Chiếc Thuyền Ngoài Xa: Truyện ngắn

Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư – thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10 năm 2007) cũng chọn và coi đây là một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn. Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 12 bắt đầu từ năm học 2008–2009 qua một đoạn trích phần giữa truyện. Bài này cũng được đưa vào đề thi môn Ngữ văn Kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia vào các năm 2015, 2018 và 2022.

Chiếc thuyền ngoài xa
Truyện ngắn
Thông tin tác phẩm
Tác giảNguyễn Minh Châu
Quốc giaChiếc Thuyền Ngoài Xa: Xuất xứ và nội dung, Tóm tắt, Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạiTruyện ngắn

Xuất xứ và nội dung Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác vào tháng 8 năm 1983 được in lần đầu tiên trong tập "Bến quê" (1985), sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình (1987).

Tác phẩm còn được đưa vào tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh – tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại do hai nhà văn Wayne Karlin và Hồ Anh Thái chủ biên, được nhà xuất bản Curbstone ấn hành ở Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh).

Chiếc thuyền ngoài xa thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Tuy vậy, nhà văn không biến nhân vật thành cái loa phát biểu luận đề. Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người.

Tóm tắt Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Phùng, một nhiếp ảnh gia tài ba, có niềm đam mê với nghệ thuật và có một tâm hồn nhạy bén, được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh về cảnh biển khơi có sương mù vào lúc sáng sớm để bổ sung cho bộ ảnh lịch nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy anh quyết định đến một vùng biển miền Trung nọ vào giữa tháng 7. Ngoài Đẩu, cựu chiến hữu giờ đang là chánh án tòa án huyện ra, anh cũng quen thân với Phác, cậu bé thường đi cùng ông ngoại chở gỗ từ trên rừng về bán cho xưởng đóng tàu. Sau cả một tuần lễ chưa chụp được một bức ảnh ưng ý nào, tình cờ Phùng thấy cảnh chiếc thuyền lưới vó ở phía ngoài xa xăm kia, đang trôi nổi trong làn sương sớm: "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào, vài bóng người ngồi yên phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ" tạo nên một khung cảnh "từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích". Anh nhanh chóng bấm liên thanh một hồi, thu vào chiếc máy ảnh của anh "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh", một vẻ đẹp tuy rằng đơn giản nhưng đạt đến sự hoàn mỹ và toàn bích khiến cho tâm hồn anh như được tắm rửa trong ngần ấy khoảnh khắc.

Tuy nhiên, khi chiếc thuyền vào bờ, anh lại chứng kiến một cảnh tượng nghiệt ngã, phi thẩm mỹ: hai vợ chồng dân làng chài bước vào bờ, mụ đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, mặt rỗ, dáng người thô kệch, cùng lão đàn ông đang nhìn chằm chằm vào lưng mụ với dáng đi nom như một con gấu khổng lồ, rồi lão ta rút thắt lưng lính Ngụy ra đánh vào lưng mụ tới tấp. Vừa đánh lão vừa chửi "chúng mày chết hết đi, chết hết đi cho ông nhờ", rồi Phác, lộ diện chính là đứa con của cặp vợ chồng kia, xông vào ngăn cản, phản đòn lại bố. Cảnh tượng này những ngày sau đó lại tiếp diễn, chỉ khác là lần này khi lão đàn ông vừa rời khỏi thuyền thì có thêm đứa con gái là chị của Phác cũng bơi vào bờ, rượt theo em trai và giành được con dao găm mà thằng bé đang giấu trong cạp quần. Phùng liền xông vào đánh nhau với lão đàn ông nhưng bị thương nhẹ, và Tòa án gọi mụ đàn bà đến.

Tại đây, chánh án Đẩu vì căm giận lão đàn ông vũ phu nhiều lần đánh vợ "ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng", đã khuyên mụ ly hôn, nhưng mụ ta van xin Đẩu đừng bắt tù chồng mụ mà thay vào đó hãy bắt mụ bỏ tù. Sau đó, mụ bắt đầu kể lại về cuộc đời, gia cảnh của mình, và lý do mụ không muốn bỏ chồng là bởi gia đình họ cần một người đàn ông chèo chống lúc phong ba để nuôi cả một đàn con thơ. Mụ đàn bà chấp nhận sống nhẫn nhục trong sự ngược đãi của chồng là vì những đứa con. Một người đàn bà với tình thương con cái vô bờ bến, sự cảm thông cho chồng, thấu hiểu lẽ đời đó chính là uy quyền có sức công phá lớn nhất để cảm thông cả pháp luật mà những người lao động lam lũ khác không có. Qua đấy, chánh án Đẩu vỡ lẽ ra được nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống còn nhiếp ảnh gia Phùng lại hiểu thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Thì ra cuộc đời này còn rất nhiều góc khuất mà nghệ thuật chưa thể vươn tới, ẩn chứa nhiều ngang trái oái oăm mà khi đến gần mới có thể nhận được, chỉ có lòng tốt và kiến thức sách vở thì không thể giải quyết được vấn đề thực tế, mà phải có một cái nhìn sâu sắc đa diện và nhiều chiều về một vấn đề trong cuộc sống.

Tấm ảnh của Phùng trong năm ấy và nhiều năm về sau vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Nhưng cứ mỗi lần Phùng nhìn bức ảnh, những ám ảnh, trăn trở về hình ảnh người đàn bà vùng biển lại đến với anh.

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Dựng lên sự đối lập giữa hình ảnh chiếc thuyền trên bức ảnh nghệ thuật và tấn bi kịch của gia đình người ngư dân bên trong chiếc thuyền đẹp đẽ ấy, nhà văn thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của mình: nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống, phục vụ cuộc sống; tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ là những nhân tố không thể thiếu được trong sự sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Minh Châu đã không trực tiếp phát ngôn cho quan niệm nghệ thuật của mình nhưng hệ thống nhân vật của tác phẩm và đặc biệt quá trình tự ý thức của người nghệ sĩ nhiếp ảnh (ở đoạn kết) đã toát ra điều đó (xem phần trích tác phẩm). Bằng hành động tự ý thức, Phùng đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi đấu tranh tự hoàn thiện. Đây cũng chính là khát vọng kết nối Chân – Thiện – Mĩ mà suốt đời nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn khao khát và tìm kiếm.

Giá trị nhân đạo Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm giàu giá trị nhân đạo. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu muốn bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc sống của con người nơi vùng biển vắng. Tư tưởng nhân đạo của truyện ngắn thể hiện ở thái độ quan tâm đến con người bất hạnh của nhà văn. Phê phán hành động vũ phu của người chồng, đồng thời Nguyễn Minh Châu muốn cho người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại. Nhà văn còn mạnh dạn nêu lên phản ứng dữ dội của đứa con để nhấn mạnh hậu quả trầm trọng của tệ nạn này. Chính người vợ đã gửi đứa con lên ở với ông ngoại để khỏi chứng kiến cái ác hoành hành ngay trong gia đình. Người vợ hy sinh cũng để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Dẫu viết về bạo lực gia đình, nhưng Nguyễn Minh Châu đã báo động những vấn đề xã hội nhức nhối. Gióng lên một tiếng chuông báo hiệu điều ác, Nguyễn Minh Châu đã đấu tranh cho cái thiện. Tư tưởng nhân đạo của truyện chính là ở điểm ấy.

Ngoài ra, giá trị nhân đạo còn được thể hiện qua việc xây dựng nhân vật người đàn bà. Hình ảnh người đàn bà vùng biển xấu xí, nhẫn nhục vẫn toát lên vẻ đẹp của tình mẫu tử, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của người phụ nữ ở một miền biển còn nghèo đói, lạc hậu. Như vậy ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nhưng khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động. Dẫu nghiệt ngã những phận đời, dẫu còn nhiều nghịch lý, nhưng ẩn chìm trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu vẫn là chất nhân văn lấp lánh.

Một số nhận xét Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Trích đoạn tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Những cảm nghĩ của Phùng trước cảnh chiếc thuyền ngoài xa:

Đoạn văn kết thúc truyện ngắn thể hiện quá trình tự ý thức của Phùng:

Chú thích

Tham khảo

  • TS.Lê Thị Hường (2008). Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12 Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Đà Nẵng: Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Tôn Phương Lan (2002). Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
  • Trần Đình Sử (1997). Văn học 1975-1985, tác phẩm và dư luận. Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Xuất xứ và nội dung Chiếc Thuyền Ngoài XaTóm tắt Chiếc Thuyền Ngoài XaQuan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài XaGiá trị nhân đạo Chiếc Thuyền Ngoài XaMột số nhận xét Chiếc Thuyền Ngoài XaTrích đoạn tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài XaChiếc Thuyền Ngoài Xa19752007Bác ngữ họcKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngNguyễn Minh Châu (nhà văn)Nhà vănTruyện ngắnTác phẩm văn học

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Minh Lan TruyệnDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủXích QuỷNguyễn Văn LongTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamSơn LaVũ Đức ĐamHạnh phúcXử Nữ (chiêm tinh)Phan Đình TrạcNguyễn Đình ChiểuLụtSingaporeTiếng ViệtVĩnh PhúcBà Rịa – Vũng TàuHiệp định Genève 1954Thuật toánDoraemonTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhMẹ vắng nhà (phim 1979)Năm CamPhan Bội ChâuNam ĐịnhThanh gươm diệt quỷHoàng Hoa ThámMinh Thành TổT1 (thể thao điện tử)Danh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Đại Việt sử ký toàn thưKinh thành HuếĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Càn LongQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamTập Cận BìnhMạch nối tiếp và song songNguyễn Chí VịnhBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhạm Văn ĐồngTrà VinhThích Quảng ĐứcChiến dịch Điện Biên PhủTrần Tiến HưngNguyễn Minh TriếtDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Gia Cát LượngDương Tử (diễn viên)Nha TrangThanh Hải (nhà thơ)Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamCarles PuigdemontĐạo Cao ĐàiMinh Thái TổThụy SĩTrang ChínhDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu ngườiTrùng KhánhSố nguyênNấmDubaiTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCMáy tínhMười hai vị thần trên đỉnh OlympusViệt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Tổ quốc Việt NamNewJeansGoogle DịchGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Vincent van GoghQuần thể danh thắng Tràng AnNgười Do TháiNguyễn Bỉnh KhiêmBộ Công Thương (Việt Nam)Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamĐào Đức ToànDương Văn Thái (chính khách)🡆 More