Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu

Giải vô địch bóng đá châu Âu là một giải đấu bóng đá ra đời vào năm 1960.

bài viết danh sách Wiki

Giải có sự góp mặt của các đội tuyển quốc gia nam từ các thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) - cơ quan quản lý môn thể thao vua của châu Âu. Giải diễn ra 4 năm một lần. Đội giành chiến thắng trận chung kết đầu tiênLiên Xô, họ đã đánh bại Nam Tư 2–1 ở Paris sau hiệp phụ. Trận chung kết gần đây nhất, được tổ chức tại Luân Đôn vào năm 2021, Ý đã lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Anh với tỷ số 1–1 (3–2 trên chấm luân lưu).

Danh sách trận chung kết Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu Giải vô địch bóng đá châu Âu
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu
Thành lập1960
Khu vựcChâu Âu (UEFA)
Số đội55 (vòng loại)
24 (vòng chung kết)
Đội vô địch
hiện tại
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu Ý (danh hiệu thứ 2)
Đội bóng
thành công nhất
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu Đức
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu Tây Ban Nha
(3 danh hiệu mỗi đội)

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu là trận đấu cuối cùng của giải, kết quả của trận sẽ phân định đội bóng trở thành nhà vô địch của châu Âu. Tính đến giải đấu năm 2020, nếu sau 90 phút thi đấu chính thức mà tỉ số là hòa, thì trận đấu có thêm 30 phút đá nữa, hay còn gọi là hiệp phụ. Nếu trận đấu vẫn có tỉ số hòa sau hiệp phụ, kết quả chung cuộc được định đoạt bằng loạt sút luân lưu 11 mét. Kế đó đội giành chiến thắng ở loạt sút luân lưu 11 mét được tuyên bố là đội vô địch. Cho đến nay trong 16 trận chung kết thì đã có tới 6 trận hòa, đội bóng giành chức vô địch chung cuộc được xác định bằng các hình thức tái đấu (1968), đá hiệp phụ (1960, 2016), loạt sút luân lưu 11 mét (1976, 2020) hoặc bàn thắng vàng (1996, 2000). Đội vô địch nhận một bản sao của chiếc cúp (bản gốc nằm trong tay UEFA), trong khi đội thất bại ở trận chung kết và các đội dừng bước ở bán kết thì nhận một tấm huy chương. Huy chương vàng và bạc lần lượt được trao cho các cầu thủ của đội vô địch và đội giành ngôi á quân.

Đức và Tây Ban Nha là hai đội bóng thành công nhất lịch sử giải đấu với 3 chức vô địch cho mỗi đội. PhápÝ có 2 lần đăng quang, trong khi Nam Tư dù có tới 2 lần lọt vào chung kết song chưa vô địch lần nào. Hy Lạp, Hà LanĐan Mạch mỗi đội đã đoạt danh hiệu vô địch châu Âu ở lần duy nhất mà họ góp mặt trong trận chung kết, riêng Đan Mạch đã thay thế Nam Tư để tranh tài trước thềm giải vô địch năm 1992.

Lịch sử hình thành Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu

Trận chung kết đầu tiên của giải vô địch bóng đá châu Âu (lúc bấy giờ có tên là Vòng Chung kết Cúp các quốc gia châu Âu) được tổ chức vào tháng 7 năm 1960 tại Paris giữa Liên Xô và Nam Tư. Milan Galić ghi bàn thắng mở tỉ số cho Nam Tư trước nửa hiệp nhưng Slava Metreveli ghi bàn gỡ hòa sau ở hiệp thứ hai, tỉ số hòa cho đến hết trận và đưa hai đội vào đá hiệp phụ. Khi hiệp phụ còn lại 7 phút, Viktor Vladimirovich Ponedelnik đem về thắng lợi cho Liên Xô với bàn ấn định tỉ số từ một cú đánh đầu. Nhà vô địch năm 1960 giành vé dự trận chung kết giải năm 1964 và đối mặt với đội chủ nhà Tây Ban Nha. Jesús María Pereda ghi bàn thắng mở điểm cho đội nhà, nhưng trận đấu bị đưa về thế quân bình chỉ sau 2 phút với bàn gỡ hòa của Galimzyan Salikhovich Khusainov. Gần 80.000 khán giả tại sân vận động Santiago Bernabéu tại Madrid đã hồi hộp chờ đợi đội tân vô địch cho đến khi 6 phút trước khi hết giờ, cú đánh đầu của cầu thủ Marcelino đã đem về thắng lợi cho người Tây Ban Nha.

Đội chủ nhà Ý đã chạm trán Nam Tư ở trận chung kết giải năm 1968 (ngày nay được đổi tên thành giải vô địch bóng dá châu Âu). Ý giành quyền thi đấu trận chung kết nhờ chiến thắng trong cuộc tung đồng xu ở trận bán kết hòa không bàn thắng với Liên Xô. Trận chung kết khép lại với tỉ số 1–1, buộc hai đội phải tiến hành tái đấu sau đó hai ngày. Lần này Ý là đội giành chiến thắng 2–0 với các bàn thắng của Luigi Riva và Pietro Anastasi ghi ở hiệp một. 4 năm sau, trận chung kết tổ chức ở Brussels chứng kiến một tỉ số kỷ lục kéo dài tới tận 44 năm về sau. Trong lần thứ 3 dự trận chung kết sau 4 giải đấu, Liên Xô đã phải nhận thất bại 3–0 trước Tây Đức bởi các bàn thắng của Gerd MüllerHerbert Wimmer. Đội đương kim vô địch đã tiến vào trận chung kết của giải năm 1976, nơi họ đối mặt với Tiệp Khắc. Bàn thắng gỡ hòa muộn của cầu thủ người Đức Bernd Hölzenbein biến tỉ số trận đấu thành 2–2, đưa hai đội vào đá hiệp phụ và sau cùng phải bước vào loạt sút luân lưu để phân định thắng thua. Sau 7 loạt đá thành công, Uli Hoeneß đá hỏng, còn Antonín Panenka của Tiệp Khắc tận dụng cơ hội ghi bàn và đem về chức vô địch cho người Tiệp Khắc. Cú bấm bóng "táo bạo" của Panenka được UEFA miêu tả "có lẽ là quả đá phạt đền nổi tiếng nhất mọi thời đại" đã đem về chiến thắng chung cuộc cho Tiệp Khắc với tỉ số 5–3 trên loạt đá luân lưu.

4 năm sau, trận chung kết trở về sân Stadio Olimpico, nơi tuyển Tây Đức trong lần thứ 3 dự trận chung kết liên tiếp, phải đối đầu với tuyển Bỉ. Horst Hrubesch ghi bàn sớm ở hiệp một, trước khi René Vandereycken cân bằng tỉ số cho tuyển Bỉ bằng một cú đá phạt đền ở hiệp hai. Khi trận đấu còn hai phút, Hrubesch đưa Tây Đức vượt lên dẫn trước từ một quả đá phạt góc của Karl-Heinz Rummenigge, đem về chiếc cúp bạc thứ hai cho người Tây Đức. Trận chung kết năm 1984 tại Paris có sự góp mặt của đội chủ nhà Pháp chạm trán nhà cựu vô địch năm 1964 Tây Ban Nha. Hai bàn thắng ở hiệp hai, mỗi bàn do Michel Platini và Bruno Bellone lập công đã đem về thắng lợi cho đội nhà; Platini kết thúc giải với 9 bàn thắng, là chân sút ghi nhiều bàn nhất ở các vòng chung kết tính đến nay. Hà Lan lọt vào trận chung kết lần đầu tiên ở giải đấu năm 1988 tổ chức tại Tây Đức, nơi họ chạm trán Liên Xô - đội có tới lần thứ 4 đá trận chung kết. Ruud Gullit ghi bàn ở hiệp một và Marco van Basten lập công nhân đôi tỉ số ở hiệp hai cho Hà Lan bằng một cú đá vô lê, được nhiều người miêu tả là "siêu phẩm", "tuyệt đẹp", và "bàn thắng đẹp nhất lịch sử giải đấu". Với chiến thắng chung cuộc 2–0, Hà Lan đã đoạt được danh hiệu "lớn" đầu tiên của họ.

Sau khi Nam Tư bị trục xuất khỏi giải vào năm 1992, Đan Mạch đã được mời tham dự thay thế và lọt vào trận chung kết để gặp đội bóng tới từ nước Đức mới thống nhất. Các bàn thắng của John Jensen và Kim Vilfort đã đem về chiến thắng 2–0 cho người Đan Mạch trong trận chung kết vô địch châu Âu lần đầu tiên và duy nhất của họ. Sân vận động Wembley là nơi đăng cai trận chung kết giải năm 1996, nơi Cộng hòa Séc và Đức buộc phải bước vào hiệp phụ sau bàn thắng của Oliver Bierhoff gỡ hòa cho tuyển Đức, dù Patrik Berger đã ghi bàn trên chấm phạt đền mở tỉ số cho Cộng hòa Séc. Khi trận đấu còn 5 phút là hết hiệp phụ, Bierhoff ghi bàn thắng thứ hai của anh và của tuyển Đức, đồng thời là bàn thắng vàng đầu tiên trong lịch sử giải đấu, đem về danh hiệu thứ ba cho người Đức với tỉ số 2–1. Giải đấu năm 2000 cũng định đoạt đội vô địch bằng bàn thắng vàng. Nhà vô địch thế giới năm 1998 là tuyển Pháp gặp Ý tại sân Feijnoord Stadion ở Hà Lan, cả hai quốc gia này đều có lần thứ hai dự trận chung kết. Bàn thắng ở hiệp hai của Marco Delvecchio giúp Ý vươn lên dẫn 1–0 cho đến phút bù giờ, khi Sylvain Wiltord ghi bàn gỡ hòa "kịch tính" để đưa trận đấu vào đá hiệp phú. Cú vô lê của David Trezeguet ở phút 13 trong thời gian đá hiệp phụ đã biến Pháp trở thành nhà vô địch châu Âu lẫn vô địch thế giới.

Theo lời của UEFA, giải đấu năm 2004 chứng kiến "một trong những cú sốc lớn nhất lịch sử giải đấu" khi Hy Lạp đả bại Bồ Đào Nha 1–0 trong trận chung kết. Mặc dù chưa từng giành chiến thắng một trận nào ở một "giải đấu lớn", bàn thắng ở hiệp hai của tiền đạo Angelos Charisteas đã làm nên "một trong những cuộc lật đổ lớn nhất trong lịch sử bóng đá". Đức đã giành quyền lọt vào trận chung kết thứ 6 vào năm 2008, đối thủ của họ là Tây Ban Nha tại giải đấu do Áo và Thụy Sĩ đồng đăng cai. Bàn thắng ở hiệp một của tiền đạo Fernando Torres là bàn thắng duy nhất của trận đấu, giúp Tây Ban Nha giành chiếc cúp vô địch châu Âu lần đầu tiên trong 44 năm. Trận chung kết giải năm 2012 chứng kiến nhà đương kim vô địch châu Âu và thế giới Tây Ban Nha đối đầu với Ý tại Kyiv. Hai bàn thắng ở hiệp một, một bàn do công của David Silva và một bàn ghi bở Jordi Alba đã giúp đội đương kim vô địch vươn lên dẫn 2–0 trước nửa hiệp. 15 phút sau khi hiệp hai bắt đầu, 4 phút sau khi được tung vào sân từ ghế dự bị, Thiago Motta phải nằm cáng rời sân làm cho Ý chỉ còn 10 cầu thủ trụ lại trong hiệp hai. Fernando Torres ghi bàn thứ ba, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn ở hai trận chung kết vô địch châu Âu, kế đó còn kiến tạo cho Juan Mata lập công ở phút bù giờ, trận chung kết khép lại với tỉ số 4–0. Chiến thắng thứ ba trong trận chung kết của Tây Ban Nha đã đưa họ cùng tuyển Đức thành hai đội bóng thành công nhất lịch sử giải đấu, bên cạnh đó họ còn trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu vô địch châu Âu. Bồ Đào Nha trở thành đội bóng thứ 10 giành chức vô địch châu Âu vào năm 2016, khi họ đánh bại chủ nhà Pháp 1–0 trong trận chung kết tại sân Stade de FranceSaint-Denis; trận đấu hòa không bàn thắng sau 90 phút thi đấu chính thức, để rồi Éder ghi bàn thắng quyết định vào phút thứ 4 của hiệp phụ thứ hai. Ý có được danh hiệu vô địch châu Âu thứ hai sau khi đánh bại Anh ở loạt sút luân lưu của trận chung kết năm 2020 trên sân vận động Wembley; hậu vệ Luke Shaw là người ghi bàn thắng mở tỉ số ở hiệp một, trước khi Leonardo Bonucci ghi bàn gỡ hòa ở hiệp hai, để rồi trận đấu giữ kết quả hòa 1–1 cho đến hết hiệp phụ.

Danh sách trận chung kết Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu

Từ khóa
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Trận đấu kết thúc sau thời gian hiệp phụ
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Trận đấu kết thúc sau loạt sút luân lưu
& Trận đấu phải tiến hành tái đấu
§ Trận đấu kết thúc bởi một bàn thắng vàng
  • Cột "Năm" chỉ năm tổ chức giải vô địch châu Âu, đính kèm liên kết tới bài viết nói về giải đấu ấy.
  • Các liên kết ở cột "Đội vô địch" và "Đội á quân" chỉ bài viết nói về đội tuyển bóng đá quốc gia, chứ không phải bài viết nói về quốc gia ấy.
Danh sách các trận chung kết, nơi tổ chức chúng và địa điểm và các đội dự trận chung kết
Năm Đội vô địch Tỉ số Đội á quân Nơi tổ chức Địa điểm Lượng khán giả Chú thích
1960 Liên Xô Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    2–1 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Nam Tư Sân vận động Công viên các Hoàng tử Paris, Pháp 17.966
1964 Tây Ban Nha Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  2–1 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Liên Xô Sân vận động Santiago Bernabéu Madrid, Tây Ban Nha 79.115
1968 Ý Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    2–0 & Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Nam Tư Sân vận động Olimpico Roma, Ý 32.886
1972 Tây Đức Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  3–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Liên Xô Sân vận động Heysel Bruxelles, Bỉ 43.066
1976 Tiệp Khắc Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    2–2 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Tây Đức Sân vận động FK Crvena Zvezda Belgrade, Nam Tư 30.790
1980 Tây Đức Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  2–1 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Bỉ Sân vận động Olimpico Roma, Ý 47.860
1984 Pháp Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  2–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Tây Ban Nha Sân vận động Công viên các Hoàng tử Paris, Pháp 47.368
1988 Hà Lan Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  2–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Liên Xô Sân vận động Olympic München, Tây Đức 62.770
1992 Đan Mạch Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  2–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Đức Ullevi Gothenburg, Thụy Điển 37.800
1996 Đức Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    2–1 § Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Cộng hòa Séc Sân vận động Wembley Luân Đôn, Anh 73.611
2000 Pháp Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    2–1 § Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Ý Sân vận động Feijenoord Rotterdam, Hà Lan 50.000
2004 Hy Lạp Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  1–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Bồ Đào Nha Sân vận động Ánh sáng Lisbon, Bồ Đào Nha 62.865
2008 Tây Ban Nha Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  1–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Đức Sân vận động Ernst Happel Vienna, Áo 51.428
2012 Tây Ban Nha Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  4–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Ý Khu liên hợp thể thao quốc gia Olimpiyskiy Kiev, Ukraina 63.170
2016 Bồ Đào Nha Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu    1–0 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Pháp Stade de France Saint-Denis, Pháp 75.868
2020 Ý Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  1–1 Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Anh Sân vận động Wembley Luân Đôn, Anh 67,173

Thành tích theo quốc gia Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu

Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu 
Bản đồ các đội vô địch
Tuyển quốc gia Số lần
vô địch
Số lần
á quân
Tổng số trận chung kết Năm vô địch Năm á quân
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Đức 3 3 6 1972, 1980, 1996 1976, 1992, 2008
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Tây Ban Nha 3 1 4 1964, 2008, 2012 1984
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Ý 2 2 4 1968, 2020 2000, 2012
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Pháp 2 1 3 1984, 2000 2016
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Liên Xô 1 3 4 1960 1964, 1972, 1988
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Cộng hòa Séc 1 1 2 1976 1996
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Bồ Đào Nha 1 1 2 2016 2004
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Hà Lan 1 0 1 1988
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Đan Mạch 1 0 1 1992
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Hy Lạp 1 0 1 2004
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Nam Tư 0 2 2 1960, 1968
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Bỉ 0 1 1 1980
Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu  Anh 0 1 1 2020

Xem thêm

Ghi chú

Tham khảo

Chung

  • “Regulations of the UEFA European Football Championship 2010–12” (PDF). UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. 15 tháng 9 năm 2009. Truy cập 4 tháng 1 năm 2012.
  • “European Championship”. Rec. Sport. Soccer Statistics Foundation (RSSSF). 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập 18 tháng 7 năm 2012.

Cụ thể

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử hình thành Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu ÂuDanh sách trận chung kết Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu ÂuThành tích theo quốc gia Danh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu ÂuDanh Sách Trận Chung Kết Giải Vô Địch Bóng Đá Châu ÂuBóng đáChung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 1960Chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu 2020Danh sách các đội tuyển bóng đá nam quốc giaGiải vô địch bóng đá châu ÂuHiệp phụ (bóng đá)Loạt sút luân lưu (bóng đá)Luân ĐônUEFAĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhĐội tuyển bóng đá quốc gia Liên XôĐội tuyển bóng đá quốc gia Nam TưĐội tuyển bóng đá quốc gia Ý

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nhà TrầnTrường Đại học Kinh tế Quốc dânBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHạ LongNhà LýĐại ViệtHarry PotterChiến tranh Việt NamShopeeKhí hậu Châu Nam CựcCan ChiLương CườngNguyễn Đình ThiSân bay quốc tế Long ThànhLiên QuânHiệp hội bóng đá AnhĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhHệ Mặt TrờiHồ Hoàn KiếmLiên Hợp QuốcBiểu tình Thái Bình 1997Lý Tiểu LongMã MorseHà LanGia đình Hồ Chí MinhTư Mã ÝNew ZealandTrần Quốc TỏBảng chữ cái tiếng AnhXDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủChiếc thuyền ngoài xaCleopatra VIIThanh Hải (nhà thơ)Nhà ĐườngLý SơnCực quangNữ hoàng nước mắtFormaldehydeSự kiện 30 tháng 4 năm 197569 (tư thế tình dục)BlackpinkCà MauMaPhan Bội ChâuKuwaitQuốc gia Việt NamNgười Hoa (Việt Nam)EFL ChampionshipLý Chiêu HoàngKhổng TửĐà LạtNguyễn Văn NênĐắk LắkĐảng Cộng sản Việt NamTrường ChinhNăm CamVõ Văn ThưởngChu vi hình trònNguyễn Quang SángCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtCông an nhân dân Việt NamThanh gươm diệt quỷHiếp dâmTrần Đại QuangAFC Champions LeagueTần Thủy HoàngTết Nguyên ĐánNho giáoĐặng Lê Nguyên VũThành phố Hồ Chí MinhDanh sách tỉnh Việt Nam có giáp biểnNTrường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dânPol PotGia LongThuận TrịMai Văn ChínhVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024🡆 More