Thái Bình Ngự Lãm

Thái Bình ngự lãm (tiếng Trung: 太平御覽), là bách khoa toàn thư khổng lồ về loại thư của Trung Quốc do một nhóm học giả biên soạn từ năm 977 đến năm 983.

Bộ sách này được triều đình nhà Tống chỉ đạo việc biên soạn vào đầu thời Tống Thái Tông. Toàn sách được chia thành 1.000 tập và 55 phần, gồm khoảng 4,7 triệu chữ Hán. Nó thu thập trích dẫn từ khoảng 2.579 loại tài liệu khác nhau trải dài từ sách, thơ, ca dao, tục ngữ, bia ký cho đến các tác phẩm khác. Sau khi hoàn thành, Tống Thái Tông đã đọc xong bộ sách này chỉ trong vòng một năm với 3 tập mỗi ngày. Thái Bình ngự lãm được coi là một trong Tống tứ đại thư.

Thái Bình ngự lãm
Thái Bình Ngự Lãm
Phồn thể《太平御覽》
Giản thể《太平御览》
Nghĩa đenHoàng đế đọc duyệt trong niên hiệu Thái Bình

Nhóm biên soạn Thái Bình ngự lãm bao gồm: Thang Duyệt (湯悅), Trương Kị (張洎), Từ Huyền (徐鉉), Tống Bạch (宋白), Từ Dụng Tân (徐用賓), Trần Ngạc (陳鄂), Ngô Thục (吳淑), Thư Nhã (舒雅), Lã Văn Trọng (吕文仲), Nguyễn Tư Đạo (阮思道), Hỗ Mông (扈蒙), Lý Phưởng (李昉) và những người khác.

Đây là một trong những nguồn tài liệu được giới học giả thời Minh Thanh sử dụng để tái tạo lại cuốn Kinh Sở tuế thời ký bị thất truyền.

Bản thảo quan trọng Thái Bình Ngự Lãm

Một bản sao như vậy của Thái Bình ngự lãm được cất giữ tại chùa Tōfuku-ji ở Kyoto, Nhật Bản. Năm 1244, Enni được triều đình nhà Tống chấp thuận cho mang về 103 tập sách này, và sau đó, thêm 10 tập nữa được đưa vào lưu hành trong giới tăng sĩ nơi đây. 103 tập hiện được xếp vào loại Bảo vật Quốc gia Nhật Bản.

Tham khảo

Trích dẫn

Thư mục

  • Kurz, Johannes L. (2003). “Das Kompilationsprojekt Song Taizongs (reg. 976–997)”. Monographies Études Asiatiques Suisses. Peter Lang. ISSN 0172-3375.
  • Kurz, Johannes L. (2007). “The Compilation and Publication of the Taiping Yulan and the Cefu Yuangui”. Extrême-Orient, Extrême-Occident. 1 (H–S): 39–76. doi:10.3406/oroc.2007.1069. in Florence Bretelle-Establet and Karine Chemla (eds.), Qu'est-ce qu'écrire une encyclopédie en Chine?. Extreme Orient-Extreme Occident Hors série (2007), 39–76.
  • Endymion Wilkinson. Chinese History: A New Manual. (Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, Harvard-Yenching Institute Monograph Series, 2012; ISBN 978-0-674-06715-8), pp. 651–652.

Tags:

Bản thảo quan trọng Thái Bình Ngự LãmThái Bình Ngự LãmBách khoa toàn thưChữ HánNhà TốngTiếng Trung QuốcTrung QuốcTống Thái TôngTống tứ đại thư

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cố đô HuếHùng VươngMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtChiến cục Đông Xuân 1953–1954Quần đảo Trường SaTôn giáoLiên bang Đông DươngCan ChiĐại học Quốc gia Hà NộiTây Bắc BộĐinh Văn NơiQuan Kế HuyChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSóc TrăngCubaSự kiện 30 tháng 4 năm 1975Vũ Đức ĐamCampuchiaTập tính động vậtTôn NữDanh sách phim Thám tử lừng danh ConanElipKhổng TửNhà HánNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamHiệp định Genève, 1954Nguyễn Ngọc KýChu Văn AnTào TháoPhong trào Thơ mới (Việt Nam)Danh sách trại giam ở Việt NamTượng Nữ thần Tự doVinamilkNhà ĐinhLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhDanh sách thành viên của SNH48Ngô QuyềnBà Rịa – Vũng TàuMặt TrăngLê Thánh TôngVnExpressKhối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ haiGia LaiCàn LongKhủng longTottenham Hotspur F.C.Máy bayQuân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt NamTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nam Phương Hoàng hậuĐộng lượngBinh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt NamSong Hye-kyoHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtCác dân tộc tại Việt NamLời kêu gọi toàn quốc kháng chiếnKhánh HòaTạ Duy AnhAnhQuảng NamHoa hồngVịnh Hạ LongLiên minh châu ÂuQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamTrung du và miền núi phía BắcPhan Bội ChâuVõ Trường ToảnDanh sách nhân vật trong Tokyo RevengersNinh ThuậnAlbert EinsteinChiến tranh LạnhThổ Nhĩ KỳPhố cổ Hội AnTiếng Trung QuốcPhilippinesĐài Tiếng nói Việt Nam🡆 More