Từ Hòa Hoàng Thái Hậu: Khang Hi Đế sinh mẫu, Hoàng thái hậu Đại Thanh

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu (Tiếng Trung: 孝康章皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ ᠨᡝᠰᡠᡴᡝᠨ ᡝᠯᡩᡝᠮᠪᡠᡥᡝ ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ, Möllendorff: hiyoošungga nemgiyen eldembuhe hūwangheo, Abkai: hiyouxungga nemgiyen eldembuhe hvwangheu; 29 tháng 2, năm 1640 - 20 tháng 3, năm 1663), thường gọi Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后), là phi tần của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và sinh mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Từ Hòa Hoàng thái hậu
慈和皇太后
Khang Hi Đế sinh mẫu
Từ Hòa Hoàng Thái Hậu: Thân thế, Mẫu bằng Tử quý
Hoàng thái hậu nhà Thanh
Tại vị3 tháng 10 năm 1661
- 11 tháng 2 năm 1663
(tại vị cùng Nhân Hiến Hoàng thái hậu)
Đăng quang3 tháng 10 năm 1661
Tiền nhiệmHiếu Trang Hoàng Thái hậu
Kế nhiệmNhân Thọ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1640-02-29)29 tháng 2, 1640
Mất30 tháng 2, 1663(1663-02-30) (23 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
An táng6 tháng 6 năm 1663
Hiếu lăng (孝陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tổ
Thuận Trị Hoàng đế
Hậu duệ
Tôn hiệu
Từ Hoà Hoàng thái hậu
(慈和皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu
(孝康慈和莊懿恭惠溫穆端靖崇文育聖章皇后)
Thân phụĐông Đồ Lại
Thân mẫuGiác La thị

Thân thế Từ Hòa Hoàng Thái Hậu

Dòng dõi nguồn gốc

Từ Hòa Hoàng Thái Hậu: Thân thế, Mẫu bằng Tử quý 
Hiếu Khang Chương Hoàng hậu Đông Giai thị

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu sinh ngày 8 tháng 2 (ÂL), họ Đông Giai thị, nguyên thuộc Hán quân Chính Lam kỳ, về sau dòng họ của bà được nhập Mãn Châu bổn kỳ, tức Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Nhiều thuyết truyền đời cho rằng, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu là người Hán, tuy nhiên căn cứ theo nguồn gốc của gia tộc Đông Giai thị thì sự thật không phải như vậy.

Thời nhà Nguyên, có một tộc Đông Giai thị cư trú ở hạ du sông Tùng Hoa, vùng hồ Y LanHồ Lý Cải vạn hộ phủ (胡里改万户府), Oát Đóa Lý vạn hộ phủ (斡朵里万户府), chủ yếu là người Nữ Chân, trong đó có thủy tổ Đông Giai. Thêm khảo chứng, từ thời nhà LiêuGia Cổ thị (加古氏), đến thời Nguyên đã là Giáp Cổ thị (夹古氏), đến thời Thanh là Giác La thị. Căn cứ Kim sử, "Giáp tục viết Đông" (夹俗曰仝), Đông (仝) và Đông (佟) đều đồng âm, cũng gọi là Đồng, do vậy Giáp Thanh Thần thời Kim, cũng chính là Đồng Thanh Thần (佟清臣).

Sang thời đầu Minh, chính sách an hảo dân Nữ Chân được đẩy mạnh, ước chừng vào năm Hồng Vũ, Nữ Chân tù tưởng (vạn hộ) được tổ tiên của Đông thị phụng dời đến Phụng Châu (thượng du sông Huy Phát).

Khoảng năm Vĩnh Lạc thứ 21, lại tùy Kiến Châu Vệ Đô chỉ huy thiêm sự phóng thích gia nô đến vùng mà ngày nay là Hoàn Nhân, năm Chính Thống thứ 3 lại dời ra Tân Tân, Phủ Thuận. Trước đó, năm Hồng Vũ thứ 5, tổ tiên tộc Đông thị tùy Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi li khai Y Lan mà dời đến phía nam Sông Đồ Môn, vùng Khánh Nguyên nay thuộc Bán đảo Triều Tiên, không lâu sau lại đến Oát Mộc Hà (斡木河). Sau khi Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi chết, toàn bộ tộc (kể cả tổ tiên Đông thị) đều dời về Tân Tân, kể cả Hồ Lý Cải bộ cũng dời về Tân Tân.

Gia thế

Căn cứ Đông thị tông phả (佟氏宗谱) và Đông thị tộc phổ (佟氏族谱), thủy tổ dòng họ Đông thị là Ba Hổ Đặc Khắc Thận (巴虎特克慎), sinh ra 7 người con trai. Con trai thứ 5, tức Đạt Nhĩ Hán (达尔汉) thế cư ở Đông Giai, cũng từ đó gọi [Đông Giai]. Đạt Nhĩ Hán cùng với em trai thứ 6 về sau "Đầu nhập dân tịch", cư ngụ ở Khai Nguyên, mở chợ buôn ngựa ở Khai Nguyên và Phủ Thuận, sau lại dời đến Phủ Thuận cư trú, buôn bán làm ăn, nhanh chóng trở thành hộ giàu có bậc nhất Liêu Đông. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất quân dựng thiên hạ, dòng Đông Dưỡng (佟养) trong chi họ Đông thị đầu quân cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đây chính là thủy tổ của dòng họ của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu.

Tổ phụ là Đông Dưỡng Chân (佟養真), cùng em trai Đông Dưỡng Tính (佟养性) làm ăn buôn bán ở Lữ Thuận, quy phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, phân ở Hán quân Tương Hoàng kỳ, có quân công nên được thế chức Du kích (游击) truyền đời, trấn thủ ở biên giới Trấn Giang, sau bị nhà Minh bắt mà xử tử, truy tặng Quang Lộc đại phu, tước Nhất đẳng Công, tặng Thái sư. Cha là Đông Đồ Lại (佟圖賴), nguyên nhậm Đô thống Chính Lam kỳ, có nhiều quân công, nhậm Lễ bộ Thị lang, thế chức "Tam đẳng Tinh kỳ ni ha phiên" (三等精奇尼哈番), về hưu mà mất. Trong nhà bà có hai người anh em ruột là Đông Quốc Cương (佟國綱; mất 1690) và Đông Quốc Duy (佟國維; mất 1719), về sau đều là những người có quyền thế, đặc biệt là Đông Quốc Duy, làm đến Lĩnh Thị vệ Nội đại thần, rồi Nghị chính đại thần, trở thành ngoại thích nhà Thanh do là cha của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Như vậy có thể thấy, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu căn bản không phải người Hán mà thế tộc đời đời là Mãn Châu, hơn nữa lại có gia thế cực cao quý, có lẽ vì việc phân phó ở Hán quân kỳ đã dấy lên việc gia tộc Đông Giai thị là tộc Hán.

Mẫu bằng Tử quý Từ Hòa Hoàng Thái Hậu

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Đông thị nhập cung, khi đó giữ danh hiệu Thứ phi. Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), tháng 3, bà sinh Hoàng tam tử Huyền Diệp tại Cảnh Nhân cung. Hậu cung nhà Thanh thời Thuận Trị, ngoài Hoàng hậu ra còn có PhiTần, nhưng cả hai đãi ngộ này rất ít được sử dụng, thông thường ai có thân phận cao sẽ hưởng đãi ngộ Phúc tấn dưới Tần, ai sinh con hưởng Tiểu Phúc tấn và còn lại đều gọi là Cách cách. Với điều kiện này, hẳn Đông thị sau khi sinh Huyền Diệp đã nhận đãi ngộ Tiểu Phúc tấn.

Năm thứ 18 (1661), ngày 7 tháng 1 (tức ngày 5 tháng 2 dương lịch), Thuận Trị Đế băng hà, con trai Thứ phi Đông thị là Hoàng tam tử Huyền Diệp được chọn làm Hoàng thái tử kế vị, tức [Khang Hi Đế], khi đó 8 tuổi.

Thời gian này, Tổ mẫu của Khang Hi Đế là Chiêu Thánh Hoàng thái hậu được tôn Thái Hoàng thái hậu, Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Thuận Trị Đế được tôn [Mẫu hậu Hoàng hậu; 母后皇后], còn Thứ phi Đông thị chỉ được gọi [Mẫu hậu; 母后]. Căn cứ đãi ngộ trong hồ sơ Mãn văn Quất Huyền Nhã (橘玄雅) cho thấy Đông thị lúc này vẫn nhận đãi ngộ Phúc tấn, hồ sơ chưa gọi bà là "Thái hậu" mà chỉ là Phúc tấn, dù bà sinh ra Tân đế kế vị. Năm Khang Hi nguyên niên (1662), ngày 3 tháng 10, Khang Hi Đế chính thức tôn bà làm Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后). Từ đó, Đông thị hưởng đãi ngộ của Hoàng hậu, tuy nhiên về cơ bản thì lễ tương đương Thái hoàng Thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu.

Sách tôn viết:

Năm Khang Hi thứ 2 (1663), ngày 11 tháng 2 (ÂL), Từ Hòa Hoàng thái hậu mất do một căn bệnh lạ, khi đó bà chỉ gần 24 tuổi (tuổi mụ). Căn cứ Thanh thực lục, Khang Hi Đế đối với cái chết của mẹ vô cùng bi thống, Thái hoàng Thái hậu cùng Nhân Hiến Hoàng thái hậu đã nhiều lần hạ chỉ an ủi. Tháng 5, bà được truy tặng thụy hiệuHiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Sùng Thiên Dục Thánh Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖皇后).

Sách văn thụy viết rằng:

Ngày 6 tháng 6 (ÂL) cùng năm, Hiếu Khang Hoàng hậu được an táng vào Hiếu lăng (孝陵). Năm Khang Hi thứ 9 (1670), tháng 2, Nghị Chính vương đại thần tâu rằng lấy lệ của Hiếu Từ Cao Hoàng hậu cùng Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu nên tôn Đế thụy cho Hiếu Khang Hoàng hậu, gọi là [Chương Hoàng hậu]. Cùng năm tháng 5, thăng phụng Thái Miếu. Tuy rằng Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu cũng cùng an táng tại Hiếu lăng nhưng triều đình Khang Hi chỉ thăng phụng thần vị của Hiếu Khang Hoàng hậu phối cùng Thuận Trị Đế, vị trí thần vị của bà ở bên Hữu của thần vị của Thuận Trị Đế. Chiếu cáo thiên hạ.

Về sau Ung Chính, Càn Long dâng thêm huy hiệu, do vậy thụy hiệu đầy đủ là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠溫穆端靖崇文育聖章皇后).

Xem thêm

Tham khảo

  • The Last Emperors "A Social History of Qing Imperial Institutions", Evelyn S. Rawski. ISBN 0-520-22837-5
  • Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
  • Draft history of the Qing dynasty《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.世祖孝康章皇后.
  • Passionate women: female suicide in late imperial China. Paul S. Ropp,Paola Zamperini,Harriet Thelma Zurndorfer. ISBN 90-04-12018-1, ISBN 978-90-04-12018-1.

Tags:

Thân thế Từ Hòa Hoàng Thái HậuMẫu bằng Tử quý Từ Hòa Hoàng Thái HậuTừ Hòa Hoàng Thái Hậu1640166320 tháng 329 tháng 2Chữ HánKhang HiLịch sử Trung QuốcPhi tầnThuận TrịTiếng Mãn

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Chí VịnhĐắk LắkDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamGia KhánhChuyện người con gái Nam XươngThừa Thiên HuếVăn LangMassage kích dụcMười hai vị thần trên đỉnh OlympusThời bao cấpGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giớiKitô giáoHang Sơn ĐoòngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTập Cận BìnhNguyễn Minh Châu (nhà văn)Nguyễn Ngọc KýDanh từYInternetVladimir Vladimirovich PutinHoa hồngHIVLa Văn CầuWikipediaVụ phát tán video Vàng AnhNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamNATOĐinh NúpLiếm dương vậtNguyễn Thị ĐịnhChú đại biCúp bóng đá trong nhà châu ÁCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtĐà NẵngTừ Hán-ViệtCộng hòa Nam PhiCúp bóng đá trong nhà châu Á 2022Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamTư tưởng Hồ Chí MinhBộ Công an (Việt Nam)Vụ án Lê Văn LuyệnVương Đình HuệMona LisaĐại dươngThái NguyênNguyễn Chí ThanhĐền HùngReal Madrid CFCách mạng Công nghiệp lần thứ tưĐịa lý châu ÁViệt Nam Cộng hòaLong châu truyền kỳBộ Quốc phòng (Việt Nam)Sư tửKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamHồ Văn ÝJennifer PanHarry PotterHà TĩnhChu Văn AnLý Thái TổChiến dịch Điện Biên PhủDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTôn giáo tại Việt NamChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Thang điểm trong hệ thống giáo dục Việt NamTrà VinhQuảng ĐôngVõ Tắc ThiênPhạm Minh ChínhHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtDanh sách ngân hàng tại Việt NamTriệu Tuấn HảiHiệp định Paris 1973Trần Nhân TôngMai vàng🡆 More