Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản

Nguyên soái (tiếng Nhật: 元帥; rōmaji: gensui) là một quân hàm trong quân đội Đế quốc Nhật Bản từ năm 1872 đến năm 1873.

Sau thời kỳ trên, quân hàm này bị bãi bỏ. Đến năm 1898, Phủ Nguyên soái bắt đầu thực hiện phong danh hiệu nguyên soái cho các đại tướng lục quân hoặc hải quân, với danh xưng Nguyên soái Lục quân Đại tướng (元帥陸軍大将, tương đương Thống tướng) và Nguyên soái Hải quân Đại tướng (元帥海軍大将, tương đương Thủy sư đô đốc). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, danh hiệu này không còn được áp dụng ở Nhật Bản nữa.

Nguyên soái đại tướng
元帥大将
Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản
Phù hiệu Nguyên soái
Quốc giaNguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
ThuộcNguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Hạng5 sao
Hình thành1872
Bãi bỏ1945
Hàm trênĐại Nguyên soái
Hàm dướiĐại tướng

Khái quát Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản

Tại Nhật Bản, năm 1872, nghị sĩ Saigō Takamori được phong quân hàm nguyên soái lục quân. Cũng trong năm này, có quy định về quân phục cho các cấp nguyên soái và đại nguyên soái. Tháng 5 năm 1873, cải cách chế độ sĩ quan đã bãi bỏ quân hàm nguyên soái. Saigō trở thành nhân vật duy nhất của quân đội Đế quốc Nhật Bản từng mang quân hàm nguyên soái. Dù vậy, sau cải cách nói trên, quân hàm của Saigō trở lại thành đại tướng lục quân.

Năm 1898, có Điều lệ Phủ Nguyên soái. Điều lệ này quy định những đại tướng lục hải quân lập nhiều quân công sẽ được phong danh hiệu nguyên soái và được mang danh hiệu này đến cuối đời. Họ được gọi là nguyên soái đại tướng lục quân/hải quân. Phù hiệu và trang phục cho nguyên soái cũng được quy định trong năm đó. Thêm vào đó, đến năm 1918, còn có quy định về kiếm nguyên soái (元帥佩刀).

Ngày 26 tháng 4 năm 1926, danh hiệu nguyên soái được phong cho cả cựu hoàng Triều Tiên Thuần Tông.

Suốt thời kỳ Minh Trị (23 tháng 10 năm 1868 đến 30 tháng 7 năm 1912) có 5 đại tướng lục quân và 3 đại tướng hải quân được phong danh hiệu nguyên soái, không kể Saigō Takamori. Thời kỳ Taishō (1912-1926) có 6 đại tướng lục quân và 6 đại tướng hải quân được phong nguyên soái. Thời kỳ Shōwa trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1926-1945), có 6 đại tướng hải quân và 4 đại tướng hải quân được phong nguyên soái. Riêng trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, có 3 đại tướng lục quân và 3 đại tướng hải quân được phong nguyên soái, trong đó có 2 đại tướng hải quân được truy phong.

Năm 1945, Điều lệ Phủ Nguyên soái bị bãi bỏ, chế độ nguyên soái của Nhật Bản cũng bị bãi bỏ theo. Vào thời điểm chế độ này bị bãi bỏ, vẫn có 5 nguyên soái còn sống.

Danh hiệu Lục Hải quân Đại Nguyên soái (Riku-Kaigun Dai-Gensui) được dành riêng cho các Thiên Hoàng Meiji, TaishōHirohito.

Danh sách nguyên soái Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản

Nguyên soái lục quân (陸軍元帥)

Saigō Takamori (1827-1877), người Kagoshima, được phong làm Nguyên soái Lục quân (Rikugun Gensui) duy nhất vào ngày 19 tháng 7 năm 1872.

Nguyên soái đại tướng lục quân (元帥陸軍大将)

Thời điểm thụ phong Hình Tên (Sinh-Mất) Xuất thân
1 20/1/1898 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Yamagata Aritomo (1838-1922) Yamaguchi
2 20/1/1898 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Thân vương Komatsu Akihito (1846-1903) Hoàng gia
3 20/1/1898 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Ōyama Iwao (1842-1916) Kagoshima
4 31/1/1906 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Nozu Michitsura (1840-1908) Kagoshima
5 24/10/1911 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Oku Yasukata (1847-1930) Fukuoka
6 9/1/1914 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Hasegawa Yoshimichi (1850-1924) Yamaguchi
7 9/1/1914 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Thân vương Fushimi Sadanaru (1858-1923) Hoàng gia
8 9/1/1914 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Kawamura Kageaki (1850-1926) Kagoshima
9 24/6/1916 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Terauchi Masatake (1852-1919) Yamaguchi
10 12/12/1919 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Thân vương Kan'in Kotohito (1865-1945) Hoàng gia
11 27/4/1922 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Uehara Yusaku (1856-1933) Miyazaki
12 27/1/1929 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Vương tước Kuni Kuniyoshi (1873-1929) Hoàng gia
13 8/8/1932 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Vương tước Nashimoto Morimasa (1874-1951) Hoàng gia
14 3/5/1933 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Nobuyoshi Muto (1868-1933) Saga
15 21/6/1943 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Terauchi Hisaichi (1879-1946) Tokyo
16 21/6/1943 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Hajime Sugiyama (1875-1945) Fukuoka
17 2/6/1944 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Hata Shunroku (1879-1962) Fukushima

Nguyên soái đại tướng hải quân (元帥海軍大将)

Thời điểm thụ phong Hình Tên (Sinh-Mất) Xuất thân
1 20/1/1898 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Saigo Tsugumichi (1843-1902) Kagoshima
2 31/1/1906 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Itō Sukeyuki (1843-1914) Kagoshima
3 31/10/1911 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Inoue Yoshika (1845-1929) Kagoshima
4 21/4/1913 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Togo Heihachiro (1847-1934) Kagoshima
5 7/7/1913 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Thân vương Arisugawa Takehito (1862-1913) Hoàng gia
6 26/5/1917 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Ijuin Goro (1852-1921) Kagoshima
7 27/6/1922 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Thân vương Higashifushimi Yorihito (1867-1922) Hoàng gia
8 8/1/1923 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Shimamura Hayao (1858-1923) Kōchi
9 24/8/1923 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Tomozaburo Kato (1861-1923) Hiroshima
10 27/5/1932 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Vương tước Fushimi Hiroyasu (1876-1946) Hoàng gia
11 18/4/1943 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Isoroku Yamamoto (1884-1943) Niigata
12 21/6/1943 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Osami Nagano (1884-1947) Kōchi
13 31/3/1944 Nguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản  Koga Mineichi (1885-1944) Saga

Xem thêm

  • Đại tướng (Lục quân Đế quốc Nhật Bản)
  • Đại tướng (Hải quân Đế quốc Nhật Bản)

Tham khảo

Tags:

Khái quát Nguyên Soái Đế Quốc Nhật BảnDanh sách nguyên soái Nguyên Soái Đế Quốc Nhật BảnNguyên Soái Đế Quốc Nhật Bản187218731898Chiến tranh thế giới thứ haiNhật BảnQuân hàmQuân độiRōmajiThống tướngThủy sư đô đốcTiếng NhậtĐế quốc Nhật Bản

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Châu MỹNgày Thống nhấtHarry PotterVụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiĐồng NaiQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁVũng TàuAn Dương VươngTrần Thái TôngBố già (phim 2021)Tư Mã ÝKhủng longQuảng NamJosé MourinhoNhà tù Hỏa LòThư KỳTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Mắt biếc (phim)Bạch LộcCần ThơVạn Lý Trường ThànhHứa Quang HánHàn TínAlbert EinsteinNguyễn Văn LinhHồn papa da con gáiQuốc hội Việt Nam khóa VISúng trường tự động KalashnikovChiến tranh Đông DươngKhóa chặt cửa nào SuzumeNguyễn DuNgười thầy y đứcĐảng Việt TânBTSDanh sách tập phim Thanh gươm diệt quỷBách ViệtEnhypenTrần Ngọc TràNghệ thuật săn quỷ và nấu mìPhạm Văn ĐồngCầu Rạch MiễuLiên QuânVõ Văn ThưởngPhong trào Đồng khởiCung Hoàng ĐạoChiến dịch Tây NguyênNgân HàƯng Hoàng PhúcHỏa phụng liêu nguyênKhải ĐịnhĐỗ MườiĐại hội Thể thao Đông Nam Á 2023HentaiKỷ lục và số liệu thống kê Giải bóng đá Ngoại hạng AnhNha TrangTempestUruguayĐại học Quốc gia Hà NộiMa Kết (chiêm tinh)Nguyễn Văn TrỗiDragon Ball – 7 viên ngọc rồngTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCNhà Hậu LêÝĐấu La Đại LụcLật mặt (phim)Vương Hạc ĐệHoa hậu Hòa bình Thái LanHùng Vương thứ VIĐộc Cô TínPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpTrần Anh TôngCha Eun-wooAi CậpLandmark 81Phạm Xuân Ẩn🡆 More