Phạm Văn Tráng

Phạm Văn Tráng (? - 1913) còn có tên là Nguyễn Thế Trung (khi hoạt động cách mạng), là chiến sĩ thuộc Việt Nam Quang phục hội ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược Phạm Văn Tráng

Phạm Văn Tráng là người Bát Tràng, nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Thuở nhỏ, ông sống tại phố Hàng Nâu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là người gan dạ, có chí khí, giỏi văn và võ. Ông từng dạy chữ Hán tại làng Hành Thiện.

Tháng 3 năm 1907, ông hăng hái hưởng ứng phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1912, Việt Nam Quang phục hội được thành lập do chí sĩ Phan Bội Châu đề xướng theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đánh đuổi người Pháp khỏi Đông Dương, ông liền tham gia.

Tháng 12 năm đó, Phạm Văn Tráng được cử sang Nam Ninh (Trung Quốc) dự đại hội đại biểu Việt Nam Quang phục hội. Tại đây, Phạm Văn Tráng tham gia "hiệp hội tử vì nghĩa", nhận nhiệm vụ ám sát toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut và một số cộng sự đắc lực là người Việt như Hoàng Cao Khải (tổng đốc Hà Đông), Nguyễn Duy Hàn (tuần phủ Thái Bình)...nhằm "đánh thức đồng bào", "kêu gọi hồn nước".

Sau đó, ông cùng Nguyễn Khắc Cần đã bí mật đem một số quả tạc đạn trở về cất giấu ở Yên Viên (quê ông Cần, nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), rồi chia nhau đi thực hiện.

Ngày 12 tháng 4 năm 1913, Phạm Văn Tráng đứng đợi trên con đường chính của tỉnh lỵ Thái Bình. Khoảng 11 giờ 30 phút, xe kéo tuần phủ Nguyễn Duy Hàn chạy qua, ông Tráng liệng tạc đạn và giết chết viên tuần phủ.

Vào lúc 7 giờ rưỡi tối ngày 26 tháng 4 năm 1913, khi khách hàng phần nhiều là người Pháp ngồi uống rượu và ăn ở sân trước, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Túy đã dùng tạc đạn giết chết hai trung tá Pháp là Chapuy, Mongrand và làm bị thương 6 người Pháp cùng 7 người Việt khác tại khách sạn Hà Nội trên đường Paul Bert (nay là số 2, phố Nguyễn Khắc Cần, Hà Nội).

Bị quân Pháp truy lùng gắt gao, Phạm Văn Tráng và Nguyễn Khắc Cần cùng các đồng chí khác trốn sang Trung Quốc, nhưng bị bắt ở biên giới Lạng Sơn. Trong cuộc khủng bố lần này, quân Pháp đã bắt cả thảy 254 người mang về giam tại Hà Nội.

Ngày 29 tháng 8 năm 1913, thực dân Pháp mở phiên tòa đại hình xét xử 87 người trong ba ngày liền. Ngày 5 tháng 9, bảy người trực tiếp tham gia mưu sát, bị tuyên án tử hình, đó là Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần, Phạm Đệ Quý, Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Quế, Phạm Hoàng Triết, Phạm Văn Tiên. Cường Để, Phan Bội Châu ở nước ngoài cũng bị kết án tử hình vắng mặt. Còn số người khác thì bị kết án khổ sai chung thân lưu đày biệt xứ, hoặc tù giam từ 5 đến 10 năm.

Đến ngày 24 tháng 9, bảy người bị tuyên án tử hình lần lượt bị đưa lên máy chém tại nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội).

Có người cho rằng khi ấy Phạm Văn Tráng chỉ mới 28 tuổi.

Vinh danh Phạm Văn Tráng

Tên ông được người ta đặt cho một con đường ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng ghi sai là "Nguyễn Văn Tráng". Việc sửa chữa đã được bàn bạc nhiều lần nhưng vẫn như cũ.

Chú thích

Tài liệu tham khảo chính Phạm Văn Tráng

  • Vũ Văn Tĩnh, Một vài điểm xác minh về vụ ném bom ở Hà Nội năm 1913, in trong Tuyển tập công trình nghiên cứu lịch sử Thăng Long-Hà Nội (Tập 2). Nhà xuất bản Hà Nội, 2010.
  • Và một số tài liệu đã dẫn kèm theo bài viết.

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử sơ lược Phạm Văn TrángVinh danh Phạm Văn TrángTài liệu tham khảo chính Phạm Văn TrángPhạm Văn Tráng1913Lịch sửThế kỷ 20Việt NamViệt Nam Quang phục Hội

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đội tuyển bóng đá quốc gia MontenegroBảng chữ cái Hy LạpChannel 3 (Thái Lan)VNGLitvaDầu mỏCộng hòa Miền Nam Việt NamCristiano RonaldoLê Đại HànhKhởi nghĩa Hai Bà TrưngDanh sách trại giam ở Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Hà LanThần điêu đại hiệp (phim truyền hình 2006)Vương Sở NhiênNhà Tây SơnDanh sách Tổng thống Hoa KỳBến Nhà RồngThành phố Hồ Chí MinhBrasilMalaysiaQuân đội nhân dân Việt NamTrần Tình LệnhLiên QuânTam QuốcLý Hiện (diễn viên)Mặt TrăngThế hệ ZHưng YênLương CườngĐồng bằng sông HồngKênh đào PanamaSố chính phươngQuốc gia thành viên Tổ chức Lao động Quốc tếĐài Truyền hình Việt NamViệt Nam hóa chiến tranhĐài LoanVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Ẩm thực Việt NamHạ LongĐại học Quốc gia Hà NộiLê Thánh TôngDương Tử (diễn viên)Kiều AnhPhilippe TroussierMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamKhởi nghĩa Bãi SậyCôn ĐảoNgân hàng Nhà nước Việt NamĐinh Văn NơiNgười TàyQuốc gia Việt NamAdolf HitlerViệt NamDanh sách thành viên của SNH48Đại dịch COVID-19Dương MịchVương Đình HuệĐại hội Thể thao Đông Nam Á 2023Nikola TeslaNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamDanh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (2016–nay)Chiến tranh LạnhQuần đảo Trường SaKazakhstanSimo HäyhäElizabeth IINhân Mã (chiêm tinh)Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt NamNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCộng hòa IrelandDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtNguyễn Đình ChiểuTrương ĐịnhĐội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa IrelandFansipanHồi giáoKim ĐồngĐội tuyển bóng đá quốc gia EstoniaQuần đảo Hoàng Sa🡆 More