Độ Nhạy Và Độ Đặc Hiệu

Độ nhạy của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh.

Ví dụ: xét nghiệm để xác định một người mắc một bệnh nào đó. Độ nhạy cũng được áp dụng cho các hệ thống tự động phát hiện các sản phẩm lỗi ở một nhà máy.

Công thức để tính độ nhạy như sau:

    độ nhạy = số dương tính thật/(số đương tính thật + số âm tính giả)

Độ nhạy 100% được hiểu là toàn bộ những người mắc bệnh hoặc toàn bộ sản phẩm hỏng đều được phát hiện.

Một mình độ nhạy không cho chúng ta biết toàn bộ về xét nghiệm bởi vì 100% độ nhạy có thể có được một cách thông thường bằng việc gán cho toàn bộ các trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết thêm về độ đặc hiệu của xét nghiệm.

Ta có thể trình bày dưới dạng bảng như sau:

Bệnh Không bệnh
Xét nghiệm + a b
- c d
    Độ nhạy = a/(a+c)

Một xét nghiệm độ nhạy cao có sai lầm loại 1 thấp. Sai lầm loại 1 là: kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa các yếu tố, nhưng thực tế thì có.

Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Độ đặc hiệu được tính theo công thức sau:

    Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/ (số trường hợp âm tính thật + số trường hợp dương tính giả)

Đối với một xét nghiệm để xác định xem ai mắc bệnh nào đó, độ đặc hiệu 100% có nghĩa là toàn bộ những người khỏe mạnh (không mắc bệnh) được xác định là khỏe mạnh.

Một mình độ đặc hiệu không cho chúng ta biết toàn bộ về xét nghiệm bởi vì 100% độ đặc hiệu có thể có được một cách thông thường bằng việc gán cho toàn bộ các trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết thêm về độ nhạy của xét nghiệm.

Một xét nghiệm với độ đặc hiệu cao có sai lầm loại 2 thấp. Sai lầm loại 2 là loại sai lầm khi kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt (như giả thuyết đặt ra), nhưng thực tế là không có sự khác biệt.

Tham khảo

Đọc thêm

  • Altman DG, Bland JM (1994). “Diagnostic tests. 1: Sensitivity and specificity”. BMJ. 308 (6943): 1552. doi:10.1136/bmj.308.6943.1552. PMC 2540489. PMID 8019315.
  • Loong T (2003). “Understanding sensitivity and specificity with the right side of the brain”. BMJ. 327 (7417): 716–719. doi:10.1136/bmj.327.7417.716. PMC 200804. PMID 14512479.

Liên kết ngoài

Tags:

BệnhNhà máy

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiKhang HiĐiện BiênKiên GiangTađêô Lê Hữu TừHIVQuảng NamHang Sơn ĐoòngNgân hàng Nhà nước Việt NamThiếu nữ bên hoa huệDanh sách Chủ tịch nước Việt NamChâu Vũ ĐồngGái gọiĐại dươngQuốc gia Việt NamĐà NẵngPhan Đình TrạcDanh sách cầu thủ Real Madrid CFDương Văn Thái (chính khách)Động lượngUng ChínhCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamTôn Đức ThắngDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTiếng ViệtHình thoiĐào, phở và pianoTrần Tuấn AnhHoa hồngChiến dịch Hồ Chí MinhBậc dinh dưỡngĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhSaigon PhantomNinh BìnhNhà TrầnĐài Tiếng nói Việt NamChâu PhiTây NinhHalogenTô Ngọc ThanhAldehydeĐại ViệtIndonesiaChế Lan ViênIranDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Sói xámTrận SekigaharaNguyễn DuCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamĐinh NúpTF EntertainmentSố nguyênBến TreQuốc hội Việt NamKhông gia đìnhAcid aceticTranh chấp chủ quyền Biển ĐôngTrần Thánh TôngNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamTuần lễ Vàng (Nhật Bản)Cristiano RonaldoCanadaQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn TuânThomas EdisonTổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam)Truyện KiềuChâu ÁVíchMùi cỏ cháyPhilippinesChợ Bến ThànhHarry PotterLiên bang Đông DươngThích-ca Mâu-niChủ nghĩa cộng sảnChiếc thuyền ngoài xaTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More