Đế Quốc Maurya

Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 TCN.

Đế quốc Maurya bắt nguồn từ vùng Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar PradeshBengal) ở mặt phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, đế quốc có kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna). Đế quốc được Chandragupta Maurya thành lập vào năm 322 TCN, ông đã lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía tây đến vùng trung và tây Ấn Độ do tận dụng được lợi thế là các thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy LạpBa Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các satrap do Alexandros để lại.

Maurya Empire
322 TCN – 184 TCN
Lãnh thổ cực đại của đế quốc Maurya, theo các bản khắc của Ashoka, và được thể hiện bởi các sử gia: Vincent Arthur Smith;[1] R. C. Majumdar;[2] và nhà địa lý học lịch sử Joseph E. Schwartzberg.[3]
Lãnh thổ cực đại của đế quốc Maurya, theo các bản khắc của Ashoka, và được thể hiện bởi các sử gia: Vincent Arthur Smith; R. C. Majumdar; và nhà địa lý học lịch sử Joseph E. Schwartzberg.
Thủ đôPataliputra
(hiện là Patna, Bihar)
Ngôn ngữ thông dụngMagadhi Prakrit
Tôn giáo chính
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế, theo mô tả của Kautilya trong Arthashastra
và Rajamandala
Hoàng đế 
• 322–298 TCN
Chandragupta
• 298–272 TCN
Bindusara
• 273–232 TCN
Ashoka
• 232–224 TCN
Dasharatha
• 224–215 TCN
Samprati
• 215–202 TCN
Shalishuka
• 202–195 TCN
Devavarman
• 195–187 TCN
Shatadhanvan
• 187–180 TCN
Brihadratha
Lịch sử
Thời kỳThời đại đồ sắt
• Cuộc chinh phạt đế quốc Nanda
322 TCN 
• Brihadratha bị ám sát bởi Pushyamitra Shunga
 184 TCN
Địa lý
Diện tích 
• 250 TCN
5.000.000 km2
(1.930.511 mi2)
Dân số 
• 
50 triệu
Kinh tế
Đơn vị tiền tệPanas
Tiền thân
Kế tục
Đế Quốc Maurya Đế quốc Nanda
Đế Quốc Maurya Mahajanapada
Đế Quốc Maurya Đế quốc Seleukos
Đế quốc Shunga Đế Quốc Maurya
Triều đại Satavahana Đế Quốc Maurya
Triều đại Mahameghavahana Đế Quốc Maurya
Người Ấn-Scythia Đế Quốc Maurya
Vương quốc Ấn-Hy Lạp Đế Quốc Maurya
Vương quốc Vidarbha (thời Maurya) Đế Quốc Maurya

Với một diện tích 5.000.000 km², Maurya là một trong các đế quốc lớn nhất trên thế giới vào thời gian mà nó tồn tại, và là đế quốc lớn nhất từng tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Vào lúc rộng nhất, đế quốc này mở rộng về phía bắc dọc theo ranh giới tự nhiên của dãy Himalaya, và mở rộng về phía đông đến vùng này là Assam. Ở phía tây, Maurya chinh phục chinh phục các vùng phía ngoài của Pakistan ngày nay, thôn tính Balochistan, các phần đông nam của Iran và nhiều phần của Afghanistan ngày nay, bao gồm cả các tỉnh Herat và Kandahar. Đế quốc mở rộng đến các vùng miền trung và miền nam dưới thời các hoàng đế Chandragupta và Bindusara, song không bao gồm một phần nhỏ vùng đất của các bộ lạc chưa được thám hiểm và các khu vực rừng gần Kalinga (nay là Orissa), cho đến khi chúng bị A Dục Vương (Ashoka) chinh phục. Đế quốc bắt đầu suy sụp từ 60 năm sau thời kỳ trị vì của A Dục Vương, và tan rã vào năm 185 TCN với sự hình thành của vương triều Sunga tại Magadha.

Dưới thời Chandragupta, đế quốc Maurya đã chinh phục vùng Ngoại-Ấn, đang nằm dưới quyền cai quản của người Macedonia. Chandragupta sau đó đã đánh bại cuộc xâm lược do Seleukos I lãnh đạo (một tướng người Hy Lạp trong quân đội của Alexandros Đại đế). Dười thời cai trị của Chandragupta vè những người kế vị, nội thương và ngoại thương, các hoạt động nông nghiệp và thương mại, tất cả đều phát triển mạnh và mở rộng ra khắp Ấn Độ nhờ việc tạo ra một hệ thống đơn nhất về tài chính, quản trị và an ninh.

Sau chiến tranh Kalinga, đế quốc Maurya đã trải qua nửa thế kỷ hòa bình và an ninh dưới sự cai trị của A Dục vương. Ấn Độ dười thới Maurya cũng bước vào một kỷ nguyên của hòa hợp xã hội, biến đổi tôn giáo, và sự mở rộng của khoa học và kiến thức. Đường hướng Kỳ Na giáo của Chandragupta Maurya đã làm gia tăng các đổi mới và cải cách xã hội cùng tôn giáo, trong khi đường hướng Phật giáo của A Dục vương đã tạo nên nền tảng của triều đại là xã hội và chính trị thái bình và khắp Ấn Độ không có bạo lực. A Dục vương cũng hỗ trợ cho việc truyền bá các tư tưởng của Phật giáo đến Sri Lanka, Đông Nam Á, Tây Áchâu Âu Địa Trung Hải.

Dân số của đế quốc Maurya được ước tính là khoảng 50-60 triệu người mà nó đã khiến cho đế quốc này trở thành một trong những đế quốc đông dân nhất trong lịch sử. Arthashastra và các sắc lệnh của A Dục vương là những nguồn chính trong các sử liệu về thời kỳ Maurya.

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Alexandros Đại đếBa TưBengalBiharChandragupta MauryaHy LạpLịch sử Ấn ĐộMagadhaPatnaSatrapTiểu lục địa Ấn ĐộUttar PradeshĐồng bằng Ấn-HằngẤn Độ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Le SserafimThụy SĩQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Quý NgọShopeeVũ trụThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChiếc thuyền ngoài xaTriệu Tuấn HảiLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhHạ LongQuan VũQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Sông HồngMười hai con giápLa Văn CầuGiải vô địch bóng đá châu ÂuĐất rừng phương Nam (phim)Ô nhiễm không khíTrà VinhCảm tình viên (phim truyền hình)Kinh thành HuếHùng VươngÂm đạoDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanGMMTVVụ phát tán video Vàng AnhNhà giả kim (tiểu thuyết)Hồi giáoHải DươngMáy tínhHarry PotterĐại dịch COVID-19 tại Việt NamVõ Thị SáuLý Nhã Kỳ23 tháng 4Mai Văn ChínhTrần Thái TôngPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpCàn LongTranh Đông HồMông CổYouTubeNguyễn Thị BìnhLàoTruyện KiềuCực quangRadio France InternationaleHạt nhân nguyên tửArsenal F.C.Nguyễn Thúc Thùy TiênPhởVụ án Thiên Linh CáiWilliam ShakespeareThừa Thiên HuếQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamTVachirawit Chiva-areeĐồng bằng sông HồngMã MorseBắc GiangCậu bé mất tíchXuân DiệuBiểu tình Thái Bình 1997Nguyễn Thị Kim NgânCandiruTrần Quốc TỏGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016Marie CurieBảy hoàng tử của Địa ngụcQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Hà PhanQuốc hội Việt Nam khóa VIVũ Trọng PhụngHồ Xuân HươngChủ nghĩa xã hội🡆 More