Cơ Chế Higgs

Trong vật lý hạt, cơ chế Brout-Englert-Higgs là một quá trình trong đó các boson gauge của lý thuyết gauge có thể nhận được khối lượng khác 0 thông qua sự phá vỡ đối xứng tự phát.

Cách thực hiện đơn giản nhất của cơ chế này là đưa thêm từ ngoài vào lý thuyết gauge một trường Higgs. Sau đó sự phá vỡ đối xứng tự phát của đối xứng định xứ làm cho trường Higgs tương tác với (ít nhất là một) các trường khác của lý thuyết gauge, và sinh ra khối lượng (cho ít nhất một) cho các boson gauge. Phá vỡ đối xứng cũng sinh ra những hạt vô hướng (spin 0) cơ bản, còn gọi là boson Higgs.

Trong mô hình chuẩn, thuật ngữ "cơ chế Higgs" đặc biệt được nhắc đến cho sự sinh khối lượng cho các hạt boson gauge boson Wboson Z của tương tác yếu thông qua sự phá vỡ đối xứng điện yếu. Thực nghiệm đã chứng minh cơ chế Higgs cho tương tác điện yếu và các nhà thực nghiệm đã phát hiện được boson Higgs như Mô hình chuẩn đã tiên đoán. Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở CERN công bố các kết quả phù hợp với hạt Higgs vào ngày 14 tháng 3, 2013.

Lịch sử nghiên cứu Cơ Chế Higgs

Bối cảnh

Phá vỡ đối xứng tự phát là một khuôn khổ để đưa ra các boson vào trong các lý thuyết trường lượng tử tương đối tính. Tuy nhiên, theo định lý Goldstone, các boson này phải phi khối lượng. Nhưng chỉ có những hạt đã quan sát thấy bằng thực nghiệm tuân theo cách giải thích xấp xỉ như là boson Goldstone đó là các pion, mà Yoichiro Nambu đã liên hệ với phá vỡ đối xứng chiral.

Một vấn đề tương tự xuất hiện trong lý thuyết Yang–Mills (còn gọi là lý thuyết gauge phi abelian), lý thuyết tiên đoán các boson gauge với spin-1 phải không có khối lượng. Vì cần thiết phải có các boson gauge phi khối lượng thì mới đảm bảo cho tương tác điện từ có ảnh hưởng ở những khoảng cách lớn được (và boson gauge phi khối lượng này tương ứng với photon, hạt tải lực của tương tác điện từ). Nhưng tương tác yếu lại chỉ có tác dụng trong thang đo nguyên tử, vì vậy các hạt tải lực của tương tác yếu cần phải có khối lượng khác không để khoảng cách của tương tác yếu giảm đi. Và lý thuyết gauge về tương tác yếu cần một phương pháp để miêu tả các boson có khối lượng này.

Xem thêm

  • Boson Goldstone
  • 1964 PRL symmetry breaking papers
  • Chân không QCD
  • Phá vỡ đối xứng
  • Ngưng tụ Tachyon
  • Ngưng tụ quark đỉnh
  • Phương trình Yang–Mills–Higgs

Tham khảo

Đọc thêm

  • Schumm, Bruce A. (2004) Deep Down Things. Johns Hopkins Univ. Press. Chpt. 9.

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử nghiên cứu Cơ Chế HiggsCơ Chế HiggsBoson gaugeVật lý hạt

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dragon Ball – 7 viên ngọc rồngTruyện KiềuHoàng Văn TháiChùa Một CộtĐậu mùaEmmanuel MacronTruyện tranhNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)GallonGiải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt NamVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnTrần Quốc ToảnPiNúi Bà ĐenVelizar PopovNATOGiải bóng rổ Nhà nghề MỹSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Chợ Bến ThànhChiến tranh Trung – NhậtTrạm cứu hộ trái timKhánh HòaPhilippinesẤm lên toàn cầuChủ nghĩa xã hộiVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngMuôn vị nhân gianKẽmDoraemonH'MôngVịnh Hạ LongPhan Thị Thanh TâmAnhInstagramTôn giáo tại Việt NamNguyễn Chí ThanhSông HồngChristian de CastriesAlexandré PölkingCôn ĐảoLý Nam ĐếSự kiện 11 tháng 9Hồn Trương Ba, da hàng thịtMao Trạch ĐôngBà Rịa – Vũng TàuẨm thực Việt NamLịch sử Việt NamBiển xe cơ giới Việt NamGiang TôDellGiải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2024Lê Thánh TôngLoài ngườiVõ Tắc ThiênChe GuevaraStephen HawkingNhà bà NữDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamSố nguyênBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtAlbert EinsteinAdolf HitlerNguyễn Xuân ThắngMã MorseThành phố Hồ Chí MinhQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamTây NguyênXuân QuỳnhĐội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaNgườiA.C. MilanCan ChiCàn LongGiải bóng đá Ngoại hạng AnhPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Chào mừng đến lớp học đề cao thực lựcBắc phạt (1926–1928)🡆 More