Thẩm Thúy Hằng: Diễn viên điện ảnh người Việt Nam

Thẩm Thúy Hằng (6 tháng 10 năm 1939 – 6 tháng 9 năm 2022) là một diễn viên người Việt Nam.

Được xem là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970[ai nói?], bà tham gia nhiều bộ phim, trong đó nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản...

Nghệ sĩ ưu tú
Thẩm Thúy Hằng
Thẩm Thúy Hằng: Tiểu sử, Nguồn gốc nghệ danh, Đời tư
Hằng năm 1966
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Kim Phụng
Ngày sinh
(1939-10-06)6 tháng 10 năm 1939
Nơi sinh
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
6 tháng 9 năm 2022(2022-09-06) (82 tuổi)
Nơi mất
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi cư trúSài Gòn
Giới tínhnữ
Quốc tịchThẩm Thúy Hằng: Tiểu sử, Nguồn gốc nghệ danh, Đời tư Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpDiễn viên
Nhà biên kịch
Gia đình
Hôn nhân
Nguyễn Xuân Oánh (cưới 1970)
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1984)
Sự nghiệp điện ảnh
Nghệ danhThẩm Thúy Hằng
Năm hoạt động1958–1980
Vai diễnTam Nương trong Người đẹp Bình Dương
Website

Tiểu sử Thẩm Thúy Hằng

Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, có tên Thánh là Jeane. Bà sinh ra tại Hải Phòng, nhưng sau đó cùng gia đình di cư vào miền Nam (1941) và lớn lên ở An Giang. Cha mẹ bà là người Hải Phòng, thuộc tầng lớp công chức, cha là một viên chức trong chính quyền Quốc gia Việt Nam, mất sớm khi bà mới 13 tuổi.

Thuở nhỏ, bà theo học trường Huỳnh Văn Nhứt ở Long Xuyên. Hết bậc tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị theo học trung học tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Năm Kim Phụng lên 16 tuổi, học lớp Đệ tứ (lớp 9 trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay), bà đã nức tiếng là một hoa khôi trong giới học sinh. Học hết năm Đệ tứ, khi hết 16 tuổi, bà lén gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2.000 thí sinh khác.

Nghệ danh Thẩm Thúy Hằng do bà đặt dựa theo họ của nhạc sĩ tiền chiến Thẩm Oánh với lòng kính trọng ông. Theo nghệ sĩ Nguyên Lê (vai cháu của Thẩm Oánh) thì khi nhạc sĩ khuyên Kim Phụng hãy theo học điện ảnh, bà đã nghe theo; lúc hãng phim Mỹ Vân khuyên bà chọn nghệ danh thì bà đã lấy họ Thẩm của Thẩm Oánh để tỏ lòng kính trọng. Thời này ông là hiệu trưởng trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn nơi bà đang theo học môn kịch.Bà từng nhận một học bổng sang Hong Kong học diễn xuất.

Nguồn gốc nghệ danh Thẩm Thúy Hằng

Ở quan điểm thứ nhất, nghệ danh Thẩm Thúy Hằng là do bà đặt dựa theo họ của nhạc sĩ tiền chiến Thẩm Oánh. Theo nghệ sĩ Nguyên Lê (vai cháu của Thẩm Oánh) thì khi nhạc sĩ khuyên Kim Phụng hãy theo học điện ảnh, bà đã nghe theo; lúc hãng phim Mỹ Vân khuyên bà chọn nghệ danh thì bà đã lấy họ Thẩm của Thẩm Oánh để tỏ lòng kính trọng. Thời gian này, nhạc sĩ Thẩm Oánh là hiệu trưởng Trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn nơi bà đang theo học môn kịch.

Ở quan điểm thứ hai, trang tin điện tử Phụ Nữ Today năm 2014 dẫn lại nguồn khác cho rằng Thẩm Thúy Hằng đã trả lời phỏng vấn cho biết bà lấy nghệ danh này để tri ân cả thầy dạy nhạc là Thẩm Oánh và thầy dạy văn là Thẩm Thệ Hà.

Quan điểm thứ ba cho rằng chủ hãng Mỹ Vân tự đặt nghệ danh này cho bà, và trang tin điện tử Eva năm 2020 dẫn lại nguồn khác cho rằng giám đốc hãng Mỹ Vân lấy cảm hứng từ lòng ngưỡng mộ mà Kim Phụng dành cho thầy giáo Thẩm Thệ Hà mà đặt nghệ danh này cho bà.

Về thành tố "Hằng" trong nghệ danh, có nguồn diễn giải rằng Kim Phụng yêu thích dòng sông HằngẤn Độ vì sông giúp gột rửa tội lỗi, đưa con người về cõi vĩnh hằng.

Đời tư Thẩm Thúy Hằng

Năm 1959, bà lập gia đình với một người chồng lớn hơn bà 2 tuổi, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tan vỡ sau 5 năm và 2 người được cho đã có chung 1 đứa con (sinh năm 1961). Tuy nhiên, trong đám tang của bà, người con trai thứ ba của bà đã đính chính với truyền thông rằng những thông tin về bất kỳ ai ngoài 4 người con với ông Nguyễn Xuân Oánh đều là sai sự thật. Bà chỉ có 4 người con với ông Oánh.

Năm 1968, bà gặp ông Nguyễn Xuân Oánh, một Tiến sĩ Kinh tế lớn hơn bà 19 tuổi, từng làm Thống đốc Ngân hàng, Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông là người giúp đỡ bà lập ra hãng phim Thẩm Thúy Hằng. Năm 1970, hai người kết hôn. Hai người có với nhau 4 người con trai.

Các con trai của họ lần lượt là Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Xuân Dũng và cặp sinh đôi Nguyễn Xuân Ái Quốc, Nguyễn Xuân Quốc Việt.

Bàn về đức tin của bà, có báo viết rằng bà có tên thánh là Jeane khi nhỏ, tuy nhiên nguồn báo Giác Ngộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận bà tin theo đạo Phật, tu tại gia, ăn chay trường và nghiên cứu thiền học.

Bà qua đời lúc 20h10 ngày 6 tháng 9 năm 2022 tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi.

Di sản Thẩm Thúy Hằng

  • Theo tạp chí Đẹp, bà được xem như Đại minh tinh của điện ảnh Việt Nam. Là nữ diễn viên Việt Nam đầu tiên đoạt Ảnh hậu Á Châu trong Liên hoan phim Châu Á năm 1974. Sau giải thưởng đó, sự ảnh hưởng của Thẩm Thúy Hằng lên nền điện ảnh của Việt Nam là rất lớn. Đồng thời, bà cũng có tính nữ đầy độc đáo khi vừa có chút dịu dàng, đằm thắm của nữ nhân Việt nhưng rất đỗi quyến rũ, tiên phong cho sự phá cách đầy táo bạo khi diện áo tắm hai mảnh xuất hiện trên họa báo.Người ta ngợi ca nhan sắc của bà qua câu nói dân gian: "Đẹp như Thẩm Thúy Hằng".

Những phim tiêu biểu tham gia Thẩm Thúy Hằng

Trước 1975

Sau 1975

  • Như thế là tội ác
  • Hồ sơ một đám cưới
  • Đám cưới chạy tang
  • Ngọn lửa Krông Jung (1980)
  • Nơi gặp gỡ của tình yêu (1980)
  • Cho cả ngày mai (1981)

Giải thưởng Thẩm Thúy Hằng

  • 1964: Danh hiệu Hoa hậu Ảnh Toàn Châu Á
  • 1972-1974: Diễn viên xuất sắc Á châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á châu trong Liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hồng Kông và Đài Loan.
  • 1973: Giải Kim Khánh (Ảnh Hậu Quốc Gia)
  • 1982: Giải nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Moscow và Tasken tại Liên Xô.

Chú thích

Chú giải Thẩm Thúy Hằng

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Thẩm Thúy HằngNguồn gốc nghệ danh Thẩm Thúy HằngĐời tư Thẩm Thúy HằngDi sản Thẩm Thúy HằngNhững phim tiêu biểu tham gia Thẩm Thúy HằngGiải thưởng Thẩm Thúy HằngChú giải Thẩm Thúy HằngThẩm Thúy HằngHồng KôngMiền Nam (Việt Nam)MỹNhật BảnPhilippinesThái LanThập niên 1950Thập niên 1970Việt NamWikipedia:Tránh ngôn ngữ mập mờĐài Loan

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

HổCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamGiải vô địch bóng đá châu ÂuTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhQuần thể danh thắng Tràng AnNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Danh sách thủy điện tại Việt NamCarlo AncelottiNho giáoNewJeansThái NguyênĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhGia LaiNam quốc sơn hàVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngDương vật ngườiĐinh Tiên HoàngMèoTrần Sỹ ThanhDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaLionel MessiChủ tịch Quốc hội Việt NamUng ChínhẢ Rập Xê ÚtCửa khẩu Mộc BàiTikTokCà MauLụtDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNăm CamKhí hậu Việt NamQuỳnh búp bêChú đại biHoa KỳKhởi nghĩa Yên ThếNhư Ý truyệnMassage kích dụcChâu ÁChăm PaTây NinhByeon Woo-seokChữ Quốc ngữNguyễn Văn NênChữ NômVăn họcTrung QuốcNam CaoTô Ngọc ThanhĐại dươngCố đô HuếNgườiHồ Hoàn KiếmẤm lên toàn cầuDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamLương Thế VinhDoraemonTứ bất tửTitanic (phim 1997)Nguyễn Chí ThanhBến TreĐất rừng phương Nam (phim)Nguyễn Tân CươngEChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Thiếu nữ bên hoa huệNguyễn Văn LongOmanKim LânMã QRBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAPhápVincent van GoghLeonardo da VinciKitô giáoBernardo SilvaQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamMông CổMạch nối tiếp và song song🡆 More