Sobekemsaf Ii

Sobekemsaf II (đầy đủ hơn là Sekhemre Shedtawy Sobekemsaf) là một vị vua thuộc Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Vương triều thứ 17.

Ông cai trị Ai Cập vào những năm 1570 TCN, khi một phần Ai Cập bị người Hyksos chiếm giữ.

Gia đình Sobekemsaf Ii

Sobekemsaf II là con trai của Sobekemsaf I. Hoàng hậu Nubemhat, vợ chính của Sobekemsaf I, bà biết đến qua tấm bia của hoàng tử Ameni (con của hoàng hậu Haankhes với một pharaon không rõ, có thể là Sekhemre-Heruhirmaat Intef, sau lấy Sobekemheb) với một tên hiệu duy nhất "Người vợ hoàng gia vĩ đại", và chỉ được đề cập là mẹ của công chúa Sobekemheb. Vì thế bà có lẽ không phải là mẹ đẻ của Sobekemsaf II.

Sobekemsaf có 2 người con trai, về sau đều kế vị ông trở thành vua, là Sekhemre-Wepmaat IntefNubkheperre Intef, dựa vào văn bản trên rầm cửa của một ngôi đền ở Gebel-Antef, xây dựng bởi Nubkheperre. Sử sách không nhắc đến mẹ của cả hai. Theo 2 cuộn giấy Papyrus Abbott và Leopold II-Amherst Papyrus, người vợ chính thức của Sobekemsaf là hoàng hậu Nubkhaes. Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa bà và các người con của Sobekemsaf II.

Vào triều đại thứ 13, cũng có một hoàng hậu tên Nubkhaes. Điều này từng khiến người ta lầm tưởng Sobekemsaf II là vua của thời này. Một tấm bia đá của một hoàng hậu tên Nubkhaes hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, tuy nhiên người chồng của bà lại không được đề cập.

Lăng mộ Sobekemsaf Ii

Ngôi mộ của ông nằm tại Dra Abu el-Naga. Một số hiện vật còn sót lại là một tấm bia hình chóp của Sobekemsaf II, một bức tượng nhỏ bằng đá bazan của ông (đã bị mất phần đầu), nhiều kỷ vật hình con bọ hung. Ngoài ra còn có 2 cột tháp thuộc về Sobekemsaf II, một cái đã mất, cái còn lại được trưng bày tại Bảo tàng Cairo.

Vụ trộm mộ của Sobekemsaf II

Vụ cướp mộ của Sobekemsaf II được ghi lại trong cuốn Papyrus Abbott và Leopold II-Amherst Papyrus, vào năm thứ 16 của Ramesses IX. Những lời thú tội cùng với những bản án xét đối với những kẻ đào trộm mộ được mô tả chi tiết trong cuộn Leopold II-Amherst Papyrus, vào ngày 22 tháng 7 theo lịch Ai Cập, năm 16 Ramesses IX.

Theo đó, một người thợ xây của ngôi đền Amun-Ra tên là Amenpnufer, cùng với 6 đồng phạm, đã đột nhập ngôi mộ của Sobekemsaf II vào năm thứ 13 Ramesses IX. Hắn khai rằng đã lấy tất cả "160 deben vàng" (tương đương 14,5 kg) từ 2 xác ướp (của Sobekemsaf và hoàng hậu). Ngoài ra còn nhiều đồ trang sức quý giá và những vật phẩm tùy táng làm bằng bạc và đồng. Sau khi lấy hết vàng ngọc khảm trên những cỗ quan tài, Amenpnufer đã châm lửa đốt chúng. Hắn cùng các đồng bọn đã chịu mức án cao nhất - tử hình theo lệnh của Ramesses IX.

Hình ảnh Sobekemsaf Ii

Chú thích

Tags:

Gia đình Sobekemsaf IiLăng mộ Sobekemsaf IiHình ảnh Sobekemsaf IiSobekemsaf IiAi Cập cổ đạiNgười HyksosThời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai CậpVương triều thứ Mười bảy của Ai Cập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phước SangCách mạng Công nghiệp lần thứ tưNhà Chu21 (album của Adele)Chăm PaĐồng tính luyến áiTiến hóaĐinh Tiến DũngCông nghệ sinh họcEmmanuel MacronGia trưởngGia LaiLê Đình NhườngCà phêNguyễn Văn TrỗiTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC28 tháng 3Chí PhèoGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Kylie MinogueTình yêuThanh gươm diệt quỷNew ZealandLý Tự TrọngTrang ChínhMã QRÚcJustin BieberĐại học HarvardCanadaĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamĐậu mùaNăm CamĐông Nam ÁBiểu tình Thái Bình 1997QatarLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳĐịa lý Việt NamVụ án Lê Văn LuyệnKinh tế Hoa KỳCristiano RonaldoJoseph StalinDanh sách ngân hàng tại Việt NamThành phố Hồ Chí MinhPhân cấp hành chính Việt NamSông HồngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhCách mạng Công nghiệpĐiện Biên PhủLão HạcNhà giả kim (tiểu thuyết)Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Siêu tân tinhVõ Thị Ánh XuânPhan Đình TrạcNhà bà NữNho giáoChiến tranh Đông DươngHarry KaneTiệc LyNam quốc sơn hàNewJeansChiến dịch Tây NguyênCúc Tịnh YTố HữuGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020Can ChiTrần Lưu QuangĐịch Nhân KiệtDoraemonTự sátĐắk NôngPhương Anh ĐàoTam ThểHương TràmNguyễn Văn NênHy LạpMai vàngMinh Thái Tổ🡆 More