Trường Ca Sông Lô

Trường ca Sông Lô được nhạc sĩ Văn Cao viết sau chiến thắng sông Lô năm 1947.

Đây là bản trường ca được nhiều người đánh giá là một đỉnh cao ghi dấu sự trưởng thành của nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam ở thời điểm tiếp thu một các sáng tạo âm nhạc Tây phương và giữ gìn truyền thống âm nhạc Việt Nam.

"Sông Lô"
Trường Ca Sông Lô
Bài hát của Quang Thọ, Ánh Tuyết, Lê L)Dung, Trọng Tấn
Thể loạiNhạc đỏ
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Tên khácTrường ca Sông Lô
Năm sáng tác1947
Nhạc sĩVăn Cao

Hoàn cảnh ra đời Trường Ca Sông Lô

Trường Ca Sông Lô 
Sông Lô, đoạn chảy qua Phú Thọ

Tháng 10 năm 1947, Văn Cao được cử lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Đúng lúc đó quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, tấn công Việt Bắc. Trên đường đi kháng chiến, Văn Cao qua Phú Thọ, rồi men theo dọc bờ sông Lô để tìm đường lên Chiến khu Việt Bắc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1947, bộ đội pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã chiến thắng trận Đoan Hùng trên sông Lô: bắn cháy 2 tàu chiến và bắn hỏng 2 chiếc tàu chiến khác của Pháp, tiêu diệt hàng trăm lính Pháp, cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải thủy theo đường sông Lô của Pháp. Buộc Pháp phải tiếp tế cho cánh quân của họ ở Tuyên Quang bằng đường không (thả dù) và phải cho quân rút lui khỏi Việt Bắc. Khi thua trận phải rút chạy quân Pháp đã cướp bóc, tàn phá và đốt trụi các làng xóm dọc hai bờ sông Lô.

Quân Pháp vừa rút đi thì cũng là lúc Văn Cao đi ngược dòng Lô giang, trên đường đi ông đã tận mắt thấy các cảnh: xóm làng bị đốt trụi "nền nhà trơ than xám", cảnh "thây giặc trôi trở về ngập bờ", cảnh dân đôi bờ hân hoan chiến thắng, bắt tay vào dựng lại xóm làng, cảnh "đoàn quân thời chinh chiến" trên đường chiến thắng trở về chiến khu, cảnh dòng sông bao la hùng vĩ, chảy về xuôi.

Khi lên tới chiến khu, Văn Cao đã tìm gặp người sĩ quan pháo binh Doãn Tuế, vừa tham gia chỉ huy các trận đánh: Khoan Bộ (tại hai xã Phương Khoan (Lập Thạch) và Bình Bộ (Phù Ninh)), Đoan Hùng (tại xã Chí Đám (Đoan Hùng)) và Khe Lau (Yên Sơn, Tuyên Quang) trong chuỗi chiến thắng sông Lô, để nghe kể lại diễn biến trận đánh. Doãn Tuế đã dẫn Văn Cao đi dọc bờ sông nơi chiến trường vừa im tiếng pháo, và qua lời kể của Doãn Tuế cảm hứng cho giai điệu bản trường ca ra đời. Trường ca sông Lô được Văn Cao sáng tác rất nhanh và đăng báo Văn nghệ số tháng 3 năm 1948.

Đánh giá và ảnh hưởng Trường Ca Sông Lô

  • Nhạc sĩ Phạm Duy có nói về Trường ca Sông Lô trong hồi ký của mình:
    Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Thằng bạn này vẫn là một kẻ khai phá. Nó là cha đẻ của loại trường ca. Về hình thức, bài của nó chẳng thua gì bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương. Nét nhạc của trường ca rất mạnh khỏe, rất tươi sáng. Nhịp điệu vô cùng phong phú với những chuyển đoạn rất tài tình. Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc...

Phạm Duy cho rằng:

    "Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung".
  • Giai điệu của ca khúc này đã cuốn hút nhiều nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam biểu diễn và chuyển thể cho nhạc cụ:
    • Hòa tấu cho dàn nhạc giao hưởng (Đỗ Hồng Quân chỉ huy); co
    • Đơn ca như Quang Thọ, Lê Dung, Trọng Tấn, Ánh Tuyết, v.v;
    • Độc tấu guitar như Văn Vượng, Nguyễn Văn Phúc;
    • Độc tấu phong cầm của PGS.NSƯT. Nguyễn Xuân Tứ.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Hoàn cảnh ra đời Trường Ca Sông LôĐánh giá và ảnh hưởng Trường Ca Sông LôTrường Ca Sông LôChiến dịch Việt BắcTrường ca (âm nhạc)Tân nhạc Việt NamVăn Cao

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lê Văn TuyếnKazakhstanChâu Nam CựcThường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTôn giáoBiển xe cơ giới Việt NamAsahikawaTrần Quốc VượngKamiki ReiTrí tuệ nhân tạoNúi lửaQuần thể danh thắng Tràng AnGái gọiQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNhà ĐườngNguyễn Đình ChiểuTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhBến Nhà RồngQuan Văn ChuẩnLê Thái TổChân Hoàn truyệnIranVụ phát tán video Vàng AnhBang Si-hyukDương Tử (diễn viên)Phong trào Cần VươngÚcLật mặt (phim)Đinh Y NhungLê Trọng TấnCù Huy Hà VũNhật ký trong tùPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamChâu Vũ ĐồngMikami YuaĐạo giáoThám tử lừng danh ConanSóng thầnMiduRobloxThuận TrịNguyễn Tấn DũngTôn giáo tại Việt NamQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamThừa Thiên HuếHentaiSự kiện Thiên An MônChùa Một CộtMáy tínhCúp bóng đá châu ÁTru TiênNhà NguyễnMôi trườngThomas EdisonTrần Nhân TôngHội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNguyễn Khắc ĐịnhBiến đổi khí hậuFKim Bình Mai (phim 2008)GLe SserafimPhilippinesBảy mối tội đầuKhánh HòaTổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt NamHàn QuốcTài xỉuTrần Đại QuangĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamThiên địa (website)Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Ấn ĐộDanh mục các dân tộc Việt NamLa LigaChợ Bến ThànhQuốc hội Việt Nam khóa VI🡆 More