Albert Sarraut

Albert Pierre Sarraut (Phiên âm: An-be Sa-rô)(1872-1962) là chính khách người Pháp, đảng viên đảng Cấp tiến Pháp và đã hai lần làm thủ tướng Pháp.

Albert Sarraut
Albert Sarraut
Thủ tướng Pháp
Nhiệm kỳ
26 tháng 10 năm 1933 – 26 tháng 11 năm 1933
Tiền nhiệmÉdouard Daladier
Kế nhiệmCamille Chautemps
Nhiệm kỳ
24 tháng 1 năm 1936 – 4 tháng 6 năm 1936
Tiền nhiệmPierre Laval
Kế nhiệmLéon Blum
Toàn quyền Liên bang Đông Dương
Nhiệm kỳ
15 tháng 11 năm 1911 – 22 tháng 11 năm 1913
Tiền nhiệmPaul Louis Luce
Kế nhiệmJoost van Vollenhoven
Nhiệm kỳ
22 tháng 1 năm 1917 – 9 tháng 12 năm 1919
Tiền nhiệmJean-François dit Eugène Charles
Kế nhiệmMaurice Antoine François Monguillot
Thông tin cá nhân
Sinh28 tháng 7 năm 1872
Bordeaux, Gironde, Đệ nhị Đế chế Pháp
Mất26 tháng 11 năm 1962 (90 tuổi)
Paris, Pháp
Đảng chính trịĐảng Cấp tiến

Thân thế Albert Sarraut

Albert Saraut sinh ngày 28 tháng 7 năm 1872 tại Bordeaux (tỉnh Gironde), có anh là Maurice Sarraut, chủ nhiệm nhật báo La Dépêche du Midi (Tin nhanh vùng Midi) thời Đệ tam Cộng hòa Pháp.

Jean Sainteny, người đại diện cho chính phủ Pháp đặt bút ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, là con rể của ông.

Sự nghiệp Albert Sarraut

Albert Sarraut học khoa Luật rồi đắc cử vào Hạ viện Pháp.

  • 1902-1924: dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc liên minh Cấp tiến-Xã hội tỉnh Aude. Ngày 3 tháng 7 năm 1905, ông là một trong số những dân biểu dồn phiếu thông qua nghị luật loại bỏ vai trò của Giáo hội Công giáo khỏi hoạt động của chính phủ Pháp. Đạo luật này hiệu lực ngày 9 tháng 12 năm 1905.
  • 1906-1909: Thứ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Ferdinand Sarrien, sau đó là trong nội các Georges Clemenceau (1).
  • 1909-1910: Thứ trưởng bộ Chiến tranh trong nội các Aristide Briand (1).

Sarraut được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Dương hai lần: lần đầu từ cuối năm 1911 tới năm 1914; lần thứ nhì từ năm 1917 tới năm 1919. Trong cương vị này ông có ngỏ lời sẽ xét đến một tương lai độc lập cho xứ Đông Pháp. Tên của ông từng được đặt cho một trường cấp 3 ở Hà Nội.

  • 1914-1915: Bộ trưởng bộ Giáo dục và Mỹ thuật trong nội các René Viviani (1) và René Viviani (2).
  • 1920-1924: Bộ trưởng bộ Thuộc địa trong các nội các Alexandre Millerand (1) và (2), sau đó là nội các Georges Leygues, nội các Aristide Briand (7) và nội các Raymond Poincaré (2).
  • 1926-1928: Bộ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Raymond Poincaré (4). Cũng từ năm 1926 cho tới năm 1945, Saraut là thượng nghị sĩ cho vùng Aude.
  • Tháng 2, 1930: Bộ trưởng bộ Hàng hải trong nội các Camille Chautemps (1).
  • Tháng 12, 1930-tháng 1 năm 1931: Bộ trưởng bộ Hải quân trong nội các Theodore Steeg.
  • Tháng 6, 1932-tháng 10 năm 1933: Bộ trưởng bộ Thuộc địa trong nội các Edouard Herriot (3), nội các Joseph Paul-Boncour và nội các Édouard Daladier (1).
  • 26 tháng 10 năm 1933-24 tháng 11 năm 1933: bộ trưởng bộ Hàng hải kiêm Thủ tướng Pháp thứ 106, thay thế Édouard Daladier, lập ra nội các Albert Sarraut (1). Người kế nhiệm là Camille Chautemps
  • Tháng 11, 1933-tháng 1 năm 1934: Bộ trưởng bộ Hàng hải trong nội các Camille Chautemps (2).
  • Tháng 2-tháng 11 năm 1934: Bộ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Gaston Doumergue (2).
  • 24 tháng 1 năm 1936-4 tháng 6 năm 1936: bộ trưởng bộ Nội vụ kiêm Thủ tướng Pháp thứ 113, thay thế Pierre Laval, lập ra nội các Albert Sarraut (2). Người kế nhiệm là Leon Blum.
  • Tháng 6, 1937-tháng 1 năm 1938: Bộ trưởng bộ Nội vụ trong nội các Chautemps thứ ba và bốn.
  • Tháng 3-tháng 4 năm 1938: Bộ trưởng đặc trách các công việc tại Bắc Phi trong nội các Leon Blum (2).
  • Tháng 4, 1938-tháng 3 năm 1940: Bộ trưởng bộ Nội vụ của nội các Édouard Daladier (3).
  • Tháng 3-tháng 6 năm 1940: Bộ trưởng bộ Giáo dục trong nội các Paul Reynaud.
  • Tháng 7 năm 1940, khi thống chế Petain giải tán quốc hội Pháp ông cũng bỏ chính trường và quay về điều hành nhật báo gia đình La Dépêche du Midi. Anh ông là Maurice thì bị lực lượng dân quân Pháp ám sát cuối năm 1943.
  • 1947: Được chỉ định vào Hội đồng Liên hiệp Pháp, là chủ tịch hội đồng năm 1951.

Học thuyết Sarraut Albert Sarraut

Đầu thập niên 1920, Albert Sarraut, khi đó là bộ trưởng bộ Thuộc địa, đã đề ra một chương trình khai khẩn thuộc địa mà nếu được áp dụng trong thực tiễn, có thể đã đánh dấu các lợi ích của đổi mới tư duy của chính quyền trong kiểm soát sự phát triển của các thuộc địa. Ông mô tả các ý tưởng này trong cuốn sách "La mise en valeur des colonies françaises" (Khai khẩn các thuộc địa Pháp) tạo thành một học thuyết mạch lạc chặt chẽ về công cuộc khai thác kinh tế để điều chỉnh các công việc phải quan tâm trong quản lý hành chính đối với cư dân bản địa. Ông viết "La politique indigène, c'est la conservation de la race". ("Chính sách đối với người bản địa, là bảo tồn chủng tộc"). Ông cũng đề ra chương trình đầu tư cho sức khỏe và xã hội nhưng nó đã không được thực hiện do thiếu nguồn ngân sách.

Ông qua đời ngày 26 tháng 11 năm 1962.

Ghi chú

Tham khảo

  • La Mise en valeur des colonies françaises (Sự khai khẩn các thuộc địa Pháp), Payot, Paris, 1923, 675 trang.
  • Indochine, «Images du monde» (Đông Dương, "Hình ảnh của Thế giới"), Firmin Didot, Paris, 1930.
  • Grandeur et servitude coloniales (Vinh và nhục của thuộc địa), Editions du Sagittaire, Paris, 1931
Tiền nhiệm:
Édouard Daladier
Thủ tướng Pháp
1933
Kế nhiệm:
Camille Chautemps
Tiền nhiệm:
Pierre Laval
Thủ tướng Pháp
1936
Kế nhiệm:
Léon Blum

Tags:

Thân thế Albert SarrautSự nghiệp Albert SarrautHọc thuyết Sarraut Albert SarrautAlbert Sarraut18721962Chính kháchNgười PhápThủ tướng Pháp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

XXXQuỳnh búp bêLiên XôChiến dịch Hồ Chí MinhThanh BùiOne PieceVăn hóaTrung ĐôngNami (One Piece)Hoàng Phủ Ngọc TườngNicolas JacksonAtalanta BCNguyễn Thị Ánh ViênIsraelNhà NguyễnVinamilkLandmark 81Cách mạng Công nghiệpNguyễn Đình Trung (sinh năm 1973)Thủy triềuTrận Thành cổ Quảng TrịPhong trào Đồng khởiDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamBình Ngô đại cáoRobloxLụtTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Kim LânChủ tịch Quốc hội Việt NamKakáChiến tranh LạnhGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcNúi Bà ĐenNguyễn Ngọc NgạnSố nguyênLương Tam QuangAnhNguyễn Đình ThiĐại học Bách khoa Hà NộiChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtVnExpressHoàng Tuần TàiĐào, phở và pianoGiê-suMôi trườngĐường sắt đô thị Hà NộiVăn miếu Trấn BiênLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)Cách mạng Tháng TámQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamCộng hòa Nam PhiRunning Man (chương trình truyền hình)Tăng Minh PhụngTôn Đức ThắngNhà bà NữNguyễn Hòa BìnhĐồng bằng sông Cửu Long16 tháng 4Elon MuskLý Chiêu HoàngAnimeCác vị trí trong bóng đáThái BìnhChâu Đăng KhoaXuân DiệuĐắk LắkMặt trăng ôm mặt trờiGiang TôChủ nghĩa Marx–LeninNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamĐen (rapper)GoogleHương TràmDanh sách địa danh trong One PieceDanh sách quốc gia theo diện tíchNguyễn Văn ThiệuKinh tế Úc🡆 More