Cơm Tấm: Món ăn ẩm thực Việt Nam

Cơm tấm, hay Cơm tấm Sài Gòn là một món ăn Việt Nam có nguyên liệu chủ yếu từ gạo tấm.

Dù có nhiều tên gọi ở các vùng miền khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu và cách thức chế biến của món ăn trên gần như là giống nhau.

Cơm tấm
Cơm Tấm: Lịch sử, Thành phần, Thưởng thức
Cơm tấm với sườn nướng và nước mắm
Tên khácCơm sườn
BữaTất cả các bữa trong ngày
Xuất xứViệt Nam
Vùng hoặc bangNam Bộ
Năm sáng chếNửa sau thế kỷ XX
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần Cơm Tấm chínhGạo tấm, sườn nướng, nước mắm pha, đồ chua, dưa leo, cà chua, mỡ hành

Lịch sử Cơm Tấm

Ban đầu, Cơm tấm là một món ăn phổ biến của những người nông dân, công nhân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào các năm mùa màng đói kém, nhiều người thường không có đủ gạo ngon để bán, vì vậy họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn vì nó luôn có sẵn trong nhà của nhiều hộ gia đình cũng như có tác dụng làm no lâu.

Từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, Cơm tấm đã trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn. Sau khi Sài Gòn trở thành một điểm du lịch với những du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều người bán hàng đã có vài điều chỉnh thành phần của Cơm tấm để phù hợp hơn với khẩu vị của thực khách nước ngoài. Ngoài ra, phần ăn sau đó cũng đã bắt đầu được phục vụ với dĩa và sử dụng muỗng, nĩa thay vì trong chén ăn với đũa.

Thành phần Cơm Tấm

Dù Cơm tấm có thể có nhiều cách chế biến, gia giảm khác nhau, tuy nhiên một dĩa Cơm tấm truyền thống thường có các thành phần nguyên liệu như sau:

  • Gạo tấm - Là thành phần chính của món ăn, gạo tấm là những mảnh vụn của gạo bị bể trên đồng lúa khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa thường được coi là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.
  • Nước mắm - Nước mắm của Cơm tấm thường được chế biến bằng cách pha nước mắm với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn) hoặc chua.
  • Mỡ hành - Là một hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi còn được trộn với tóp mỡ thắng. Tùy theo khẩu vị mà thành phần có thể được thêm hoặc không được thêm.
  • Các món mặn ăn kèm theo của Cơm tấm thường là:
  1. Sườn - Chủ yếu là sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt và sau đó đem nướng.
  2. Chả - Hay còn gọi là Chả trứng, được làm từ trứng, thịt băm, nấm mèomiến xay nhuyễn. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc hình chữ nhật, khi phục vụ sẽ xắt thành từng miếng nhỏ.
  3. Trứng - Thường là trứng ốp la.
  4. - Là hỗn hợp nhiều thứ gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thínhgia vị.
  5. Lạp xưởng - Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên.

Đôi khi Cơm tấm còn được ăn kèm với thịt kho tàu, tàu hũ nhồi thịt, cá chiên, , rau, đồ xào,... giống như cơm thường. Kiểu ăn này có thể thấy ở các quán Cơm tấm có nhiều khách là giới văn phòng.

Thưởng thức Cơm Tấm

Một dĩa Cơm tấm thường được phục vụ kèm với một chén nước mắm và một chén canh, trên cùng dĩa ăn sẽ là một miếng sườn nướng và xung quanh là các món ăn mặn kèm khác cùng với mỡ hành được rưới lên trên cùng.

Cơm tấm khi phục vụ sẽ được bày trên dĩa hoặc hộp nếu mua về. Để xúc thức ăn thì dùng muỗng và nĩa, tuy nhiên chỉ có người miền Nam mới thường dùng, còn người miền Trung và miền Bắc không quen dùng nĩa, vì vậy các tiệm cơm phục vụ ở địa phương sẽ thường có thêm đũa để dễ sử dụng.

Ảnh hưởng Cơm Tấm

Ngày nay, Cơm tấm là một trong những món ăn phổ biến và được coi là một phần của "văn hóa Sài Gòn". Sự phổ biến của món ăn lớn đến nỗi đã có một câu nói ẩn dụ phổ biến rằng: "Người Sài Gòn ăn Cơm Tấm như người Hà Nội ăn Phở".

Tháng 3 năm 2012, trong một bài báo CNN đã nhận xét rằng Cơm tấm là món ăn hè phố bình dân hấp dẫn. Ngày 1 tháng 8 năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã công nhận kỷ lục Châu Á về giá trị ẩm thực cho Cơm tấm Sài Gòn cùng chín món ăn Việt Nam khác.

Tham khảo

Chú thích

Thư mục

  • Freeman, Meera. (2002). The flavours of Vietnam. Nhân, Lê Văn. Melbourne, Victoria, Australia: Black Inc. ISBN 1-86395-283-7. OCLC 55104782.
  • Marton, Renee (15 tháng 9 2014). Rice: a global history. London. ISBN 978-1-78023-412-0. OCLC 914328434.
  • Sơn, Nam (2000). Đất Gia Định - Bến Nghé Xưa & Người Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. ISBN 978-604-1-12851-4.

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Cơm TấmThành phần Cơm TấmThưởng thức Cơm TấmẢnh hưởng Cơm TấmCơm TấmGạo tấm

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đào, phở và pianoĐô la MỹNew ZealandLê Văn TuyếnPhil FodenGoogle DịchThái BìnhĐà LạtChâu ÁTrận Xuân LộcBến Nhà RồngMười hai vị thần trên đỉnh OlympusDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGJustin HubnerPol PotLưu BịĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamÔ nhiễm môi trườngKinh Dương vươngLê Đức ThọGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Di chúc Hồ Chí MinhTam QuốcChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Đà NẵngChelsea F.C.Nguyễn Sinh HùngDanh sách ngân hàng tại Việt NamTiền GiangPhạm Ngọc Hùng (sinh năm 1960)HKT (nhóm nhạc)Đài Truyền hình Việt NamTô LâmChủ nghĩa tư bảnPhân cấp hành chính Việt NamVườn quốc gia Cúc PhươngMedusaChóBenjamin FranklinTôn giáoNguyễn Chí VịnhSao KimGoogle MapsPhó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamQuần đảo Cát BàTôn Đức ThắngLê Khánh Hải69 (tư thế tình dục)Chăm PaCác ngày nghỉ lễ ở Hàn QuốcNguyễn TuânGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2020V (ca sĩ)Hải PhòngMưa đáViệt NamDoraemon (nhân vật)Gia LaiPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)Nhà nước Việt NamGiải vô địch bóng đá châu ÂuHướng dươngLionel MessiChủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamDương Công MinhChiến cục Đông Xuân 1953–1954Kinh thành HuếBình PhướcBan Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThời bao cấpĐường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh HảoThánh địa Mỹ SơnNguyễn Văn AnFormaldehydeCharles IIIParis Saint-Germain F.C.Nguyễn DuJude Bellingham🡆 More