Cá Hồng Bốn Sọc: Loài cá

Cá hồng bốn sọc (danh pháp: Lutjanus kasmira) là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng.

Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Cá hồng bốn sọc
Cá Hồng Bốn Sọc: Phân bố và môi trường sống, Mô tả, So sánh
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. kasmira
Danh pháp hai phần
Lutjanus kasmira
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên

Từ định danh kasmira bắt nguồn từ Kasjmiri, tên thường gọi bằng tiếng Ả Rập của loài cá này ở Biển Đỏ.

Phân bố và môi trường sống Cá Hồng Bốn Sọc

Cá hồng bốn sọc có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Linequần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật BảnHàn Quốc, xa về phía nam đến Úc, quần đảo Kermadec và đảo Rapa Iti.

Từ cuối thập niên 1950 đến năm 1961, hơn 3.100 cá thể loài này được đem từ quần đảo Marquisesquần đảo Société đến đảo Oahu để phục vụ cho việc đánh bắt thương mại cũng như câu cá giải trí, dần dần chúng đã tạo ra một quần thể rộng khắp Hawaii.

Cá hồng bốn sọc cũng xuất hiện dọc theo bờ biển Việt Nam, như cù lao Chàm, cù lao Câu, quần đảo An Thới, bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.

Cá hồng bốn sọc sống tập trung gần các rạn san hô, được quan sát ở độ sâu khoảng 3–265 m (thường thấy trong khoảng 30–150 m); cá con sống trong các thảm cỏ biển.

Mô tả Cá Hồng Bốn Sọc

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng bốn sọc là 40 cm, thường thấy với chiều dài trung bình khoảng 25 cm. Loài này có màu vàng tươi, chuyển dần sang màu trắng ở bụng và dưới đầu. Hai bên thân có 4 sọc xanh lam óng với nhiều sọc xám nhạt ở phần thân dưới cùng. Các vây màu vàng.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.

So sánh Cá Hồng Bốn Sọc

Phức hợp cá hồng vàng sọc xanh bao gồm các loài sau: Lutjanus bengalensis, Lutjanus coeruleolineatus, Lutjanus notatus, L. kasmiraLutjanus quinquelineatus, sau đó mới thêm vào 2 loài nữa là Lutjanus octolineatusLutjanus sapphirolineatus. Phân tích tiểu đơn vị cytochrome c oxidase I của ty thể giúp xác định tính hợp lệ của từng loài trong phức hợp này.

Cá hồng bốn sọc L. kasmira dễ dàng phân biệt nhờ vào các sọc xám ở thân dưới, các tia trên của vây ngực và chóp mõm sẫm màu.

Sinh thái Cá Hồng Bốn Sọc

Thức ăn của cá hồng bốn sọc bao gồm cá nhỏ hơn, động vật chân đầu, động vật giáp xácđộng vật phù du, cũng ăn cả tảo. Chúng có thể hợp thành đàn lớn, lên đến vài trăm cá thể.

Cá hồng bốn sọc sinh sản quanh năm, đỉnh điểm là vào tháng 11 và tháng 12 ở biển Andaman. Tuổi cao nhất được ghi nhận ở cá hồng bốn sọc là 10 năm.

Ở Hawaii, người ta phát hiện một loài khuẩn Chlamydiae mới trong các cơ quan nội tạng của cá hồng bốn sọc, được đặt danh pháp là Candidatus Renichlamydia lutjani.

Cạnh tranh với loài bản địa ở Hawaii

Là một loài du nhập ở Hawaii, cá hồng bốn sọc có khả năng gây ra sự cạnh tranh với những loài bản địa, như cá phèn Mulloidichthys vanicolensis. Cả hai loài chủ yếu được tìm thấy ở gần đáy biển, nhưng khi có sự xuất hiện của cá hồng bốn sọc, M. vanicolensis bơi lên cao hơn, nhưng ngược lại, cá hồng lại không như vậy với M. vanicolensis. Điều này cho thấy, cá hồng bốn sọc có xu hướng đẩy M. vanicolensis ra xa hơn khỏi sự bảo vệ của rạn san hô, làm tăng nguy cơ cá phèn bị săn mồi hay đánh bắt. Cá hồng bốn sọc cũng có thể cạnh tranh môi trường sống với cá bướm Heniochus diphreutes và cá sơn đá Myripristis amaena.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy sự phong phú của cá hồng bốn sọc làm suy giảm quần thể các loài bản địa ở Hawaii qua việc cạnh tranh nguồn thức ăn hay săn mồi những loài khác. Hơn nữa, những loài quan trọng đối với nghề cá bản địa được xác định là không phải con mồi của cá hồng bốn sọc. Do đó, lo ngại rằng loài cá hồng bốn sọc có những ảnh hưởng bất lợi đối với các loài bản địa quan trọng về mặt thương mại ở Hawaii là không có cơ sở.

Tham khảo

Xem thêm

Tags:

Phân bố và môi trường sống Cá Hồng Bốn SọcMô tả Cá Hồng Bốn SọcSo sánh Cá Hồng Bốn SọcSinh thái Cá Hồng Bốn SọcCá Hồng Bốn Sọc1775Cá biểnDanh phápHọ Cá hồngLutjanus

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Công NguyênTây Ban NhaHồ Hoàn KiếmHồn papa da con gáiBa LanThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Giải thưởng nghệ thuật BaeksangĐông Nam ÁNhà NguyễnTôn Đức ThắngHarry KaneChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaBộ Quốc phòng (Việt Nam)Danh sách nhân vật trong Tokyo RevengersDuyên hải Nam Trung BộMalaysiaNạn đói năm Ất Dậu, 1944–1945Trần Văn HươngNguyễn Nhật ÁnhQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách nhân vật trong One PieceAn Dương VươngPaolo MaldiniTottenham Hotspur F.C.Thích-ca Mâu-niThần thoại Hy LạpVõ Tắc ThiênKhởi nghĩa Hai Bà TrưngBiểu tình Thái Bình 1997Ưng Hoàng PhúcNgười Hoa (Việt Nam)Michael JacksonThánh địa Mỹ SơnAi CậpQuân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt NamFC BarcelonaBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamDark webMinh MạngLong AnQuần đảo Hoàng SaSở (nước)Harry PotterThang DuyLưu Diệc PhiCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Ngày Quốc tế Lao độngMuôn kiếp nhân sinhPhú ThọDanh sách nhân vật trong Thanh gươm diệt quỷSơn Tùng M-TPVõ Văn HoanLê Văn TámYBạch LộcTriều đại trong lịch sử Trung QuốcDanh sách tỉnh của Nhật Bản theo dân sốXì dáchSố nguyên tốDanh sách hoàng đế nhà ThanhChóBuôn Ma ThuộtNghệ AnThái BìnhLa Vân HiSudanAthena (thần thoại)Park Eun-binNgười ChămPhú QuýViệt NamThanh gươm diệt quỷ (mùa 3)Đồng bằng sông HồngKhởi nghĩa Hương KhêQuảng NamCuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2023Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Đại NghĩaLê Thái Tổ🡆 More