Địa Khu Louisiana

Địa khu Louisiana (tiếng Anh: District of Louisiana) là một khu được ấn định chính thức của chính phủ Hoa Kỳ bao gồm phần lớn Vùng đất mua Louisiana còn lại sau khi Lãnh thổ Orleans được tổ chức.

Phần đất nằm ở phía bắc của tiểu bang Arkansas ngày nay cũng còn được biết với cái tên là Thượng Louisiana. Địa khu Louisiana cũng là một phân vùng hành chánh dưới thời cai trị của người Pháp và người Tây Ban Nha.

Địa khu Louisiana
District of Louisiana
Lãnh thổ của Hoa Kỳ
Địa Khu Louisiana
1804–1805 Địa Khu Louisiana
Vị trí của Louisiana District
Vị trí của Louisiana District
Bản đồ của Địa khu Louisiana
Thủ đô St. Louis
Thống đốc
 -  1804–1805 William Henry Harrison
Lịch sử
 -  Thành lập 1 tháng 10 1804
 -  Organized 4 tháng 7 1805

Địa khu quân sự Louisiana Địa Khu Louisiana

Theo luật được ban hành ngày 31 tháng 10 năm 1803, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra các điều khoản cho một chính quyền lâm thời của vùng đất mua từ Pháp. Tổng thống được trao quyền sử dụng lực lượng quân sự để duy trì trật tự mặc dù chính quyền dân sự địa phương vẫn tiếp tục làm việc như còn dưới thời cai trị của Pháp và Tây Ban Nha. Chính quyền quân sự hiện hữu từ ngày 10 tháng 3 năm 1804 (ngày chuyển giao vùng đất từ tay người Pháp) cho đến ngày 30 tháng 9 năm 1804 với Amos Stoddard phục vụ với tư cách là tư lệnh vùng đất này.

Địa khu dân sự Louisiana Địa Khu Louisiana

Ngày 26 tháng 3 năm 1804, Quốc hội ban hành luật có hiệu quả ngày 1 tháng 10 năm 1804 nhằm nới rộng quyền hạn của Thống đốc và các Thẩm phán của Lãnh thổ Indiana để tạm thời đặt Địa khu Louisiana dưới quyền pháp lý của họ. Năm 1804, Thống đốc Lãnh thổ Indiana là William Henry Harrison và các thẩm phán lãnh thổ là Davis, Griffin, và Vandenberg đã tổ chức tòa án tại thủ phủ địa khu là St. Louis và ban hành luật pháp cho vùng đất này.

Dưới các điều khoản của đạo luật thành lập chính quyền lâm thời, Thống đốc và các thẩm phán của Lãnh thổ Indiana phải họp hai năm một lần tại St. Louis. Tuy nhiên, dân định cư ở phía bờ tây đã phàn nàn về việc này được nhận thấy như sau:

  • Phản đối chính sách không công nhận đất do người Tây Ban Nha cấp (trong có tài sản của Daniel Boone)
  • Phản đối chính sách đuổi dân định cư khỏi vùng đất trước khi phần nhiều vùng đất được giao lại cho người bản thổ Mỹ được tái định cư ở phía tây Sông Mississippi.
  • Phản đối việc áp dụng luật phổ thông khi đất đai được hợp thức hóa trước đây bằng luật dân sự (theo cùng là việc bắt đầu đánh thuế)
  • Thiếu cung ứng trường học cho khối đa số người nói tiếng Pháp bên bờ sông phía tây.
  • Quan tâm rằng các điều khoản của Sắc lệnh Tây Bắc cấm chế độ nô lệ sẽ được ban hành trên bờ sông phía tây nơi mà trong lịch sử người ta có thể làm chủ các nô lệ.
  • Phản đối rằng Vincennes cách xa hơn 180 dặm Anh

Dân định cư từ Địa khu Louisiana mà đã bị chia thành năm khu vào ngày bị Hoa Kỳ sáp nhập (New Madrid, Cape Girardeau, Ste. Genevieve, St. Charles and St. Louis) đã họp tại St. Louis trong tháng 9 năm 1804 để chính thức phản đối việc sáp nhập. Trong số những người ký tên vào bản tuyên ngôn có Auguste Chouteau.

Một trong các sự kiện nổi bật nhất trong thời kỳ này là Hiệp ước St. Louis mà theo đó hai bộ lạc Sac và Fox đã nhường lại đông bắc Missouri, bắc Illinois và nam Wisconsin cho Hoa Kỳ. Tức giận vì hiệp ước này đã khiến cho các bộ lạc đứng về phía của người Anh trong Chiến tranh 1812 bằng việc tấn công Hoa Kỳ dọc theo Sông Missouri, Sông Ohio và Sông Mississippi và rồi dẫn đến Chiến tranh Black Hawk năm 1832.

Ngày 3 tháng 3 năm 1805, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật tổ chức Địa khu Louisiana thành Lãnh thổ Louisiana, có hiệu lực ngày 4 tháng 7 năm 1805. Chính quyền lãnh thổ này được tổ chức tương tự như chính quyền Lãnh thổ Indiana.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Địa khu quân sự Louisiana Địa Khu LouisianaĐịa khu dân sự Louisiana Địa Khu LouisianaĐịa Khu LouisianaArkansasHoa KỳLãnh thổ OrleansPhápTiếng AnhTây Ban NhaVùng đất mua Louisiana

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Ngọc TưNgược dòng thời gian để yêu anh (bản truyền hình)Văn Miếu – Quốc Tử GiámLiên XôTiếng NgaGia Cát LượngH'MôngMưa đáLưu BịTriệu Lệ DĩnhGiải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 2024Ẩm thực Việt NamRunning Man (chương trình truyền hình)Nam quốc sơn hàYaoiĐường Thái TôngNapoléon BonaparteNguyễn Hòa BìnhGenChimHenrique CalistoVinamilkTriết họcDoraemonGiải vô địch bóng đá thế giới 2022Tắt đènDanh sách Chủ tịch nước Việt NamTần Thủy HoàngĐức Quốc XãHồng NhungNông Đức MạnhGiải bóng rổ Nhà nghề MỹNhà Lê trung hưngTân CươngTi thểThế hệ ZTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nam CaoLê Quý ĐônCách mạng Tân HợiLê Long ĐĩnhBlackpinkNhà ThanhNhà giả kim (tiểu thuyết)Thảm sát Mỹ LaiTrần Cẩm TúMai HoàngNhạc PhiTây NinhLý Chiêu HoàngTrần Hưng ĐạoQuán Thế ÂmNATOCác vị trí trong bóng đáManchester City F.C.Vòng bảng UEFA Europa League 2016–17An GiangRomaPark Hang-seoNhật thựcMinh Tuyên TôngTrịnh Công SơnNguyễn Nhật ÁnhTrần Lưu QuangDanh sách đĩa nhạc của The BeatlesNăm CamNha TrangKinh tế Hoa KỳAvatar (phim 2009)Hiệp định Genève 1954LàoThanh HóaYouTubeNguyễn FilipBiển xe cơ giới Việt NamCúc Tịnh YSố nguyên tốĐứcThảm sát Ba Chúc🡆 More