Tōgō Heihachirō: Đô đốc Nhật Bản

Tōgō Heihachirō (東鄉平八郎; Hán-Việt: Đông Hương Bình Bát Lang; 27 tháng 1 năm 1848 – 30 tháng 5 năm 1934) là một võ sĩ Nhật Bản và là một quân nhân trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Ông đã được phong các chức nguyên soái đại tướng hải quân, hầu tước, được trao Huân chương Hoa cúc, Huân chương quân công hạng nhất, được thờ như một vị thần cấp tòng nhất vị. Ông là một trong những anh hùng thủy tướng vĩ đại nhất của đất nước mặt trời mọc. Ông được báo chí phương Tây đặt cho biệt hiệu "Nelson của phương Đông".

Tōgō Heihachirō
Tōgō Heihachirō: Đầu đời, Những trận chiến Tokugawa (1863-1869), Đào tạo tại Anh (1871–1878)
Sinh27 tháng 1 năm 1848
Kagoshima, Satsuma, Nhật Bản
Mất30 tháng 5 năm 1934
Tokyo, Nhật Bản
ThuộcHải quân Đế quốc Nhật Bản
Quân chủngTōgō Heihachirō: Đầu đời, Những trận chiến Tokugawa (1863-1869), Đào tạo tại Anh (1871–1878) Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1863 – 1913
Quân hàmNguyên soái đại tướng hải quân
Tham chiếnChiến tranh Anh-Satsuma
Chiến tranh Boshin
Chiến tranh Thanh-Nhật
Chiến tranh Nga-Nhật
Khen thưởngHuy hiệu tối cao Huân chương Hoa Cúc
Huân chương Diều Hâu vàng (hạng 1)
Huân chương Merit
Huân chương Victoria Cross
Công việc khácChánh gia sư cho hoàng tử Hirohito
Tōgō Heihachirō
Tên tiếng Nhật
Kanji東郷 平八郎
Hiraganaとうごう へいはちろう
Katakanaトウゴウ ヘイハチロウ

Đầu đời Tōgō Heihachirō

Tōgō sinh ngày 27 tháng 1 năm 1848 (lịch dương) ở quận Kachiyacho, thành phố Kagoshima, phiên bang Satsuma (hiện nay là tỉnh Kagoshima) ở nước Nhật thời phong kiến. Cha ông là một Samurai, người phục vụ cho thị tộc Shimazu, Tōgō có ba người anh em.

Kachiyacho là một trong những quận sinh sống của chiến binh samurai tại thành phố Kagoshima, trong đó rất nhiều nhân vật lừng danh khác của thời kỳ Minh Trị từng được sinh ra tại đây như Saigō TakamoriOkubo Toshimichi. Họ đã vươn lên thành những nhân vật then chốt dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, một phần vì thị tộc Shimazu là một lực lượng quân sự hùng mạnh cũng như những yếu tố về chính trị trong chiến tranh Mậu Thìn chống lại Mạc phủ Tokugawa (Đức Xuyên Mạc phủ) và cả những yếu tố chính trị trong cuộc Minh Trị duy tân.

Những trận chiến Tokugawa (1863-1869) Tōgō Heihachirō

Trải nghiệm chiến đấu đầu tiên của Tōgō là trong chiến tranh Anh-Satsuma (tháng 8 năm 1863) khi ông 15 tuổi, trong đó thành phố Kagoshima bị hải quân Hoàng gia Anh oanh tạc nhằm trừng trị đại danh của tỉnh Satsuma vì vụ ám sát Charles Lennox Richardson trên đường Tōkaidō năm trước đó, trong đó Nhật Bản từ chối trả tiền bồi thường.

Năm sau đó, phiên Satsuma thành lập một đội hải quân, trong đó Tōgō và hai người anh của ông được kết nạp vào đội. Tháng 1 năm 1868, trong suốt chiến tranh Mậu Thìn, Tōgō được phong lên làm người cầm lái cho tàu chiến hơi nước Kasuga, con tàu đã tham gia trong thủy chiến Awa, gần Osaka, chống lại lực lượng hải quân của Mạc Phủ, đây là trận thủy chiến đầu tiên của Nhật Bản giữa những hạm đội tàu hiện đại.

Khi mà trận chiến lan tới Bắc Nhật Bản, Tōgō trở thành sĩ quan hạng ba trên tàu Kasuga trong các trận chiến cuối cùng với tàn dư của lực lượng Mạc Phủ như trận thủy chiến Miyako và thủy chiến Hakodate (1869).

Sau khi cuộc chiến kết thúc vào mùa thu năm 1869, Tōgō, theo chỉ dẫn của gia tộc Satsuma, lần đầu tiên đến cảng ở Yokohama để học tiếng Anh. Ông cư trú tại Yokohama với Daisuke Shibata, một quan chức chính phủ thành thạo tiếng Anh và học phát âm phát âm từ Charles Wagman, phóng viên của báo The Illustrated London. Tōgō đã tiến bộ nhanh chóng và hoàn thành vào năm 1870, đồng thời có được vị trí tại Trường Huấn luyện Hải quân Hoàng gia Nhật Bản mới thành lập tại Tsukiji, Tokyo.

Đào tạo tại Anh (1871–1878) Tōgō Heihachirō

Vào tháng 2 năm 1871, Togo và mười một học viên sĩ quan Nhật Bản khác đã được lựa chọn để đi đến Anh để tiếp tục nhận đào tạo hải quân. Togo sống và học tập tại Anh trong thời gian bảy năm. Đến Tháng 4 năm 1871 sau một cuộc hành trình 80 ngày tại cảng Southampton, Togo đầu tiên tới London, lúc bấy giờ là thành phố đông dân nhất trên thế giới.

Các học viên Nhật Bản đã được tách ra và gửi đến Trung tâm tiếng Anh để học tập tiếng Anh, phong tục và cách cư xử. Togo ban đầu được gửi đến nội trú tại cảng hải quân lớn ở Plymouth, để học tập về Hải quân Hoàng gia Anh. sau đó, ông đã nghiên cứu lịch sử, toán học và kỹ thuật tại một trường dự bị hải quân ở Portsmouth dưới sự chỉ đạo của một giáo viên và mục sư địa phương để chuẩn bị cho nhập học vào trường Cao đẳng hải quân Hoàng gia tại Dartmouth.

Vào năm 1872 khi Hải quân Anh cho biết không có nơi ở tại Dartmouth cho các học viên tiếng Nhật, Togo đã nhập học như một thiếu sinh quân trên HMS Worcester. Sau hai năm đào tạo, Togo đã tốt nghiệp với vị trí thứ hai trong lớp.

Trong năm 1875, Tōgō đã đi khắp thế giới như một thủy thủ bình thường trên tàu huấn luyện Hampshire của Anh, ông rời Anh vào tháng Hai và ở bảy mươi ngày trên biển cho đến khi tới Melbourne. Togo đã khởi hành ba mươi nghìn dặm trước khi trở về Anh vào tháng năm 1875. Trong suốt mùa thu và mùa đông năm 1875-1876, Togo đã trải qua năm tháng nghiên cứu toán học tại Cambridge và tiếng Anh dưới sự chỉ đạo của Rev. Arthur Douglas Capel.

Tōgō vắng mặt ở Nhật Bản khi cuộc nổi loạn Satsuma diễn ra vào năm 1877. Ba anh em của ông đều chiến đấu trong cuộc nổi loạn: hai người đã bị giết trong trận chiến, và người thứ ba chết ngay sau kết thúc cuộc nổi loạn. Sau đó, Tōgō thường tỏ ra hối tiếc về số phận của cuộc nổi loạn và cả ân nhân của ông, Saigō Takamori.

Trở về nhật bản Tōgō Heihachirō

Tōgō, được thăng cấp trung úy, cuối cùng đã trở về Nhật Bản vào ngày 22 tháng 5 năm 1878 trên con tàu Hiei., sau đó được chuyển đến tàu hộ tống Amagi. Năm 1882, Tōgō theo tàu của mình đổ bộ tại Seoul sau sự kiện Imo.

Năm 1883, Tōgō được giao quyền chỉ huy con tàu đầu tiên của mình và hợp tác với các hạm đội Anh, Mỹ và Đức trong thời gian này.

Chú thích

Tham khảo


Tags:

Đầu đời Tōgō HeihachirōNhững trận chiến Tokugawa (1863-1869) Tōgō HeihachirōĐào tạo tại Anh (1871–1878) Tōgō HeihachirōTrở về nhật bản Tōgō HeihachirōTōgō Heihachirō1848193427 tháng 130 tháng 5Horatio NelsonHải quân Đế quốc Nhật BảnNguyên soái (Đế quốc Nhật Bản)Phương ĐôngSamuraiTừ Hán-Việt

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đại tướng Quân đội nhân dân Việt NamPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)HVăn LangCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Trần Hưng ĐạoKim Ji-won (diễn viên)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamQuần đảo Hoàng SaĐồng ThápGoogle DịchThủ dâmPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamTừ mượn trong tiếng ViệtDầu mỏEntropyNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamJude BellinghamQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangBảy mối tội đầuXuân QuỳnhBlackpinkQuảng BìnhHuy CậnTrần Văn RónThánh địa Mỹ SơnGia KhánhTrương Thị MaiBánh mì Việt NamNguyên tố hóa họcHuếHình bình hànhDanh sách quốc gia theo diện tíchThế hệ ZNhà ThanhCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTỉnh thành Việt NamChiến tranh Việt NamHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Núi Bà ĐenNguyễn TuânBang Si-hyukThành phố Hồ Chí MinhQuân đội nhân dân Việt NamMona LisaDanh sách nhân vật trong One PieceDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiParis Saint-Germain F.C.Lịch sử Việt NamTô LâmTrần Quý ThanhThanh gươm diệt quỷGia LaiLê Khả PhiêuTứ bất tửBảo ĐạiNew ZealandÔ nhiễm không khíMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamGiải bóng đá Ngoại hạng AnhRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Danh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiBạo lực học đườngMông CổNam ĐịnhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueDanh sách Tổng thống Hoa KỳTom và JerryTô HoàiGiờ Trái ĐấtNguyễn Phú TrọngNinh BìnhDoraemon (nhân vật)Tây Ban Nha🡆 More