Quảng Trường Đỏ

Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (Nga: Красная площадь, chuyển tự.

Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của Tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.

Kremlin và Quảng trường Đỏ, Moskva
Di sản thế giới UNESCO
Quảng Trường Đỏ
Nhìn về phía tây bắc từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily
Vị trí Quảng Trường ĐỏMoskva, Nga
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii, iv, vi
Tham khảo545
Công nhận1990 (Kỳ họp 14)
Tọa độ55°45′15″B 37°37′12″Đ / 55,75417°B 37,62°Đ / 55.75417; 37.62000
Quảng trường Đỏ trên bản đồ Moscow
Quảng trường Đỏ
Vị trí Quảng Trường Đỏ của Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ trên bản đồ Nga
Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ (Nga)

Năm 1990, Quảng trường Đỏ đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Nguồn gốc và tên gọi Quảng Trường Đỏ

Khu vực mà hiện nay là Quảng trường Đỏ thì trước đây là các công trình xây dựng bằng gỗ, nhưng đã bị phá bỏ đi theo sắc lệnh của Đại công tước Ivan III năm 1493, do các công trình này rất dễ bị cháy. Khu vực mới tạo ra (trước đó đơn giản gọi là Pozhar, tức "khu vực cháy") dần dần chuyển thành như là nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Moskva. Tên gọi khi đó là Torgovaya nghĩa là quảng trường thương mại. Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau cũng như thỉnh thoảng làm nơi diễn ra lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga. Quảng trường đã dần dần được xây dựng từ thời điểm đó, và nó được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga kể từ khi nó được xây dựng.

Quảng Trường Đỏ 
Lịch sử đa dạng của quảng trường Đỏ được phản ánh trong nhiều công trình nghệ thuật, bao gồm cả các bức vẽ của Vasily Surikov, Konstantin Yuon và nhiều người khác.

Tên gọi Quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu sắc của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏchủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga красная (krasnaya) có thể mang nghĩa "đỏ" hay "đẹp" (nghĩa sau là nghĩa cổ, nay không dùng). Từ này ban đầu được dùng để chỉ (với nghĩa "đẹp") Nhà thờ Thánh Basil, và sau đó dần dần được chuyển để chỉ quảng trường cạnh đó. Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar cũ) vào nửa sau thế kỷ 17 với nghĩa "đẹp". Chỉ từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay. Một số thành thị Nga cổ, chẳng hạn Suzdal, Yelets hay Pereslavl-Zalessky, cũng có quảng trường chính của mình mang tên Krasnaya ploshchad, trùng tên với Quảng trường Đỏ của Moskva.

Lịch sử gần đây Quảng Trường Đỏ

Trong thời kỳ Xô Viết thì Quảng trường Đỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, trở thành quảng trường chính trong đời sống của quốc gia này. Bên cạnh việc là địa chỉ chính thức của chính quyền Xô viết, nó còn được biết đến như là nơi diễn ra các lễ diễu binh trong các ngày hội. Nhà thờ Kazan và nhà thờ Iverskaya với cổng Phục sinh đã bị phá hủy để có chỗ cho các loại xe quân sự có thể tiến vào quảng trường. Người ta cũng đã định phá hủy công trình có tiếng nhất tại MoskvaNhà thờ chính tòa thánh Basil ở phía nam quảng trường (tên gọi khác nhà thờ Pokrovskii). Người ta nói rằng Lazar Kaganovich, một phụ tá của Stalin và là chủ nhiệm dự án tái kiến trúc Moskva, đã chuẩn bị một mô hình đặc biệt cho quảng trường Đỏ, trong đó nhà thờ lớn này cần phải loại bỏ và đem kế hoạch này tới cho Stalin để chỉ ra nhà thờ này là vật cản trở cho các lễ diễu hành và giao thông như thế nào. Nhưng khi ông này gạch nhà thờ ra khỏi bản đồ thì Stalin phản đổi bằng câu nói nổi tiếng của mình: "Lazar! Để nó lại đấy!"

Một trong hai lễ diễu binh quan trọng nhất trên Quảng trường Đỏ diễn ra năm 1941, khi thành phố bị Phát xít Đức bao vây và Hồng quân Liên Xô đã đi thẳng từ quảng trường Đỏ ra mặt trận còn lễ diễu binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các lá cờ của quân đội Đức Quốc Xã đã được ném dưới chân Lăng Lenin.

Một sự kiện đáng nói là vào ngày 28 tháng 5 năm 1987, một phi công Đức tên là Mathias Rust đã hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ.

Thắng cảnh Quảng Trường Đỏ

Mỗi một công trình tại khu vực Quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là Lăng Lenin, trong đó đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily cũng như các cung điện và nhà thờ của Điện Kremli. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là Nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là Đài kỷ niệm Minin và Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.

Vị trí Quảng Trường Đỏ

Tọa độ: 55°45′14,5″Bắc và 37°37′13″Đông, tại trung tâm thủ đô Moskva, Liên bang Nga.

Quảng trường này có chiều dài khoảng 695 m và rộng khoảng 130 m.

Các di tích nổi tiếng Quảng Trường Đỏ

  • Lăng Lenin nằm trên Quảng trường Đỏ.
  • Bảo tàng lịch sử

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc và tên gọi Quảng Trường ĐỏLịch sử gần đây Quảng Trường ĐỏThắng cảnh Quảng Trường ĐỏVị trí Quảng Trường ĐỏCác di tích nổi tiếng Quảng Trường ĐỏQuảng Trường ĐỏChuyển tự tiếng Nga sang ký tự LatinhMoskvaNgaQuảng trườngTổng thống NgaĐiện Kremli

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trận Thành cổ Quảng TrịHải DươngCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtNguyễn Tân CươngSinh vật huyền thoại Trung HoaBảy mối tội đầuĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhIraqChristian de CastriesSa PaHạ LongVincent van GoghTF EntertainmentTô Vĩnh DiệnHoàng ĐanTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamAldehydeTrạm cứu hộ trái timAnimeLâm BưuPhạm Ngọc ThảoTrần Đức ThiệpĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhĐỗ Văn ChiếnTaylor SwiftTrần Quang PhươngĐộng đấtViệt MinhĐịa lý Việt NamVnExpressChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangChiến dịch Linebacker IIHoa KỳBộ bài TâyCác ngày nghỉ lễ ở Hàn QuốcHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Kim LânĐỗ MườiTiếng ViệtHán Cao TổKhánh HòaAsahikawaThuật toánNguyễn TrãiĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCNarutoTrận SekigaharaAn GiangThám tử lừng danh ConanTố HữuHội AnGThanh gươm diệt quỷCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaĐinh Tiên HoàngChâu ÁTrần Đức LươngHVe sầuDanh mục sách đỏ động vật Việt NamChữ HánGia Cát LượngPhong trào Đồng khởiShin Tae-yongCúp bóng đá châu Á 2023Gia LongHồ Quý LyLê Quý ĐônAngolaBình PhướcTrần Thái TôngVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Lưu BịThiên địa (website)One PieceTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)🡆 More