Nhà Thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam.

Đây là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội.

Nhà Thờ Hàm Long
Nhà thờ Hàm Long nhìn từ góc bên phải
Nhà Thờ Hàm Long
Nhà thờ Hàm Long nhìn từ chính diện
Nhà thờ Hàm Long
Nhà Thờ Hàm Long
Bên trong nhà thờ
Nhà thờ
' Nhà thờ thánh Antôn
Tôn giáo Công giáo Rôma
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thành phố Hà Nội
Địa chỉ 21 phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm
Kiến trúc
Xây dựng 1934
Khánh thành 1939
Phong cách Gothic
Cao 17m
Quản nhiệm nhà thờ
Sự kiện
 

Nhà thờ tọa lạc ở số 21 phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, công trình do kiến trúc sư người Việt Phêrô Lý Đức Thân, tục gọi cụ Đốc Thân, (sinh năm 1863 tại Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây - nay là Hà Nội, qua đời ngày 1 tháng 3 năm 1967 tại Tam Hà, Thủ Đức, Sài Gòn) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 1934 và hoàn thành vào ngày 7 tháng 5 năm 1939, cao 17m.

Đáng chú ý là ở đây người ta dùng nhiều chất liệu xây dựng trong dân gian như: rơm hồ vôi, nứa, giấy bản... để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô.

Ở cửa chính của nhà thờ có một bức phù điêu ở phía dưới gác chuông. Trên đó có khắc cây thánh giá với hai cánh tay đóng đinh trên thánh giá, cánh tay không có áo là cánh tay của Chúa Giêsu, cánh tay có áo là cánh tay của thánh Phanxicô thành Assisi. Đây chính là biểu tượng phổ quát của dòng Phan Sinh. Các cửa đi vào nhà thờ đều có màu nâu là màu của dòng Phan Sinh. Còn các cột có hình tượng dây buộc, các dây đó là các dây thắt lưng của tu sĩ dòng nhất, dòng nhì.

Ở bên trong nhà thờ có ba vị thánh trên bàn thờ, đứng giữa là thánh Antôn thành Padova, bên cạnh là thánh Clara và thánh Phanxicô, cả ba vị đó đều là tu sĩ dòng nhất và dòng nhì.

Nhà thờ lấy thánh Antôn thành Padova làm quan thầy.

Một số linh mục phục vụ ở đây trong những thập niên vừa qua đã trở thành hồng y và Giám mục như: Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Giám mục Giáo phận Hải Phòng Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Giáo phận Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang.

Chú thích

Tags:

Giáo hội Công giáo RômaHà NộiNhà thờTổng giáo phận Hà NộiViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phan Đình TrạcAcetonLiên Hợp QuốcNguyễn Thị Kim NgânTừ Hán-ViệtTrần Nhân TôngBà TriệuPhápPhù NamDanh sách thủy điện tại Việt NamMặt TrờiVõ Văn KiệtKinh thành HuếCúp bóng đá U-23 châu ÁLa LigaHữu ThỉnhĐội tuyển bóng đá quốc gia UzbekistanVườn quốc gia Cúc PhươngNguyễn Cảnh HoanVincent van GoghVladimir Vladimirovich PutinLý Nhã KỳTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiQuang TrungSố chính phươngXuân QuỳnhQuốc hội Việt NamHoài LinhPHà LanTrương Gia BìnhNguyên tố hóa họcNguyệt thựcHôn lễ của emDoraemon (nhân vật)Tôn giáoCúp FASinh sản vô tínhTrần Quốc TỏĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCSuni Hạ LinhBlackpinkFakerQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamLandmark 81Mông CổBảy hoàng tử của Địa ngụcChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Quảng NinhCôn ĐảoVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcNho giáoTần Thủy HoàngNhà HánLGBTDế Mèn phiêu lưu kýNguyễn Minh Quang (cầu thủ bóng đá)Đắk LắkAn GiangKéo coDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủSa PaHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Mã QRQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamNúi lửaBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Bayer 04 LeverkusenNguyễn Hòa BìnhBlack Eyed PilseungHạt nhân nguyên tửPiRTrần Đại NghĩaBình DươngTrung du và miền núi phía BắcTừ mượn trong tiếng ViệtSóng thần🡆 More