoặc muộn.

— Hà Linh con trai cố NSƯT Thanh Nga chia sẻ.

Đêm ngày 26 tháng 11 năm 1978, khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (còn gọi là rạp Gia Định), nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, khoảng 23 giờ, nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau cùng với con trai Cúc Cu khi đó mới 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các, làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga. Ngay khi xe dừng trước cổng nhà nằm trên đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chiếc xe đậu ở gara, vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe Honda 67 chờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống (thủ phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga là tên cướp Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức), dùng súng ngắn P38 khống chế anh vào trong xe. Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi biến mất. Ông Lân chết ngay tại chỗ còn nghệ sĩ Thanh Nga thì vẫn còn hơi thở. Vệ sĩ Các ôm Thanh Nga lên xích lô ra thẳng Bệnh viện Sài Gòn nhưng đã quá muộn. Viên đạn trúng ngực trái đã cướp đi sinh mạng của Thanh Nga ở tuổi 36.

Nhận xét Thanh Nga

  • Thanh Nga nổi tiếng, có lượng người hâm mộ hùng hậu nhưng ở cô ấy không tỏ vẻ ngôi sao kiêu kỳ. Ai tiếp xúc với Thanh Nga cũng thấy phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng và hài hước. Đặc biệt, thái độ làm việc chuẩn mực của nữ nghệ sĩ, cô ấy đã không hẹn thì thôi, còn hẹn thì nhất định đến đúng giờ.
    — Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu
  • Chị Thanh Nga xuất hiện trên sân khấu sáng rực và có sức hút như một thỏi nam châm. Chị sống giản dị, chân thành nên khán giả và đồng nghiệp đều thương mến. Tôi sát cánh bên NS Thanh Nga từ nhỏ nên hiểu tính nết của chị. Chị hay nhõng nhẽo với mẹ nhưng khi làm việc thì hết lòng.

Trong văn hóa đại chúng Thanh Nga

Vụ ám sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim Ống kính sát nhân của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng, sản xuất năm 2018. Bộ phim lấy bối cảnh tại Đà Lạt những năm cuối thập niên 1960.

Vinh danh Thanh Nga

Năm 2015, nghệ danh của bà (Thanh Nga) đã được đặt tên cho một con đường ở khu dân cư Gia Hòa (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh).

Chú thích

Liên kết ngoài

Thể loại Thanh Nga

Tags:

Cuộc đời và sự nghiệp Thanh NgaCác vai diễn nổi bật Thanh NgaBị ám sát và qua đời Thanh NgaNhận xét Thanh NgaTrong văn hóa đại chúng Thanh NgaVinh danh Thanh NgaThể loại Thanh NgaThanh Nga1942197826 tháng 1131 tháng 7Cải lươngMiền Nam (Việt Nam)Nghệ sĩViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phù NamNhà ĐườngDragon Ball – 7 viên ngọc rồngĐại ViệtDanh sách quốc gia theo dân sốVăn LangMang (thú)Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCLê Thái TổChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Liverpool F.C.Biểu tình Thái Bình 1997Dấu chấmVũng TàuĐắk NôngTập Cận BìnhDinh Độc LậpChâu ÂuDân số thế giớiLê Đại HànhLiên Hợp QuốcTrần Hưng ĐạoTây Ban NhaLê Quốc HùngĐường Trường SơnChâu Nam CựcTrần Cẩm TúCộng hòa Nam PhiPhạm Quý NgọMinh Thái TổTrần Nhân TôngShopeeQuan hệ xâm nhập bằng tayDoraemonQuốc gia Việt NamThành nhà HồVề chuyện tôi chuyển sinh thành SlimeBayer 04 LeverkusenChí PhèoGen.G (Liên Minh Huyền Thoại)Cờ vuaBlackpinkVõ Thị SáuĐạo giáoHội AnVụ đắm tàu RMS TitanicLê Trọng TấnTô Vĩnh DiệnOne PieceKakáArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaKhủng longCao BằngNguyễn Cao KỳChiến tranh Việt NamNhà TốngCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamBình DươngNam CaoChủ nghĩa khắc kỷNhà Lê sơCleopatra VIIDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtHarry PotterThảm sát Mỹ LaiBill GatesTần Thủy HoàngHàn QuốcNhật thựcĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNgười KhmerBến TreCarles PuigdemontSóng thầnBảy mối tội đầuRobloxTranh Đông HồSố nguyên tố🡆 More