Tiếng Khơ Mú: Ngôn ngữ

Tiếng Khơ Mú () là ngôn ngữ của người Khơ Mú, chủ yếu ở miền bắc Lào.

Nó cũng có mặt ở các vùng lân cận của Việt Nam, Thái LanTrung Quốc. Đây là ngôn ngữ đông người nói nhất ngữ chi Khơ Mú, thuộc ngữ hệ Nam Á. Ngữ chi Khơ Mú thường được xem là gần gũi nhất với hai nhánh PalaungKhasi.

Tiếng Khơ Mú
Khamu, Kamhmu
Sử dụng tạiLào, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc
Tổng số người nói710.000
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtLào, Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
kjg – Khơ Mú
khf – Khơ Mú Khwen
Glottologkhmu1255

Phương ngữ Tiếng Khơ Mú

Tiếng Khơ Mú: Phương ngữ, Ngữ âm 
Vị trí gần đúng của phương ngữ Khơ Mú ở Lào

Do tiếng Khơ Mú là một ngôn ngữ thiểu số không có dạng chuẩn, nhiều phương ngữ đã phát triển. Các phương ngữ khác nhau chủ yếu ở số lượng phụ âm, sự tồn tại của âm vực và mức độ bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ nội địa xung quanh. Phần lớn các phương ngữ có thể thông hiểu lẫn nhau; tuy nhiên, hai người nói hai phương ngữ Khơ Mú xa nhau về địa lý thường gặp khó khăn trong giao tiếp.

Các phương ngữ tiếng Khơ Mú có thể phân chia đại khái ra hai nhóm: Khơ Mú Tây và Khơ Mú Đông.

  • Các phương ngữ Khơ Mú Tây có ít âm vị phụ âm hơn, thay vào đó phân biệt về âm vực của âm nguyên âm (như trong các ngôn ngữ Nam Á khác): giữa âm vực hà hơi "lơi" và âm vực bình thường "căng". Trong ít nhất một phương ngữ của Khơ Mú Tây, gọi là Khơ Mú Rook, có thể thấy rõ sự phát triển thanh điệu, gây ra bởi việc hệ thống hai âm vực phát triển thành một hệ thống hai thanh điệu.
  • Các phương ngữ Khơ Mú Đông cho thấy xu hướng ngược lại. Hoàn toàn không có sự khác biệt về âm vực hay thanh điệu; thay vào đó, những phương ngữ này phân biệt ba loại âm tắc (hữu thanh, vô thanh, vô thanh bật hơi) và âm mũi (hữu thanh, vô thanh, thanh hầu hoá trước) ở vị trí đầu âm tiết.

Suwilai Premsrirat (2002)

Suwilai Premsrirat (2002)  ghi nhận các địa điểm và phương ngữ tiếng Khơ Mú sau đây ở Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.

  • Lào: được nói ở 8 tỉnh phía bắc: Luông Nậm Thà, Oudomxay, Bokeo, Xayaburi, Phongsali, Luông Pha BăngXiêng Khoảng, với một vài ngôi làng gần Viêng Chăn. Các phương ngữ bao gồm Khơ Mú Rook, Khơ Mú LueKhơ Mú Cuang (còn gọi là Khơ Mú Uu).
  • Việt Nam: xã Kim Đa, huyện Tương Dương, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và cũng có ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa.
  • Trung Quốc: Làng Pung Soa (nguyên thủy hơn ở chỗ lưu giữ sự phân biệt vô thanh-hữu thanh ở phụ âm âm đầu) và làng Om Kae (có sự phân biệt thanh điệu) ở Tây Song Bản Nạp, Vân Nam
  • Thái Lan: nhiều ngôi làng, trong đó là làng đại diện là làng Huay Yen, tiểu khu Wieng, huyện Chiang Khong, tỉnh Chiang Rai (người nói xuất thân từ huyện Pakbeng của Lào, nơi ngôn ngữ được gọi là Khơ Mú Khrong, nghĩa là 'Khơ Mú Mekong'). Cũng có ở tỉnh Nan và tỉnh Lampang.

Ngữ âm Tiếng Khơ Mú

Phụ âm

Hệ thống phụ âm tiếng Khơ Mú được thể hiện trong bản dưới. Những âm vị trong ô tô xanh là của riêng những phương ngữ Khơ Mú miền đông. Âm /f/ là kết quả của sự vay mượn từ các ngôn ngữ Thái xung quanh.

Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc Bật hơi
Vô thanh p t c k ʔ
Hữu thanh b d ɟ ɡ
Mũi Vô thanh ɲ̥ ŋ̥
Hữu thanh m n ɲ ŋ
thanh hầu hoá trước ʔm ʔn ʔɲ ʔŋ
Xát Vô thanh (f) s h
Tiếp cận Vô thanh *
Hữu thanh w l r j
thanh hầu hoá trước ʔw ʔj

* chính xác là âm tiếp cận môi-ngạc mềm vô thanh

Nguyên âm

Hệ thống nguyên âm của tiếng Khơ Mú ít biến thiên, với mọi phương ngữ có 19 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi (/iə/, /ɨə//uə/).

Trước Giữa Sau
ngắn dài ngắn dài ngắn dài
Đóng /i/ /iː/ /ɨ/ /ɨː/ /u/ /uː/
Nửa đóng /e/ /eː/ /ə/ /əː/ /o/ /oː/
Nửa mở /ɛ/ /ɛː/ /ʌː/ /ɔ/ /ɔː/
Mở /a/ /aː/

Tham khảo

Tags:

Phương ngữ Tiếng Khơ MúNgữ âm Tiếng Khơ MúTiếng Khơ MúLàoNgười Khơ MúNgữ chi KhasiNgữ chi Khơ MúNgữ chi PalaungNgữ hệ Nam ÁThái LanTrung QuốcTrợ giúp:IPAViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hưng YênDanh sách thủy điện tại Việt NamSingaporeNelson MandelaTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamDế Mèn phiêu lưu kýNguyễn Trọng NghĩaCực quangVladimir Vladimirovich PutinEFL ChampionshipVũ Hồng VănCăn bậc haiPhạm Xuân ẨnTrạm cứu hộ trái timCách mạng Công nghiệpBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamĐại học Bách khoa Hà NộiTiếng AnhNguyễn Nhật ÁnhGia đình Hồ Chí MinhKhắc ViệtFutsalMalaysiaNúi Bà ĐenSố chính phươngKim Soo-hyunLý HảiChiến dịch Tây NguyênVnExpressMắt biếc (tiểu thuyết)Hiệu ứng nhà kínhNguyễn Ngọc KýTân Hiệp PhátNgân hàng Nhà nước Việt NamThomas EdisonChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐịnh luật OhmChủ nghĩa khắc kỷMai (phim)Hiệp hội bóng đá AnhNgười Thái (Việt Nam)Hai Bà TrưngThe SympathizerMinecraftPhenolNinh BìnhTađêô Lê Hữu TừBắc thuộcPhan Bội ChâuNguyễn Sinh HùngTriệu Lệ DĩnhFC BarcelonaHà GiangHiếp dâmBạo lực học đườngQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamMùi cỏ cháyTưởng Giới ThạchLão HạcLý Thái TổLê Thái TổDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Vụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnNam ĐịnhCầu Châu ĐốcIllit (nhóm nhạc)Trần Quốc VượngVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Trấn ThànhSúng trường tự động KalashnikovVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcDanh sách ngân hàng tại Việt NamNgân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên ViệtHoaNguyễn Chí VịnhBài Tiến lên🡆 More