Hal Dhruv

HAL Dhruv là một loại trực thăng đa nhiệm được công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ phát triển và sản xuất.

Dự án phát triển Dhruv được công bố lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1984, và sau đó được thiết kế với sự trợ giúp từ công ty MBB của Đức. Máy bay trực thăng này cất cánh lần đầu vào năm 1992; tuy nhiên, việc phát triển máy bay bị kéo dài do nhiều yếu tố bao gồm yêu cầu của Lục quân Ấn Độ về thay đổi thiết kế, hạn chế ngân sách, và lệnh cấm vận sau khi Ẩn Độ thử hạt nhân năm 1998 Pokhran-II.

Dhruv
Hal Dhruv
Dhruv helicopter of the Indian Air Forces, Sarang Helicopter Display Team in 2008 at RAF Fairford.
Kiểu trực thăng đa nhiệm
Quốc gia chế tạo Ấn Độ
Hãng sản xuất Hindustan Aeronautics Limited
Chuyến bay đầu tiên ngày 20 tháng 8 năm 1992
Bắt đầu
được trang bị
vào lúc
March 2002
Tình trạng đang hoạt động
Trang bị cho Lực quân Ấn Độ
Indian Air Force
Indian Navy
Được chế tạo 1992–nay
Số lượng sản xuất 231 tính tới tháng 2 năm 2017
Giá thành approx. 40 karor (US$6,2 million)
Phát triển Hal Dhruv thành HAL Light Combat Helicopter
HAL Rudra

Dhruv đi vào hoạt động vào năm 2002. Máy bay được thiết kế nhằm đáp ứng cả mục đích quân sự và dân sự, với phiên bản quân sự dành cho Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, trong khi các phiên bản dân sự/thương mại đồng thời được phát triển. Máy bay trực thăng này được xuất khẩu đầu tiên cho NepalIsrael.

Các phiên bản quân sự đang sản xuất bao gồm chuyên chở, đa nhiệm, trinh thám và tải thương. Dựa trên khung thân Dhruv, máy bay trực thăng tấn công HAL Light Combat Helicopter (LCH) và HAL Light Utility Helicopter (LUH), máy bay trực thăng đa nhiệm quan sát hiện đang được phát triển. Đến thời điểm tháng 8 năm 2013, đã có hơn 200 chiếc HAL Dhruv được xuất xưởng cho nhiều khách hàng khác nhau.

Phát triển Hal Dhruv

Nguồn gốc

Chương trình Advanced Light Helicopter (ALH) (Trực thăng Tiên tiến Hạng nhẹ) nhằm sản xuất một máy bay trực thăng đa nhiệm 5 tấn nội địa được do Không lực Ấn Độ và Indian Naval Air Arm bắt đầu thực hiện vào tháng 5 năm 1979. HAL được chính phủ Ấn Đổ giao cho một hợp đồng vào năm 1984 nhằm phát triển máy bay trực thăng; Công ty Messerschmitt-Bölkow-Blohm (MBB) của Đức nhận được hợp đồng thiết kế và đồng phát triển chương trình vào tháng 7 năm 1984. Mặc dù chuyến bay đầu tiên được lên lịch vào năm 1989, nhưng mẫu thử nghiệm đầu tiên ALH (Z-3182) phải đến ngày 20 tháng 8 năm 1992 mới có chuyến bay mở màng tại Bangalore với sự hiện diện của Phó Tổng thống Ấn Độ K R Narayanan. Theo sau đó là sự ra đời của mẫu thử nghiệm thứ hai (Z-3183) vào ngày 18 tháng 4 năm 1993, phiên bản Lục quân/Không quân (Z-3268), và một mẫu thử nghiệm của hải quân (IN.901) với động cơ Allied Signal CTS800 và một giá neo có thể rút vào. Những vấn đề trì hoãn việc phát triển máy bay là do thay đổi trong nhu cầu quân sự và thiếu hụt ngân sách do khủng hoảng kinh tế Ấn Độ 1991.

Các cuộc thử nghiệm trên INS Viraat và các tàu khác bắt đầu vào tháng 3 năm 1998, và khoảng cùng thời gian đó một chương trình tinh giảm trọng lượng máy bay cũng được bắt đầu. Tuy nhiên, những trì hoãn trong việc phát triển nảy sinh khi những cấm vận bị áp đặt do những thử nghiệm hạt nhân Pokhran-II của Ấn Độ vào năm 1998 và việc Ấn Độ từ chối ký vào Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện. Vì vậy, đông cơ dự tính lắp cho máy bay này là LHTEC T800, bị từ chối theo lệnh cấm vận. Thay vào đó, động cơ Turbomeca TM 333-2B2 turboshaft được chọn; ngoài ra Turbomeca còn đồng ý phát triển một động cơ mạnh hơn với HAL, với cái tên dự tính là Ardiden. Turbomeca cũng trợ giúp phát triển máy bay, trong việc phân tích độ mỏi và nghiên cứu động học rotor tại Pháp. Chuyến bay đầu tiên của Dhruv với động cơ mới và một cái tên mới Shakti, diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 2007.

Phát triển Hal Dhruv nâng cấp

Phiên bản HAL Rudra ban đầu có tên là Dhruv-WSI (Weapons Systems Integrated), là biến thể trực thăng tấn công thiết kế cho Lục quân Ấn Độ. Việc phát triển mẫu này bị trì hoãn vào tháng 12 năm 1998 và đến tận ngày 16 tháng 8 năm 2007, chuyến bay đầu tiên của mẫu thực nghiệm mới diễn ra; mẫu này được trang bị cả tên lửa chống tăng và máy bay, và một tháp súng máy 20-mm. Dhruv-WSI cũng có khả năng thực thi chức năng hỗ trợ hỏa lực tầm gần (CAS) và săn ngầm (ASW). Ngoài biến thể Dhruv-WSI, HAL cũng phát triển trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) dựa trên Dhruv cho Lực lượng Vũ trang Ấn Độ. Máy bay được gắn thêm hai cánh phụ có thể mang đến 8 tên lửa xuyên giáp, bốn tên lửa không đối không, hay bốn giá có thể gắn cả rocket 70 mm hoặc 68 mm. LCH xũng sẽ có FLIR (Forward Looking Infrared), một camera CCD (Charge Coupled Device), và một hệ thống khóa mục tiêu với laser rangefinder và cảm biến tầm nhiệt.

Hal Dhruv 
Một máy bay Dhruv của Lục quân Ấn Độ

Năm 2005, sau sự kiện một máy bay Dhruv bị phá hủy khi đang hạ cánh, toàn bộ đội bay bị tạm ngưng hoạt động cho đến khi nguyên nhân được tìm ra là do sự rung lắc quá mức của rotor đuôi. Sau đó người ta đã thiết kế lại với việc tích hợp các vật liệu mới vào máy bay cùng với thay đổi phương thức thiết kế, Dhruv đã phải trải qua quá trình tái chứng nhận và quay trở lại hoạt động một thời gian ngắn sau tháng 3 năm 2006. Tháng 4 năm 2007, một bản báo cáo phát hành bởi Ủy ban Quốc phòng Ấn Độ đã ghi nhận Dhruv là một trong bốn "lĩnh vực trọng tâm" được xác định có tiềm năng xuất khẩu cao. Tháng 1 năm 2011, HAL và đối tác Israel Aerospace Industries (IAI) ra thống báo rằng họ đang cùng nhau phát triển Dhruv trở thành máy bay trực thăng không người lái hoạt động trên biển, một tính năng được khach hàng quan tâm.

Năm mẫu Dhruv Mk III sản xuất đầu tiên, sử dụng động cơ Shakti, được bàn giao 205 Aviation Squadron cho đóng tại căn cứ Leh vào ngày 7 tháng 2 năm 2011 trong một buổi lễ tại HAL's Helicopter Division. Trong tháng 7 năm 2011, Tổng Nha Hàng không dân sự Ấn Độ chứng nhận mô hình máy bay Dhruv được phát triển bởi HAL và nhà phát triển Canada CAE Inc; từ đó mô hình này có thể được tùy chỉnh thành các biến thể khác nhau của Dhruv và các máy bay khác như Eurocopter Dauphin. Defence Bioengineering and Electromedical Laboratory (DEBEL) đã và đang phát triển hệ thống cung cấp oxy nhằm tăng trần bay, và đến tháng 8 năm 2010, IAF đã đặt hàng phát triển hệ thống này cho chiếc Dhruv.

Vào tháng 2 năm 2012, HAL thống báo Lục quân Ấn Độ đã đặt thêm 159 máy bay.

Thiết kế Hal Dhruv

Hal Dhruv 
Một chiếc Dhruv của Lục quân Ấn Độ tại ILA 2008

HAL Dhruv có thiết kế quy ước; khoảng 29 phần trăm trọng lượng không tải (bao gồm 60 phần trăm diện tích bề mặt khung thân) là vật liệu composite. Theo thông tin do công ty đưa ra, một loại composite sợi carbon đặc biệt được HAL phát triển đã giảm trọng lượng máy bay đến 50 phần trăm. Thân đuôi nằm cao cho phép dễ dàng tiếp cận cửa sau. Động cơ đôi 1000  sức ngựa Turbomeca TM333-2B turboshafts được gắn trên cabin và vận hành một rotor chính có bốn cánh quạt bằng composite. Rotor chính có thể gấp lại bằng tay; các cánh quạt được gắn giữa những đĩa gia cố bằng sợi carbon, đầu rotor được làm bằng sợi elastomer. Tháng 2 năm 2004, công ty trực thăng Hoa Kỳ Lord Corporation nhận được một hợp đồng phát triển một hệ thống kiểm soát rung động chủ động (AVCS), giúp giám sát các điều kiện khi bay và triệt tiêu rung động của thân máy bay.

Khoang lái được làm bằng vật liệu Kevlarsợi carbon; máy bay cũng được tích hợp những vùng hấp thu chấn động và các ghế ngồi chịu va chạm. Nó được trang bị hệ thống bay tự động bốn trục SFIM Inc. Hệ thống hàng không bao gồm radio liên lạc HF/UHF, hệ thống nhận diện IFF, định hướng Doppler và một radio altimeter; một radar thời tiết và hệ thống định vị Omega là các lựa chọn gắn thêm cho phiên bản hải quân. IAI cũng phát triển hệ thống khóa mục tiêu và chiến tranh điện tử cho Dhruv, cũng như hệ thống quan sát bay ngày và đêm. HAL khẳng định rằng Dhruv là một máy bay nội địa, tuyên bố này đã được Comptroller and Auditor General of India kiểm chứng sau đó. Họ đã đưa ra một báo cáo vào tháng 8 năm 2010 rằng máy bay này: "...không đáp ứng đủ mức độ nội địa hóa 50% (thời điểm 2008), 90% vật liệu giá trị của mỗi chiếc ALH vẫn phải nhâp từ các nhà cung cấp ngoại quốc".

Tháng 9 năm 2010, một bản báo cáo chỉ ra rằng Dhruv's Integrated Dynamic System (IDS), vốn tích hợp nhiều chức năng điều khiển rotor chính vô một module duy nhất mang năng lượng từ đông cơ đến các rotor, đã chịu hao mòn quá mức, và cần thay thế thường xuyên; kết quả là tốc độ di chuyển đã bị hạn chế xuống 250 km/h và trần bay cũng bị giảm. HAL ký hợp đồng với công ty hàng không Italy Avio nhằm mục đích tư vấn thiết kế và họ đã tạo ra bản sao máy bay của IDS tại Italy để giải quyết vấn đề một cách riêng biệt do những chỉ trích về những thí nghiệm ban đầu của Dhruv đã được tiến hành "vội vã". Tháng 6 năm 2011 HAL thông báo vấn đề đã được xử lý và không còn hiện diện trên phiên bản Dhruv Mk III, nhiều thay đổi trên cả thiết kế và khâu sản xuất được tiến hành nhằm cải thiện IDS. Một chương trình tái trang bị Mk I và Mk II đã được hoàn tất vào tháng 6 năm 2011.

Phiên bản ALH Mk-III với động cơ Shakti đã cho kết quả bay xuất sắc ở độ cao trên 6 km. Nó có thể chuyên chở 14 binh lính được trang bị đầy đủ. DGCA đã chứng tỏ được thiết kế chịu va chạm của mình khi mà một vài tai nạn xảy ra nhưng không có tổn thất về nhân mạng nào.

Lịch sử hoạt động Hal Dhruv

Ấn Độ

Việc bàn giao Dhruv bắt đầu vào tháng 1 năm 2002, chính năm sau khi chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm, và gần mười tám năm sau khi dự án được khởi động. Tuần duyên Ấn Độ là lực lượng đầu tiên vận hành Dhruv; theo sau là Lục quân Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ, Không lực Ấn Độ và Lực lượng Biên phòng. 75 chiếc Dhruv đã được bàn giao cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ tính đến thời điểm năm 2007, và đến 2008 máy bay này được lên kế hoạch sản xuất với sản lượng 40 chiếc mỗi năm. Đội thao diễn trên không Sarang của Không lực Ấn Độ sử dụng 4 chiếc Dhruv. Năm 2007, một đơn hàng bổ sung 166 chiếc được Lục quân Ấn Độ đặt. Ấn Độ có thể đặt tới 12 chiếc Dhruv có trang bị phương tiện cấp cứu y tế trên khoang, dùng cho Bộ phận Quân y phục vụ cho MEDEVAC.

Dhruv có trần bay cao, do đó nó đáp ứng nhu cầu của Lục quân hoạt động ở vùng Sông băng SiachenKashmir. Tháng 9 năm 2007, Dhruv Mk.3 được giao thực thi các nhiệm vụ bay ở vùng có độ cao lớn tại Siachen sau khi trải qua sáu tháng thử nghiệm. Tháng 10 năm 2007, một chiếc Dhruv Mk.3 bay đến độ cao 27.500 foot (8.400 m) trên mực nước biển tại Siachen. Một báo cáo vào năm 2009 của Lục quân Ấn Độ chỉ trích khả năng của Dhruv, ghi nhận: "ALH không thể bay quá 5,000m, mặc dù yêu cầu của lục quân là phải bay đến dộ cao 6,500m"; điều này được lý giải là do động cơ TM333. Vì vậy mà Lục quân buộc phải dùng loại máy bay trực thăng thế hệ cũ Cheetah/Cheetal để sử dụng trong ngắn hạn. Động cơ Shakti mạnh hơn được lắp trên chiếc Dhruv Mk.3; trong một bài thử nghiệm máy bay có thể mang đến 600 kg tải trọng đến căn cứ Sonam trong khi nhu cầu của Lục quân chỉ là 200 kg. Lục quân Ấn Độ được bàn giao gói máy bay Dhruv Mk.3s đầu tiên trong Aero India 2011.

Tháng 10 năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng A. K. Antony công bố Hải quân Ấn Độ sẽ triển khai sử dụng Dhruv. Hải quân Ấn Độ đã không chấp thuận phiên bản chống ngầm (ASW) được đề xuất, do báo cáo về chất lượng không đạt chuẩn của cánh gập và khả năng bảo trì. Năm 2015, HAL đã cải tiến thiết kế gập của rotor cho phép Dhruv có thể được chuyên chở trên khoang của tàu frigate hạng nhẹ; vài máy bay trực thăng của Hải quân Ấn Độ sẽ mang thiết kế mới này. Hải quân Ấn Độ đã xem xét cho Dhruv thực hiện vai trò tuần tra, tìm và cứu nạn trên biển, và vào năm 2008 một quan chức cấp cao Hải quân đã phát biểu: "ALH cần một quãng đường dài để chương trình phát triển có thể hoàn thiện máy bay này cho các nhiệm vụ hải quân cơ bản như tìm và cứu nạn (SAR) liên lạc thông tin." Năm 2013, Hải quân Ấn Độ được thống báo có quan tâm đến HAL Rudra, phiên bản vũ trang của Dhruv. Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Hải quân Ấn Độ đã đưa vào biên chế Phi đội Dhruv đầu tiên (INAS 322, Guardians); Phó Đề Đốc Sinha phát biểu "Trong Hải quân, trực thăng Dhruv đã thực thi nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn (SAR) mở rộng, trong đó bao gồm cả trực thăn vận và tuần tra với thiết bị nhìn đêm".

Hal Dhruv 
IAF Sarang display team uses modified Dhruvs

Các phiên bản Dhruv dân sự được dùng cho mục đích vận tải, cứu thương, tuần tra cảnh sát, ngoài khơi và các nhiệm vụ khác. Ban Quản lý Thiên tai Quốc gia (NDMA) đã đặt hàng 12 chiếc Dhruv được trăng bị đầy đủ thiết bị y tế, bao gồm cả máy phun khí dung và hai cáng. Năm 2008, Bộ Nhà ở đã đặt hàng 6 chiếc Dhruv. Tập đoàn Dầu và Khí tự nhiên Quốc gia đang sử dụng Dhruv cho các hoạt động ngoài khơi. Vài chính phủ các bang của Ấn Độ dùng Dhruv cho lực lượng cảnh sát và vận tải. Tháng 3 năm 2011, Tổng Nha hàng không dân sự Ấn Độ ra yêu cầu đối với tất cả những cơ quan đang sử dụng máy bay Dhruv dân sự phải dừng hoạt động máy bay tạm thời do những vết nứt có thể xuất hiện trên khu vực đuôi, và khuyến cáo tằng cường bộ phận này.

Sau động đất Sikkim 2011, bốn chiếc Dhruv tham gia các hoạt động cứu nạn. Tháng 10 năm 2011, chính phủ vùng Jharkhand cầu viện đến các máy bay Mil Mi-17 vì hoạt động của Dhruv bị trì hoãn do bảo trì kéo dài và một vụ tai nạn nghiêm trọng. Tháng 10 năm 2011, The Telegraph tường thuật răng một loạt các vụ tai nạn, bao gồm của cả loại Dhruv, được cho là do sự dịch vụ bảo trì kém của công ty Pawan Hans Helicopters Ltd. Tháng 2 năm 2012, Bộ Nhà ở thông báo máy bay Dhruv của họ vẫn chưa hoạt động lại và các máy bay trực thăng khác như Mi-17 đang được cho thuê và đội bay Dhruv về dài hạn sẽ được thay thế.

Sáu chiếc Dhruv Lục quân cùng với 18 chiếc Dhruv của Không lực Ấn Độ được sử dụng trong chiến dịch cứu nạn Lũ lụt Bắc Ấn Độ 2013. Kích thước thân, tính linh hoạt, khả năng chở tới 16 người đến độ cao 10,000 feet, và sơ tán người mắc kẹt ở những vùng không thể tiếp đã giúp máy bay được đánh giá cao. Dhruv có thể chuyên chở được nhiều người khi bay từ các sân bay có độ cao hơn chiếc máy bay hạng nặng Mi-17, và đáp ở những nơi mà máy bay nhẹ hơn Bell 407 không thể. Tổng số giờ bay trong Chiến dịch Rahat và Chiến dịch Surya Hope là 630 giờ, trong đó 550 giờ bay dành cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

Tháng 1 năm 2014, Nha Khảo sát Địa Lý Ấn Độ (GSI) sử dụng Dhruv trang bị hệ thống khảo sát địa vật lý (HGSS). Trị giá 63 karor (US$10 million), HGSS có thể thực hiện các khảo sát từ trường, trọng lực và spectrometric.

Tháng 3 năm 2017, HAL nhận được đơn hàng 32 chiếc Dhruv cho Hải quân Ấn Độ và Tuần duyên Ấn Độ. Theo sau đó là đơn đặt hàng 41 máy bay trực thăng cho Lục quân Ấn Độ và Hải quân Ấn Độ.

Khách hàng ngoại quốc

Tổng quan

Dhruv đã nổi lên như là hệ thống vũ khí đầu tiên của Ấn Độ được xuất khẩu đến nhiều khách hàng ngoại quốc. Năm 2004 HAL tuyên bố họ hi vọng bán được 120 chiếc Dhruv trong vòng 8 năm tới, và họ đã trưng bày Dhruv tại các cuộc triễn lãm hàng không, bao gồm FarnboroughParis nhằm quảng cáo chiếc Dhruv. HAL đã cộng tác với Israel Aircraft Industries (IAI) nhằm phát triển và quảng bá Dhruv, phía IAI cũng giúp phát triển hệ thống khí hệ thống điện tử mới và buồng lái mới cho các biến thể của Dhruv.

Với giá thành một chiếc máy bay rẻ hơn ít nhất 15 phần trăm so với các đối thủ cạnh tranh, Dhruv đã dành được sự quan tâm của nhiều quốc gia, chủ yếu là từ Nam Mỹ, Châu Phi, Tây Á, Đông Nam Á và Vành đai Thái Bình Dương. Các lực lượng không quân từ khoảng 35 nước đã đặt ra các chất vấn cũng như yêu cầu trình diễn thực tế. Công ty cũng lên kế hoạch đạt được chứng nhận bay ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhằm thâm nhập vào thị trường dân sự to lớn ở đây.

Nam Mỹ

Hal Dhruv 
Dhruv helicopters of the Ecuadorian Air Force

HAL đã nhận được đơn đặt hàng của Không lực Ecuador (EAF) với bảy chiếc Dhruv, vượt qua sự cạnh tranh đến từ các hãng Elbit, Eurocopter và Kazan. Giá trị hợp đồng chỉ là đô la Mỹ50.7 triệu và thấp hơn khoảng 32 phần trăm so với gói thầu thấp thứ nhì của Elbit. 5 máy bay đã được bàn giao vào tháng 2 năm 2009, trong sự kiện Aero India 2009. Kể từ đó, cả Lục quân Ecuador và Hải quân Ecuador đều bày tỏ quan tâm đến Dhruv. Trong biên chế Ecuador, Dhruv đã tham gia vào các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, chuyên chở và MEDIVAC tại miền bắc nước này.

Sau sự kiện một chiếc Dhruv bị rơi vào tháng 10 năm 2009, Ecuador thông báo họ sẽ xem xét hoàn trả sáu chiếc cho HAL trong lúc có những tuyên bố về sự thiếu đảm bảo chất lượng; Chỉ huy EAF Tướng Rodrigo Bohorquez phát biểu "Nếu đây là một trục trặc lớn không thể dễ dàng sửa chữa, chúng tôi sẽ hoàn trả [Dhruv]." HAL đã tham gia trợ giúp điều tra vụ tai nạn, và kết quả cuối cùng là do lỗi phi công. Tháng 2 năm 2011, EAF báo cáo họ hài lòng với hoạt động của Dhruv và đang xem xét đặt hàng thêm. Đến tháng 10 năm 2015, đã có tổng cộng bốn chiếc Dhruv của Ecuador đã bị rơi do nguyên nhân thiết bị cơ khí và Ecuador đã cho dừng hoạt động loại máy bay này. Tháng 10 năm 2015 Ecuador đã hủy hợp đồng và rút khỏi biên chế các máy bay còn lại, dẫn nguyên do là nhiều bộ phận không được bàn giao và tỷ lệ tai nạn cao. Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ecuador Ricardo Patiño thông báo các chiếc HAL Dhruv còn lại của Không lực Ecuador đang được cất giữ tại Căn cứ Không quân Guayaquil và đang được rao bán cho các khách hàng tiềm năng.

Dhruv đã tham gia vào một cuộc tranh tài biểu diễn các bài test bay lượn và khả năng của hệ thống điện tử nhằm giành đơn hàng tám chiếc trực thăng động cơ đôi cho Chile; tuy nhiên, họ đã mất hợp động về tay Bell 412, Bất chấp có những cáo buộc của truyền thông là do áp lực không công bằng từ chính phủ Hoa Kỳ ưu ái cho Bell.

Tháng 6 năm 2008, chính phủ Peru đặt hai chiếc Dhruv cứu thương đường không cho cơ quan y tế Peru. HAL thông báo họ đang đàm phán với Bolivia cho hợp đồng năm chiếc Dhruv; và với Venezuela cho bảy chiếc.

Đơn hàng khác

Hal Dhruv 
phiên bản Dhruv dân sự

Một máy bay Dhruv dân sự đã được cho Bộ Quốc phòng Israel thuê vào năm 2004; IAI cũng sử dụng chiếc Dhruv của Bộ quốc phòng cho mục đích quảng bá và quan hệ công chúng. Tháng 7 năm 2006, Chỉ huy Không lực Ấn Độ Shashindra Pal Tyagi bình luận rằng Ấn Độ sẽ mua số máy bay trực thăng Mi-17 lên đến 80 chiếc nếu Nga mua máy Dhruv đáp lại.

Đầu năm 2004, đơn hàng ngoại quốc đầu tiên của Dhruv đến từ Nepal với hai chiếc máy bay thử nghiệm. Trong tháng 8 năm 2008, một thỏa thuận được ký với Thổ Nhĩ Kỳ mua ba chiếc Dhruv với giá 20 triệu đô la Mỹ, và với gói mở rộng lên tới 17 chiếc cho vai trò trợ giúp y tế. Dhruv cũng đã được giới thiệu cho Malaysia, trong khi Lục quân Indonesia đang đánh giá máy bay này.

Năm 2007, Amnesty International tuyên bố rằng họ sở hữu chứng cứ rằng Ấn Độ lên kế hoạch chuyển giao hai chiếc Dhruv cho Miến Điện, và dẫn các yếu tố Châu Âu rằng điều này đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của European Union (EU) lên nước này. Chính phủ Ấn Độ tranh cãi với tuyên bố của Amnesty và phủ nhận mọi việc làm sai trái.

Tháng 4 năm 2010, Hải quân Ấn Độ đã trao tặng một chiếc Dhruv cho Lực lượng Quốc phòng Maldives phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn và sơ tán y tế, trong khi một chiếc Mk.III thứ hai trang bị radar thời tiết được trao tặng tháng 12 năm 2013. Chiếc máy bay trực thăng đầu tiên đóng tại Đảo san hô Addu và chiếc thứ hai sẽ nằm ở Hanimaadhoo.

Tháng 11 năm 2014, Ấn Độ trao tặng một chiếc Dhruv cho Nepal như là một phần của liên minh chiến lược.

Các bên sử dụng Hal Dhruv

Quân sự

Hal Dhruv 
A Dhruv, in Sarang display markings, at Aero India 2011

Hiện tại

  • Không lực Ấn Độ
  • Indian Army Aviation Corps (40 on order)
  • Hải quân Ấn Độ (17 đang đặt hàng)
  • Tuần duyên Ấn Độ (16 đang đặt hàng)
  • Lực lượng biên phòng Ấn Độ (8 đang đặt hàng)
  • Ministry of Defense - one leased in 2007
  • Lực lượng Quốc phòng Maldives
  • Mauritius Police Force
  • Nepalese Army Air Service
  • Surinamese National Army

Trước đây

  • Ecuadorian Air Force withdrawn from use in 2015.

Dân sự

Hal Dhruv 
HAL Dhruv air ambulance in Bangalore, Ấn Độ
  • Các Nha Y tế Thổ Nhĩ Kỳ
  • Các Nha Y tế Peru (đang đặt hàng 2 chiếc)

Đặc tính kỹ thuật Hal Dhruv

  • Dữ liệu lấy từ Indian Army, Crawford, HAL

    Đặc tính tổng quan
  • Kíp lái: 1 hoặc 2 phi công
  • Sức chứa: 12 người (14 người xếp kín chỗ ngồi); hoặc 4 băng ca kèm 2 người; hoặc 2 băng ca kèm 4 người
  • Chiều dài: 15,9 m (52 ft 2 in)
  • Chiều rộng: 13,2 m (43 ft 4 in)
  • Chiều cao: 4,98 m (16 ft 4 in)
  • Trọng lượng rỗng: 2.502 kg (5.516 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 5.500 kg (12.125 lb)
  • Sức chứa nhiên liệu: 1400 liters
  • Động cơ: 2 × HAL Shakti Turboshaft, 899 kW (1.206 hp) mỗi chiếc . Dùng trong Mk III và Mk IV.
  • Động cơ: 2 × Turbomeca TM 333 Turboshaft, 801 kW (1.074 hp) mỗi chiếc . Dùng trong Mk I và Mk II.
  • Đường kính rô-to chính: 13,20 m (43 ft 4 in)

Hiệu suất bay

  • Vận tốc cực đại: 295 km/h (183 mph; 159 kn)
  • Tầm bay: 640 km (398 mi; 346 nmi)
  • Thời gian bay: 3h 42m
  • Trần bay: 6.096 m (20.000 ft)
  • Vận tốc lên cao: 10,3 m/s (2.030 ft/min)

Vũ khí trang bị

Xem thêm

    Máy bay liên quan
    Máy bay tương tự

    Danh sách liên quan
  • List of rotorcraft

Tham khảo

    Citations
    Bibliography

Liên kết ngoài

Tags:

Phát triển Hal DhruvThiết kế Hal DhruvLịch sử hoạt động Hal DhruvCác bên sử dụng Hal DhruvĐặc tính kỹ thuật Hal DhruvHal DhruvPokhran-IIẤn Độ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dinh Độc LậpNguyễn Hòa BìnhCampuchiaPhạm Minh ChínhVăn LangPhú QuốcKhủng longDanh sách quốc gia theo dân sốASCIILưu BịHiệu ứng nhà kínhAlbert EinsteinCác dân tộc tại Việt NamMậu binhNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNhân dân tệĐại hội Thể thao Đông Nam Á 2023Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngGiải vô địch bóng đá châu Âu 2020AnhTiếng AnhNhà NguyênTrần Khánh DưVladimir Vladimirovich PutinBảo Bình (chiêm tinh)Thụy ĐiểnLiếm âm hộBảy hoàng tử của Địa ngụcHồ Chí MinhLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhAnonymous (nhóm)Nguyễn TrãiNhững người khốn khổJulian NagelsmannYoo Ah-inSteve JobsPhan Văn MãiTên gọi Việt NamHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtĐông Nam BộSố chính phươngVương Đình HuệNhà Hậu LêĐịch Lệ Nhiệt BaĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhCách mạng công nghiệpBộ Công an (Việt Nam)Trang ChínhĐắc nhân tâmVũ Đức ĐamHình bình hànhThuốc lá điện tửBắc MỹCôn ĐảoTrần Thủ ĐộNông Đức MạnhHoàng Hoa ThámChủ nghĩa khắc kỷVạn Lý Trường ThànhĐồng bằng sông HồngĐài Tiếng nói Việt NamTượng Nữ thần Tự doNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamIosif Vissarionovich StalinNguyễn Phú TrọngTây Bắc BộHoàng thành Thăng LongHương Giang (nghệ sĩ)Mặt TrăngĐội tuyển bóng đá quốc gia PhápMarie CurieLuxembourgPhần LanHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Ngân hàng thương mại cổ phần Quân độiNapoléon BonaparteNhà máy thủy điện Hòa BìnhHữu Thỉnh🡆 More