Bengaluru

Bengaluru (tiếng Kannada: ಬೆಂಗಳೂರು, phát âm tiếng Kannada:  ⓘ), tên cũ Bangalore (phát âm tiếng Anh: /ˈbæŋɡəlɔːr, ˌbæŋɡəˈlɔːr/), là thành phố thủ phủ và lớn nhất của bang Karnataka tại miền nam Ấn Độ.

Bengaluru là thành phố đông đân thứ ba tại Ấn Độ với hơn 8 triệu người, và thuộc vùng kết tụ đô thị đông dân thứ tư toàn quốc với khoảng 15 triệu người (2023). Thành phố nằm trên cao nguyên Deccan với độ cao hơn 900 m (3.000 ft) so với mực nước biển, có khí hậu dễ chịu quanh năm cùng các công viên và không gian xanh, còn được mệnh danh là "Thành phố vườn" của Ấn Độ.

Bengaluru
ಬೆಂಗಳೂರು
—  Siêu đô thị  —
Bengaluru
Bengaluru
Quang cảnh Khu kinh doanh trung tâm
Bengaluru
Đền Dharmaraya Swamy
Bengaluru
Cung điện Bangalore
Bengaluru
Đền Halasuru Someshwara
Bengaluru
Công viên công nghệ Bagmane
Bengaluru
Kim tự tháp Infosys
Bengaluru
Vidhana Soudha
Bengaluru trên bản đồ Ấn Độ
Bengaluru
Bengaluru
Vị trí tại Ấn Độ
Quốc giaBengaluru Ấn Độ
BangKarnataka
VùngBayaluseemé
HuyệnBangalore Urban
Thành lập1537
Người sáng lậpKempe Gowda I
Chính quyền
 • KiểuHội đồng đô thị
Diện tích
 • Siêu đô thị741 km2 (286 mi2)
 • Vùng đô thị8.005 km2 (3,091 mi2)
Độ cao920 m (3,020 ft)
Dân số (2011)
 • Siêu đô thị8.443.675
 • Thứ hạngthứ 3
 • Mật độ11,000/km2 (30,000/mi2)
 • Đô thị10.456.000
 • Xếp hạngthứ 5
Tên cư dânBangalorean, Bengalurinavaru, Bengalurean, Bengaluriga, Bangalori
Múi giờIST (UTC+05:30)
Mã bưu chính560 xxx
Mã điện thoại+91-(0)80
Biển số xeKA:01-05, 41, 50-53, 57-61
Thành phố kết nghĩaCasablanca, Cleveland, Minsk, San Francisco, Kharkiv, Thành Đô, Eindhoven sửa dữ liệu
Ngôn ngữ chính thứcKannada
Trang webwww.bbmp.gov.in

Lịch sử Bengaluru của thành phố bắt đầu từ khoảng năm 890, dựa theo một bản khắc chữ cổ trên đá. Năm 1537, Kempe Gowda của Đế quốc Vijayanagara cho lập một pháo đài bùn, được cho là nền tảng của Bengaluru hiện đại. Đến năm 1638, vương triều Adil Shahi đánh bại Kempe Gowda III, và Bengaluru là thủ phủ đất phong của Shahaji Bhonsle. Đế quốc Mughal sau đó chiếm được Bengaluru và bán khu vực cho Vương quốc Mysore. Công ty Đông Ấn Anh chiếm lĩnh thành phố sau Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ tư (1799), nhưng trả lại quyền kiểm soát hành chính thành phố. Năm 1809, người Anh chuyển doanh trại đến bên ngoài thành cổ của Bengaluru, và một thị trấn mọc lên xung quanh đó. Sau khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947, Bengaluru trở thành thủ phủ của bang Mysore, và vẫn là thủ phủ khi bang này được mở rộng vào năm 1956 và đổi tên thành Karnataka vào năm 1973. Tên gọi tiếng Kannada hiện tại của thành phố là Bengalūru được tuyên bố là tên chính thức vào năm 2006.

Bengaluru được cho là một trong những đô thị lớn phát triển nhanh nhất toàn cầu (2008). Vùng đô thị Bengaluru là một trong các vùng đô thị có GDP cao nhất của Ấn Độ. Thành phố này được xem là trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo dựa trên công nghệ cao, do nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia quy mô lớn đặt trụ sở chính tại đây. Bengaluru có trụ sở của nhiều tổ chức nghiên cứu và kỹ thuật hàng đầu, được mệnh danh là "Thung lũng Silicon của Ấn Độ" vì là nơi xuất khẩu phần mềm hàng đầu quốc gia, đồng thời là một trung tâm lớn về bán dẫn. Một số tổ chức hàng không vũ trụ và quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước đặt tại thành phố. Bengaluru là một trong những trung tâm thể thao của Ấn Độ, có nhiều địa điểm thi đấu thể thao nổi tiếng.

Từ nguyên

Bangalore là phiên bản Anh hóa của tên gọi thành phố trong tiếng Kannada Bengalūru. Đây từng là tên một ngôi làng gần Kodigehalli trong ranh giới thành phố Bengaluru ngày nay, và Kempe Gowda sử dụng nó để đặt tên cho thành phố khi thành lập vào năm 1537. Tên gọi "Bengalūru" được đề cập sớm nhất là trong một bản khắc trên đá vào thời vương triều Tây Ganga thế kỷ thứ chín, trên một vīra gallu (tiếng Kannada: ವೀರಗಲ್ಲು; n.đ.'phiến đá anh hùng', một sắc lệnh khắc trên đá ca ngợi đức tính của một chiến binh). Theo một bản khắc tiếng Kannada cổ được phát hiện tại Begur, "Bengalūrū" là nơi diễn ra một trận đánh vào năm 890.

Khu vực còn được gọi là "Kalyānapura" hoặc "Kalyānapuri" ("thành phố điềm lành") và "Dēvarāyanagara" vào thời Vijayanagara.

Một câu chuyện ngụy tạo kể rằng Quốc vương Veera Ballala II của Hoysala thời thế kỷ 12 khi đang đi săn thì bị lạc đường trong rừng. Ông vừa mệt vừa đói và tình cờ gặp một bà già nghèo cho ông ăn món hạt đậu luộc. Vị quốc vương biết ơn nên đặt tên cho địa điểm này là "Benda-Kaal-uru" (nghĩa là "thị trấn hạt đậu luộc"), cuối cùng biến hoá thành "Bengalūru". Suryanath Kamath đưa ra lời giải thích về khả năng tên gọi thành phố có nguồn gốc từ loài hoa, theo đó tên này bắt nguồn từ benga có nghĩa là Pterocarpus marsupium (cây kino Ấn Độ) trrong tiếng Kannada, là một loài cây rụng lá mọc nhiều trong vùng.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 2005, Chính phủ Bengaluru Karnataka đã chấp nhận đề xuất của người chiến thắng Giải thưởng Jnanpith là U. R. Ananthamurthy về việc đổi tên Bangalore thành Bengalūru. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2006, Bruhat Bengaluru Mahanagara Palike (BBMP) thông qua nghị quyết thực hiện việc đổi tên. Chính phủ Bengaluru Karnataka chấp nhận đề xuất và quyết định chính thức thực hiện đổi tên từ ngày 1 tháng 11 năm 2006. Chính phủ Bengaluru Ấn Độ phê chuẩn yêu cầu này vào tháng 10 năm 2014, cùng một đợt thay đổi tên của 11 thành phố khác tại Karnataka. Do đó, Bangalore được đổi tên thành "Bengaluru" vào ngày 1 tháng 11 năm 2014.

Lịch sử Bengaluru

Lịch sử Bengaluru sơ khai và trung đại

Đền Nageshwara Begur được xây dựng tại Bengaluru vào k. 860, vào thời vương triều Tây Ganga.
Dodda Basavana Gudi

Phát hiện được các đồ tạo tác thời đại đồ đá tại Jalahalli, Sidhapura và Jadigenahalli đều nằm ở ngoại ô Bengaluru ngày nay, cho thấy con người định cư trong khu vực vào khoảng năm 4000 TCN. Khoảng năm 1.000 TCN (trong thời đại đồ sắt), xuất hiện các bãi chôn cất tại Koramangala và Chikkajala thuộc ngoại ô Bengaluru. Tiền xu của các hoàng đế La Mã Augustus, Tiberius và Claudius được tìm thấy tại Yeswanthpur và sân bay HAL, cho thấy rằng khu vực từng tham gia vào mậu dịch xuyên đại dương với La Mã cổ đại và các nền văn minh khác.

Khu vực Bengaluru ngày nay từng thuộc về nhiều vương quốc kế tiếp nhau tại Nam Ấn Độ. Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10, vương triều Tây Ganga là triều đại đầu tiên thiết lập quyền kiểm soát hữu hiệu tại khu vực. Tây Ganga ban đầu cai trị khu vực với tư cách là một thế lực có chủ quyền (350–550), và từ đó đến thế kỷ 10 là chư hầu của vương triều Chalukya rồi vương triều Rashtrakuta. Đền Nageshwara Begur được đưa vào hoạt động trong khoảng năm 860, dưới thời trị vì của Quốc vương Tây Ganga Ereganga Nitimarga I, và được Nitimarga II cho mở rộng. Khoảng năm 1004, quân vương triều Chola dưới quyền chỉ huy của Thái tử Rajendra Chola I đã đánh bại Tây Ganga và chiếm được Bengaluru. Trong thời kỳ này, khu vực Bengaluru tiếp nhận nhiều nhóm di cư, họ là chiến binh, nhà quản trị, thương nhân, nghệ nhân, người chăn nuôi, người trồng trọt và nhân sự tôn giáo từ Tamil Nadu và các vùng nói tiếng Kannada. các đền thờ có niên đại từ thời Chola là Đền Chokkanathaswamy tại Domlur, khu phức hợp Aigandapura gần Hesaraghatta, đền Mukthi Natheshwara tại Binnamangala, đền Choleshwara tại Begur, đền Someshwara tại Ulsoor.

Năm 1117, Quốc vương Vishnuvardhana của Hoysala đánh bại Chola trong Trận Talakad tại phía nam Karnataka, và mở rộng quyền cai trị đến khu vực. Vishnuvardhana trục xuất người Chola khỏi mọi nơi của nhà nước Mysore. Vào cuối thế kỷ 13, Bengaluru trở thành nơi tranh chấp giữa hai người họ hàng là Quốc vương Hoysala Veera Ballala III tại thủ đô Halebidu và người quản lý lãnh thổ của Hoysala tại Tamil Nadu là Ramanatha. Veera Ballala III bổ nhiệm một thủ lĩnh dân sự tại Hudi (nay thuộc địa phận Bengaluru), nâng cấp làng này thành thị trấn. Sau khi Veera Ballala III mất vào năm 1343, Đế quốc Vijayanagara là thế lực tiếp theo cai trị khu vực, đế quốc này trải qua bốn triều đại là Sangama (1336–1485), Saluva (1485–1491), Tuluva (1491–1565), và Aravidu (1565–1646). Achyuta Deva Raya (trị vì 1529-1542) của vương triều Tuluva cho xây dựng đập Shivasamudra trên sông Arkavati tại Hesaraghatta, tạo thành một hồ chứa cung cấp nước cho thành phố hiện nay.

Lịch sử Bengaluru cận đại

Hình ảnh Pháo đài Bangalore năm 1860, ban đầu là một pháo đàn bằng bùn được xây dựng vào năm 1537.
Cung điện Bangalore được xây dựng vào năm 1887 theo phong cách kiến trúc Tudor, phỏng theo Lâu đài Windsor tại Anh.

Tù trưởng Kempe Gowda I khởi đầu lịch sử Bengaluru hiện đại vào năm 1537. Ông liên kết với Đế quốc Vijayanagara để chống lại Gangaraja (người bị ông đánh bại và trục xuất tới Kanchi). Ông cho xây dựng một pháo đài bằng gạch bùn, địa điểm này hiện là trung tâm của thành phố Bengaluru. Hoàng đế Vijayanagara lo sợ sức mạnh tiềm tàng của Kempe Gowda nên không cho phép ông xây dựng pháo đài bằng đá. Kempe Gowda gọi thị trấn mới là "gandubhūmi hay "Vùng đất của những anh hùng". Bên trong pháo đài, thị trấn được chia thành các khu vực nhỏ hơn, mỗi khu được gọi là một pētē. Thị trấn có hai phố chính là Phố Chikkapētē và Phố Doddapētē. Giao điểm của hai phố này tạo thành Quảng trường Doddapētē—trung tâm của Bengaluru. Trong thời Kempe Gowda I, nhiều người được phong thánh và nhà thơ gọi Bengaluru là "Devarāyanagara" và "Kalyānapura" hoặc "Kalyānapuri" ("Thành phố điềm lành").

Đế quốc Vijayanagara sụp đổ vào năm 1565 trong Trận Talikota, Kempe Gowda I sau đó tuyên bố độc lập. Người kế nhiệm ông là Kempe Gowda II cho xây dựng bốn tòa tháp đánh dấu ranh giới của Bengaluru. Đến năm 1638, Kempe Gowda III thất bại trước một đội quân lớn của vương triều Adil Shahi do Ranadulla Khan làm chỉ huy và Shahaji Bhosale làm phó chỉ huy. Từ đó, Bengaluru trở thành jagir (đất phong) của Shahaji. Do thành phố bị phá hủy, đến năm 1639 Shahaji ra lệnh xây dựng lại thành phố, và cũng xây dựng các hồ mới để giải quyết tình trạng thiếu nước trong khu vực. Năm 1687, Tướng quân Kasim Khan của Đế quốc Mughal đánh bại con trai của Shahaji là Ekoji I, và bán Bengaluru cho Quốc vương Chikkadevaraja Wodeyar của Vương quốc Mysore với giá ba trăm nghìn rupee. Sau khi Krishnaraja Wodeyar II mất vào năm 1759, Tổng tư lệnh Quân đội Mysore Hyder Ali tự xưng là người cai trị trên thực tế của Vương quốc Mysore. Hyder Ali cho xây dựng cổng Delhi và Mysore tại đầu phía bắc và phía nam của thành phố vào năm 1760. Vương quốc sau đó được truyền cho con trai của Hyder Ali là Tipu Sultan. Hai người này chỉ đạo việc xây dựng vườn bách thảo Lal Bagh vào năm 1760. Dưới thời họ cai trị, Bengaluru phát triển thành một trung tâm thương nghiệp và quân sự có tầm quan trọng chiến lược.

Quân Anh dưới quyền chỉ huy của Huân tước Cornwallis chiếm lĩnh Pháo đài Bangalore vào ngày 21 tháng 3 năm 1791 trong Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ ba, thành phố trở thành một trung tâm quân sự của Anh nhằm chống lại Tipu Sultan. Sau khi Tipu mất trong Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ tư (1799), người Anh trao lại quyền kiểm soát hành chính Bengaluru pete cho Maharaja của Mysore, và khu vực được hợp nhất vào Thân vương quốc Mysore, một thực thể có chủ quyền trên danh nghĩa của Raj thuộc Anh. Pētē cũ phát triển dưới quyền thống trị của Maharaja của Mysore. Toà công sứ Nhà nước Mysore được thành lập tại thành phố Mysuru (Mysore) vào năm 1799, và chuyển đến Bengaluru vào năm 1804. Cơ quan này bị bãi bỏ vào năm 1843, nhưng được khôi phục vào năm 1881 tại Bengaluru và đóng cửa khi Ấn Độ độc lập vào năm 1947. Người Anh nhận thấy Bengaluru là một nơi dễ chịu và thích hợp để họ đóng quân đồn trú, và do đó chuyển doanh trại của họ từ Seringapatam đến Bengaluru vào năm 1809 gần Ulsoor, cách thành phố 6 km (4 mi) về phía đông bắc. Một thị trấn mọc lên xung quanh doanh trại này, bằng cách sáp nhập một số làng trong khu vực. Trung tâm mới có bộ máy hành chính và đô thị riêng, dù về pháp lý thì đây vẫn là vùng đất của Anh nằm lọt trong lãnh thổ của Thân vương quốc Mysore. Hai bước phát triển quan trọng góp phần khiến thành phố tăng trưởng nhanh chóng là: Xuất hiện kết nối điện báo tới tất cả các thành phố lớn của Ấn Độ vào năm 1853, và kết nối đường sắt đến Madras (nay là Chennai) vào năm 1864.

Lịch sử Bengaluru hiện đại

Quang cảnh Bengaluru Pete trong thập niên 1890
Quang cảnh Doanh trại Bangalore, k. 1895
Bản đồ thành phố và vùng lân cận, k. 1914
Ngư lôi Bangalore được phát minh tại Bengaluru vào năm 1912.
Không ảnh UB City, một khu thương mại tại Bengaluru vào năm 2019

Vào thế kỷ 19 , Bengaluru về cơ bản đã trở thành một thành phố song sinh, gồm "pētē" có cư dân chủ yếu là người Kannada và doanh trại do người Anh thành lập. Trong thế kỷ 19, doanh trại dần mở rộng và nổi bật rõ rệt về văn hóa và chính trị do được người Anh cai trị trực tiếp, mang tên là Đồn dân sự và quân sự Bangalore. Mặc dù doanh trại vẫn nằm trong lãnh thổ phiên vương quốc Mysore, nhưng Anh có hiện diện quân sự lớn tại đây, và có thành phần cư dân đa dạng đến từ bên ngoài Thân vương quốc Mysore, bao gồm cả các sĩ quan lục quân người Anh và Anh-Ấn.

Bengaluru chịu ảnh hưởng từ một dịch bệnh dịch hạch vào năm 1898 khiến gần 3.500 người thiệt mạng. Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vệ sinh trong thành phố, như quy định xây nhà mới phải có công trình vệ sinh phù hợp. Toàn quyền Ấn Độ là Huân tước Curzon khánh thành Bệnh viện Victoria vào năm 1900. Malleswaram và Basavanagudi ở phía bắc và phía nam của pētē được mở rộng. Năm 1903, xe cơ giới được đưa đến Bengaluru. Năm 1906, Bengaluru trở thành một trong những thành phố đầu tiên tại Ấn Độ có điện từ thủy điện, được cung cấp từ nhà máy thủy điện nằm tại Shivanasamudra. Học viện Khoa học Ấn Độ (IISc) được thành lập vào năm 1909, cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thành phố trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học. Năm 1912, sĩ quan lục quân người Anh McClintock phát minh ngư lôi Bangalore tại thành phố, đây là một loại vũ khí nổ tấn công được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.

Bengaluru có danh tiếng là "Thành phố vườn của Ấn Độ" từ năm 1927 khi tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm Krishnaraja Wodeyar IV cai trị. Một số dự án được triển khai như xây dựng công viên, công trình công cộng và bệnh viện nhằm cải thiện hạ tầng thành phố. Bengaluru đóng một vai trò quan trọng trong phong trào độc lập Ấn Độ, Mahatma Gandhi đến thăm thành phố vào năm 1927 và 1934 ông phát biểu trong các cuộc tụ họp công cộng tại đây. Năm 1926, bất ổn lao động xảy ra tại các nhà máy Binny do công nhân dệt yêu cầu tiền thưởng, cảnh sát trấn áp khiến bốn công nhân tử vong và nhiều người bị thương. Vào tháng 7 năm 1928, bùng phát các cuộc rối loạn cộng đồng đáng chú ý tại Bengaluru. Năm 1940, chuyến bay đầu tiên giữa Bengaluru và Bombay được tiến hành, đưa thành phố này lên bản đồ đô thị Ấn Độ.

Sau khi Ấn Độ độc lập vào tháng 8 năm 1947, Bengaluru nằm trong bang Mysore mới được hình thành, Maharaja của Mysore trở thành Rajapramukh (thống đốc được bổ nhiệm). "Quỹ Tín thác Cải thiện Thành phố" được thành lập vào năm 1945, và đến năm 1949 thì "Thành phố" và "Doanh trại" được hợp nhất để tạo thành Hội đồng Thành phố Bengaluru. Chính phủ Bengaluru Karnataka sau đó thành lập Cơ quan phát triển Bengaluru vào năm 1976 để điều phối hoạt động của hai cơ quan này. Việc làm trong khu vực công và giáo dục tạo cơ hội cho người Kannada từ phần còn lại của bang Karnataka di cư đến thành phố. Bengaluru đạt được tăng trưởng nhanh chóng trong các giai đoạn 1941–51 và 1971–81, tiếp nhận nhiều người nhập cư từ miền bắc Karnataka. Chính phủ Bengaluru Ấn Độ thành lập Viện Sức khỏe Tâm thần Toàn Ấn Độ (AIIMH) có trụ sở tại thành phố vào năm 1956. Đến năm 1961, Bengaluru trở thành thành phố lớn thứ sáu tại Ấn Độ, với dân số 1.207.000 người. Trong những thập niên tiếp theo, ngành sản xuất tại Bengaluru tiếp tục mở rộng, các công ty tư nhân như MICO (Motor Industries Company) được thành lập.

Đến thập niên 1980, quá trình đô thị hóa đã vượt qua ranh giới hành chính, và đến năm 1986 thì Cơ quan Phát triển Vùng đô thị Bengaluru được thành lập nhằm điều phối quá trình phát triển của toàn bộ khu vực. Vào ngày 8 tháng 2 năm 1981, một đám cháy lớn bùng phát tại rạp xiếc Venus trong thành phố, khiến hơn 92 người chết, phần lớn là trẻ em. Bengaluru trải qua một giai đoạn thị trường bất động sản tăng trưởng vào thập niên 1980 và 1990, do các nhà đầu tư vốn từ các vùng khác của Ấn Độ thúc đẩy, họ chuyển đổi những lô đất lớn và bungalow thời thuộc địa tại Bengaluru thành những khu căn hộ nhiều tầng. Năm 1985, Texas Instruments trở thành tập đoàn đa quốc gia đầu tiên thành lập cơ sở tại Bengaluru. Các công ty công nghệ thông tin khác cũng tiến hành điều tương tự, và đến cuối thế kỷ 20 thì Bengaluru trở thành Thung lũng Silicon của Ấn Độ. Ngày nay, Bengaluru là thành phố đông dân thứ ba tại Ấn Độ theo địa giới hành chính. Trong thế kỷ 21, Bengaluru từng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố lớn vào năm 2008, 2010 và 2013.

Địa lý Bengaluru

Bengaluru 
Hồ Hesaraghatta tại Bengaluru

Bengaluru nằm tại phần đông nam của bang Karnataka thuộc Nam Ấn Độ. Thành phố nằm tại trung tâm của cao nguyên Mysore (một phần của cao nguyên Deccan) và có độ cao trung bình là 900 m (2.953 ft).:8 Thành phố có diện tích là 741 km2 (286 dặm vuông Anh). Phần lớn thành phố Bengaluru nằm trong huyện đô thị Bengaluru của Karnataka, và các khu vực nông thôn xung quanh thuộc về huyện nông thôn Bengaluru. Chính phủ Bengaluru Karnataka đã tách huyện mới Ramanagara từ huyện nông thôn Bengaluru cũ.

Địa hình của Bengaluru nhìn chung là bằng phẳng, nhưng phần phía tây của thành phố có nhiều đồi núi. Điểm cao nhất là Doddabettahalli thuộc Vidyaranyapura có độ cao 962 m (3.156 ft) trên mực nước biển, nằm ở phần tây bắc thành phố. Không có sông lớn nào chảy qua thành phố, nhưng hai sông Arkavathi và Nam Pennar hợp lưu tại vùng đồi Nandi nằm cách thành phố 60 km (37 mi) về phía bắc. Sông Vrishabhavathi là một nhánh nhỏ của Arkavathi, sông này khởi nguồn tại Basavanagudi thuộc địa phận thành phố và chảy qua thành phố. Phần lớn nước thải của Bengaluru được chảy vào sông Arkavathi và Vrishabhavathi. Hệ thống cống rãnh của thành phố được xây dựng vào năm 1922, bao phủ diện tích 215 km2 (83 dặm vuông Anh) của thành phố, và kết nối với năm trung tâm xử lý nước thải nằm tại vùng ngoại vi.

Vào thế kỷ 16, Kempe Gowda I cho xây dựng nhiều hồ nước để đáp ứng nguồn nước cho đô thị. Sau quá trình đô thị hoá, Kempambudhi Kere trở thành hồ nổi bật trong số chúng. Trong nửa đầu thế kỷ 20, Mirza Ismail (Diwan của Mysore) cho xây dựng công trình cung cấp nước từ vùng đồi Nandi nhằm phục vụ thành phố. Sông Kaveri chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp nước của thành phố, và 20% còn lại được lấy từ hồ chứa Thippagondanahalli và Hesaraghatta trên sông Arkavathi. Bengaluru nhận được lượng nước 800 triệu lít (210 triệu galông Mỹ) mỗi ngày, lớn hơn các thành phố khác tại Ấn Độ, nhưng thành phố thỉnh thoảng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, đặc biệt là trong mùa hè và những năm có lượng mưa thấp. Lấy mẫu ngẫu nhiên chỉ số chất lượng không khí (AQI) của 20 trạm trong thành phố cho kết quả dao động từ 76 đến 314, cho thấy ô nhiễm không khí ở mức từ nặng đến nghiêm trọng ở xung quanh các nơi có mật độ giao thông cao (2006).

Bengaluru có một số hồ nước ngọt và bể chứa nước, lớn nhất trong số này là bể Madivala, hồ Hebbal, hồ Ulsoor, hồ Yediyur và bể Sankey Tank. Tuy nhiên, khoảng 90% hồ tại Bengaluru bị ô nhiễm; chính quyền thành phố bắt đầu nỗ lực phục hồi và bảo tồn các hồ nước vào tháng 12 năm 2020. Nước ngầm xuất hiện ở các lớp trầm tích phù sa từ bột đến cát. Phức hệ Gneiss Bán đảo (PGC) là đơn vị đá chiếm ưu thế nhất trong khu vực, và bao gồm các loại đá granite, gneiss và migmatite, trong khi đất tại Bengaluru bao gồm đất đá ong đỏ, đất mùn đỏ mịn, đất sét.

Thảm thực vật của thành phố chủ yếu là tán cây rụng lá lớn và một số cây dừa. Nhiều cây xanh thường xuyên bị đốn hạ để phát triển cơ sở hạ tầng. Mặc dù Bengaluru được phân loại là thuộc vùng địa chấn II (vùng ổn định), nhưng thành phố từng trải qua trận động đất có cường độ cao tới 4,5 độ Richter.

Khí hậu

Bengaluru có khí hậu xavan nhiệt đới (phân loại khí hậu Köppen Aw), có mùa mưa và mùa khô riêng biệt. Do nằm trên độ cao lớn, thành phố thường có khí hậu ôn hòa hơn các vùng thấp quanh năm, nhưng thỉnh thoảng có các đợt nắng nóng có thể khiến mùa hè hơi khó chịu. Tháng mát nhất là tháng 1 khi nhiệt độ thấp trung bình là 15,1 °C (59,2 °F), và tháng nóng nhất là tháng 4 khi nhiệt độ cao trung bình là 34,1 °C (93,4 °F). Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại Bengaluru là 39,2 °C (103 °F), được ghi nhận vào ngày 24 tháng 4 năm 2016. Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được là 7,8 °C (46 °F) vào tháng 1 năm 1884. Nhiệt độ mùa đông hiếm khi xuống dưới 14 °C (57 °F) và nhiệt độ mùa hè hiếm khi vượt quá 36 °C (97 °F). Bengaluru nhận được lượng mưa từ cả gió mùa đông bắc và tây nam, và những tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Do khu vực hay có dông nên sức nóng mùa hè được giảm bớt, đôi khi gây mất điện và lũ lụt cục bộ. Hầu hết các cơn mưa xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, và không thường có mưa trước buổi trưa. Lượng mưa tháng 11 năm 2015 được ghi nhận là 290,4 mm, là một trong những tháng mưa nhiều nhất tại Bengaluru, và xảy ra các trận mưa lớn gây lũ lụt nặng nề tại một số khu vực. Trận mưa lớn nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian 24 giờ được ghi nhận vào ngày 1 tháng 10 năm 1997 với 179 mm (7 in). Năm 2022, Bengaluru nhận lượng mưa lớn, cao hơn 368% so với mức trung bình hàng năm. Một số khu vực bị ngập lụt và khiến nguồn điện bị cắt.

Dữ liệu khí hậu của Bengaluru (1991–2020, cực độ 1901–nay)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.8 35.9 37.3 39.2 38.9 38.1 33.3 33.3 33.3 32.4 33.0 31.1 39,2
Trung bình cao °C (°F) 28.4 30.9 33.4 34.1 33.1 29.7 28.3 28.1 28.6 28.5 27.4 26.9 29,8
Trung bình thấp, °C (°F) 16.1 17.6 20.2 22.1 21.8 20.6 20.1 20.0 20.0 19.8 18.3 16.4 19,4
Thấp kỉ lục, °C (°F) 7.8 9.4 11.1 14.4 16.7 16.7 16.1 14.4 15.0 13.2 9.6 8.9 7,8
Lượng mưa, mm (inch) 1.6
(0.063)
7.1
(0.28)
14.7
(0.579)
61.7
(2.429)
128.7
(5.067)
110.3
(4.343)
116.4
(4.583)
162.7
(6.406)
208.3
(8.201)
186.4
(7.339)
64.5
(2.539)
15.4
(0.606)
1.077,8
(42,433)
Độ ẩm 41 32 29 35 47 62 65 67 64 65 61 53 52
Số ngày mưa TB 0.2 0.3 1.1 4.0 7.5 6.8 8.0 10.2 9.5 9.6 4.2 1.3 62,7
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 262.3 247.6 271.4 257.0 241.1 136.8 111.8 114.3 143.6 173.1 190.2 211.7 2.360,9
Nguồn #1:
Nguồn #2: NOAA (sun: 1971–1990) Weather Atlas
Dữ liệu khí hậu của Bangalore (sân bay HAL) 1991–2020, cực độ 1901–nay
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.5 35.0 36.6 38.3 38.0 37.5 33.0 32.2 33.0 32.5 31.7 30.4 38,3
Trung bình cao °C (°F) 28.0 30.4 32.9 33.8 33.0 29.9 28.6 28.3 28.7 28.3 27.1 26.4 29,6
Trung bình thấp, °C (°F) 15.0 16.4 18.9 21.2 21.3 20.3 19.8 19.7 19.6 19.3 17.7 15.6 18,7
Thấp kỉ lục, °C (°F) 8.8 10.0 11.7 14.6 16.7 15.6 16.1 15.0 15.6 13.7 10.5 9.2 8,8
Lượng mưa, mm (inch) 2.3
(0.091)
5.8
(0.228)
11.2
(0.441)
59.8
(2.354)
110.4
(4.346)
101.8
(4.008)
101.1
(3.98)
133.6
(5.26)
176.4
(6.945)
177.3
(6.98)
59.0
(2.323)
15.0
(0.591)
953,7
(37,547)
Độ ẩm 41 31 28 35 46 62 65 67 63 65 61 54 52
Số ngày mưa TB 0.2 0.4 0.8 3.5 6.6 5.8 7.6 9.0 8.9 9.3 4.3 1.1 57,5
Nguồn: Cục Khí tượng Ấn Độ

Nhân khẩu Bengaluru

Tăng trưởng dân số
NămSố dân±%
1941406.760—    
1951778.977+91.5%
19611.207.000+54.9%
19711.654.000+37.0%
19812.922.000+76.7%
19914.130.000+41.3%
20015.101.000+23.5%
20118.425.970+65.2%
Nguồn: Điều tra nhân khẩu Ấn Độ
Bengaluru 
Hoàng hôn trên thành phố nhìn từ Nagawara
Bengaluru 
Hoàng hôn trên thành phố từ Nagawara

Bengaluru là một siêu đô thị với dân số 8.443.675 người trong ranh giới thành phố, và 10.456.000 người trong vùng kết tụ đô thị (2016), tăng từ 8,5 triệu người theo cuộc điều tra nhân khẩu năm 2011. Đây là thành phố đông dân thứ ba tại Ấn Độ, thành phố đông dân thứ 18 trên thế giới, và là vùng kết tụ đô thị đông dân thứ năm tại Ấn Độ (2011). Thành phố có tốc độ tăng trưởng dân số 38% trong thập niên 1991-2001, là thành phố lớn tăng dân số nhanh thứ hai tại Ấn Độ New Delhi trong giai đoạn này. Cư dân Bengaluru được gọi là "Bangaloreans" trong tiếng Anh, Bengaloorinavaru hoặc Bengaloorigaru trong tiếng Kannada và Banglori trong tiếng Hindi hoặc Urdu. Người dân từ các bang khác cũng di cư đến Bengaluru để học tập hoặc làm việc.

Tôn giáo tại thành phố Bengaluru (2011)
Tôn giáo Tỷ lệ
Ấn Độ giáo
  
78.87%
Hồi giáo
  
13.90%
Cơ đốc giáo
  
5.61%
Đạo Jain
  
0.97%
Đạo Sikh
  
0.15%
Phật giáo
  
0.06%
Khác
  
0.44%

Theo điều tra nhân khẩu năm 2011 của Ấn Độ, 79% dân số Bengaluru là tín đồ Ấn Độ giáo, ít hơn một chút so với mức trung bình quốc gia. Người Hồi giáo chiếm 13,9% dân số, gần bằng mức trung bình toàn quốc. Tín đồ Cơ đốc giáo và đạo Jain lần lượt chiếm 5,4% và 1,0% dân số. Thành phố có tỷ lệ biết chữ là 90%. Khoảng 10% dân số Bengaluru sống trong các khu ổ chuột— tỷ lệ này tương đối thấp khi so sánh với các thành phố khác ở các nước đang phát triển như Mumbai (50%) và Nairobi (60%). Số liệu thống kê năm 2008 của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia cho thấy rằng Bengaluru chiếm 8,5% trong tổng số vụ tội phạm được báo cáo tại 35 thành phố lớn tại Ấn Độ, tỷ lệ gia tăng so với 15 năm trước.

Trong Chỉ số Dễ sống năm 2020 (do Bộ Nhà ở & Đô thị công bố), thành phố được xếp hạng là thành phố hơn một triệu dân đáng sống nhất Ấn Độ.

Giống như nhiều thành phố phát triển nhanh tại các nước đang phát triển, Bengaluru có những vấn đề lớn do đô thị hóa: Bất bình đẳng xã hội tăng nhanh chóng, các vụ di dời và tước quyền sở hữu hàng loạt, gia tăng các khu dân cư ổ chuột, và khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do thiếu nước nghiêm trọng và các vấn đề về nước thải tại các khu phố nghèo và của dân lao động.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tại Bengaluru (2011)

  Kannada (42.05%)
  Tamil (16.34%)
  Telugu (13.73%)
  Urdu (13.00%)
  Hindi (4.64%)
  Malayalam (3.16%)
  Marathi (2.05%)
  Khác (5.03%)

Ngôn ngữ chính thức của Bengaluru là tiếng Kannada, được 42,05% dân số sử dụng. Ngôn ngữ lớn thứ hai là Tamil với 16,34% dân số sử dụng. Ngôn ngữ thứ nhất khác của cư dân thành phố: 13,73% nói tiếng Telugu, 13,00% nói tiếng Urdu, 4,64% nói tiếng Hindi, 3,16% nói tiếng Malayalam và 2,05% nói tiếng Marathi. Các ngôn ngữ nhỏ hơn trong thành phố là Konkan, Marwar, Tulu, Odia và Gujarat. Tiếng Kannada được nói tại Bengaluru là một dạng được gọi là 'tiếng Kannada Mysuru cũ', dạng này cũng được sử dụng trên hầu hết phần phía nam của Karnataka. Một phương ngữ địa phương được gọi là tiếng Kannada Bengaluru được giới trẻ thành phố sử dụng. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính của tầng lớp chuyên nghiệp và kinh doanh.

Các cộng đồng lớn tại Bengaluru cùng chia sẻ lịch sử lâu đời, bao gồm người Kannada bản địa trong bang, người Telugu và người Tamil đều di cư đến Bengaluru để tìm kiếm sinh kế tốt hơn, và người Dakhan. Vào thế kỷ 16, Bengaluru có một số ít người nói tiếng Tamil hoặc Telugu, nhưng họ dùng tiếng Kannada trong kinh doanh. Những người nói tiếng Telugu ban đầu đến Bengaluru theo lời mời của triều đình Mysore.

Các cộng đồng địa phương khác là người Tuluva và người Konkan có nguồn gốc từ ven biển Karnataka, và người Kodava từ huyện Kodagu của bang. Các cộng đồng di cư bao gồm người Maharashtra, người Punjab, người Rajasthan, người Gujarat, người Tamil, người Telugu, người Malayalam, người Odia, người Sindh, người Bihar, người Jharkhand, và người Bengal. Bengaluru từng có cộng đồng người Anh-Ấn quy mô lớn, đứng thứ hai sau Calcutta. Ngày nay, có khoảng 10.000 người Anh-Ấn tại Bengaluru. Tín đồ Cơ đốc giáo Bengaluru bao gồm người Cơ đốc Tamil, người Công giáo Mangaluru, người Cơ đốc Kannada, người Cơ đốc Malayalam và người Cơ đốc Đông Bắc Ấn Độ. Người Hồi giáo là một quần thể rất đa dạng, bao gồm Dakhini và người Hồi giáo nói tiếng Deccan và Urdu, người Memon Kutch, người Hồi giáo Tamil (Labbay) và người Hồi giáo Kerala (Mappila).

Các ngôn ngữ khác có số lượng người nói đáng kể trong thành phố bao gồm Konkan, Bengal, Marwar, Tulu, Odia , Gujarat, Kodagu, Punjab, Lambad, Sindh và Nepal.

Chính phủ Bengaluru

Quản lý

Tòa án Cấp cao Karnataka có trụ sở tại Bengaluru là cơ quan tư pháp tối cao tại bang Karnataka.
Vikasa Soudha nằm liền kề với Vidhana Soudha, có nhiều trụ sở bộ cấp bang.

Bruhat Bengaluru Mahanagara Palike (BBMP, Hội đồng đô thị Đại Bengaluru) phụ trách công việc quản lý dân sự trong thành phố. Cơ quan này được thành lập vào năm 2007 khi sáp nhập 100 phường (ward) của Bengaluru Mahanagara Palike trước đây với bảy hội đồng đô thị thành phố lân cận, một hội đồng đô thị thị trấn và 110 làng xung quanh Bengaluru. Số phường tăng lên 243 vào năm 2022. Tính đến năm 2010, Hội đồng thành phố gồm 250 thành viên điều hành BBMP, trong đó có 198 đại biểu đại diện cho các phường của thành phố và 52 đại biểu dân cử khác, bao gồm các thành viên của Quốc hội Ấn Độ và cơ quan lập pháp cấp bang. Các cuộc bầu cử hội đồng được tổ chức 5 năm một lần theo phiếu bầu phổ thông. Những người tranh cử vào hội đồng thường đại diện cho một hoặc nhiều đảng chính trị của bang. Thị trưởng và phó thị trưởng được bầu ra từ những người đắc cử vào hội đồng.

Do Bengaluru tăng trưởng nhanh chóng nên đã nảy sinh một số vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông và cơ sở hạ tầng xuống cấp. Việc thành phố phát triển ngoài kế hoạch dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông quy mô lớn; thành phố đã hoàn thành các cầu vượt và hệ thống giao thông một chiều, nhưng chỉ thành công ở mức độ vừa phải. Hệ thống đánh giá môi trường Battelle (BEES) đánh giá vào năm 2003 rằng chất lượng nước và hệ sinh thái trên cạn và dưới nước của Bengaluru gần đạt mức lý tưởng, trong khi các thông số kinh tế-xã hội của thành phố (giao thông, chất lượng sinh hoạt, chất lượng không khí và ô nhiễm tiếng ồn) ở mức thấp. BBMP hoạt động cùng với Cơ quan phát triển Bengaluru (BDA) và Chương trình nghị sự cho Lực lượng đặc nhiệm phát triển và cơ sở hạ tầng Bengaluru (ABIDe) để thiết kế và thực hiện các dự án dân sự và cơ sở hạ tầng.

Cảnh sát thành phố Bengaluru (BCP) phân thành bảy khu vực theo địa lý, và bao gồm cảnh sát giao thông, lực lượng dự bị vũ trang thành phố, Chi nhánh tội phạm trung tâm và Cục hồ sơ tội phạm thành phố, và điều hành 86 đồn cảnh sát, trong đó có hai đồn cảnh sát toàn nữ giới (2006). Bengaluru là thủ phủ của bang Karnataka nên là nơi đặt các cơ sở quan trọng của chính quyền bang như Tòa án Cấp cao Karnataka, Vidhana Soudha (trụ sở của cơ quan lập pháp bang Karnataka) và Raj Bhavan (dinh thự của thống đốc Karnataka). Bengaluru bầu ra bốn đại biểu vào hạ viện của quốc hội Ấn Độ là Lok Sabha, từ bốn khu vực bầu cử: Bengaluru Nông thôn, Bengaluru Trung tâm, Bengaluru Bắc và Bengaluru Nam, và bầu ra 28 đại biểu trong Hội đồng Lập pháp Karnataka.

Công ty cung ứng điện Bangalore (BESCOM) điều tiết điện năng trong thành phố, Uỷ ban Cấp thoát nước Bangalore (BWSSB) quản lý hạ tầng cấp nước và vệ sinh.

Thành phố có văn phòng của Tổng lãnh sự quán Đức, Pháp, Nhật Bản, Israel, Phó Cao ủy Anh, và Lãnh sự quán ảo của Hoa Kỳ.

Kiểm soát ô nhiễm

Tính đến năm 2022, Bengaluru tạo ra khoảng 6.000 tấn chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này được vận chuyển từ các đơn vị thu gom nằm gần hồ Hesaraghatta đến các bãi đổ rác. Thành phố có tình trạng ô nhiễm bụi khá nặng, xử lý chất thải theo cách nguy hiểm, và thu hồi rác thải thiếu tổ chức và thiếu khoa học. Trung tâm công nghệ thông tin tại khu vực Whitefield là nơi ô nhiễm nhất của Bengaluru. Năm 2016, một nghiên cứu cho thấy hơn 36% xe diesel trong thành phố vượt quá giới hạn khí thải quốc gia.

Khu ổ chuột

Theo một báo cáo năm 2012 do Ủy ban Giải phóng mặt bằng khu ổ chuột Karnataka trình lên Ngân hàng Thế giới, Bengaluru có 862 khu ổ chuột trong tổng số khoảng 2000 khu ổ chuột trên toàn Karnataka. 42% hộ gia đình là người di cư từ các vùng khác của Ấn Độ như Chennai, Hyderabad và hầu hết Bắc Ấn Độ, và 43% hộ gia đình ở trong khu ổ chuột hơn 10 năm. Chính phủ Bengaluru nỗ lực chuyển 300 gia đình mỗi năm đến các tòa nhà mới được xây dựng. Một phần ba trong số các dự án giải tỏa khu ổ chuột này thiếu kết nối dịch vụ cơ bản, 60% cư dân khu ổ chuột thiếu đường cấp nước hoàn chỉnh và nguồn cấp nước chung của BWSSB.

Quản lý chất thải

Vào năm 2012, cư dân Bengaluru tạo ra 2,1 triệu tấn chất thải rắn đô thị, hay 194,3 kg mỗi người. Việc quản lý chất thải tại Karnataka thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Kiểm soát Ô nhiễm bang Karnataka (KSPCB), dưới bảo trợ của Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Trung ương (CPCB), một cơ quan của Chính phủ Bengaluru Trung ương. Chính phủ Bengaluru Karnataka thông qua KSPCB đã ủy quyền cho một số công ty có uy tín quản lý chất thải y sinh và chất thải nguy hại khác trong bang.

Kinh tế Bengaluru

Bengaluru 
Tháp UB
Bengaluru 
Trung tâm R&D của Mercedes-Benz tại Whitefield, Bengaluru

Bengaluru là một trong những đô thị lớn có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Ấn Độ (2009). Thành phố đóng góp 38% tổng xuất khẩu công nghệ thông tin của Ấn Độ (2020). Nền kinh tế thành phố chủ yếu theo định hướng dịch vụ và công nghiệp, các ngành chi phối là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học và sản xuất điện tử, máy móc, ô tô, thực phẩm. Các khu công nghiệp chính xung quanh Bengaluru là Adugodi, Bidadi, Bommanahalli, Bommasandra, Domlur, Hoodi, Whitefield, Doddaballapura, Hoskote, Bashettihalli, Yelahanka, Electronic City, Peenya, Krishnarajapuram, Bellandur, Narasapura, Rajajinagar, Mahadevapura. Đây là thành phố có số lượng công ty Fortune đông thứ năm tại Ấn Độ, sau Mumbai, Delhi, Kolkata và Chennai (2016).

Bengaluru 
World Trade Center Bangalore tại Rajajinagar

Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đặt ra cho thành phố những thách thức đặc thù. Xung đột ý thức hệ đôi khi xảy ra giữa giới chủ công nghệ thông tin và chính quyền bang, giới chủ yêu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của thành phố nhưng phần lớn cử tri trong bang sống trong vùng nông thôn. Chẳng hạn như việc khuyến khích ngành công nghiệp công nghệ cao tại Bengaluru đã không tạo thuận lợi cho việc cung cấp việc làm tại địa phương, nhưng lại làm tăng giá trị đất đai và khiến các doanh nghiệp nhỏ bị loại bỏ. Bang Karnataka cũng chống lại các khoản đầu tư lớn nhằm khắc phục tình trạng giao thông tại Bengaluru, khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đến những nơi khác tại Ấn Độ. Bengaluru là trung tâm của ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học của Ấn Độ, và trong năm 2005 là nơi đặt trụ sở của khoảng 47% trong số 265 công ty công nghệ sinh học của Ấn Độ, bao gồm công ty công nghệ sinh học lớn nhất Ấn Độ là Biocon, khiến thành phố có biệt danh "Thủ đô công nghệ sinh học Ấn Độ". Bengaluru cũng là thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn thứ tư toàn quốc (2006). Forbes cho rằng Bangalore là một trong các "Thành phố phát triển nhanh nhất của thập kỷ tiếp theo" (2010). Thành phố này là trung tâm lớn thứ ba Ấn Độ về số lượng cá nhân có tài sản ròng lớn (2007). Trong Chỉ số Dễ sống 2020, Bengaluru được xếp hạng là thành phố hơn một triệu dân đáng sống nhất Ấn Độ.

Thành phố này được nhiều người cho là "Thung lũng Silicon của Ấn Độ", do là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của đất nước. Infosys, Wipro, Mindtree, Mphasis, Flipkart và Myntra có trụ sở chính tại Bengaluru. Các công ty công nghệ thông tin đặt tại thành phố đã đóng góp 33% trong con số xuất khẩu công nghệ thông tin 1.442 tỷ rupee (20 tỷ USD) của Ấn Độ vào năm 2006–2007. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Bengaluru được chia thành ba cụm chính: Khu công nghệ phần mềm Ấn Độ (STPI); Khu công nghệ quốc tế, Bangalore (ITPB); và Thành phố điện tử. Hầu hết các công ty công nghệ thông tin đều có trụ sở tại Bommanahalli, Domlur, Whitefield, Electronic City, Krishnarajapuram, Bellandur và Mahadevapura.

Giao thông Bengaluru

Hàng không

Bengaluru 
Sân bay quốc tế Kempegowda nằm tại Devanahalli.

Sân bay quốc tế Kempegowda nằm tại Devanahalli, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km (25 mi). Sân bay này có tên cũ là sân bay quốc tế Bangalore, bắt đầu hoạt động từ ngày 24 tháng 5 năm 2008 và thuộc quyền quản lý tư nhân. Thành phố trước đây sử dụng sân bay HAL tại khu dân cư Vimanapura thuộc phía đông thành phố. Đây là sân bay bận rộn thứ ba tại Ấn Độ sau các sân bay phục vụ Delhi và Mumbai về lưu lượng hành khách và chuyến bay (2009). Hội đồng giao thông vùng đô thị Bengaluru (BMTC) điều hành dịch vụ taxi và xe buýt kết nối sân bay với thành phố.

Đường sắt

Bengaluru 
Namma Metro (tuyến lục)

Một hệ thống đường sắt đô thị gọi là Namma Metro được xây dựng theo từng giai đoạn. Đoạn ban đầu dài 7 km (4,3 mi) từ Baiyappanahalli đến Đường MG được khánh thành vào năm 2011, tính đến tháng 6 năm 2017 thì tổng chiều dài các tuyến metro đã hoạt động đạt 42,30 km (26,28 mi), gồm các tuyến bắc–nam và đông–tây. Giai đoạn 2 của hệ thống metro có chiều dài 72,1 km (44,8 mi), bao gồm hai tuyến mới cùng với mở rộng các tuyến bắc–nam và đông–tây. Ngoài ra còn có kế hoạch mở rộng tuyến bắc-nam tới sân bay, với khoảng cách khoảng 29,6 km (18,4 mi).

Bengaluru có một trụ sở phân khu của khu vực đường sắt Tây Nam thuộc Đường sắt Ấn Độ. Thành phố có bốn ga đường sắt lớn: Krantiveera Sangolli Rayanna; Bangalore Cantonment; Yesvantpur Junction, Krishnarajapuram; và ga đầu cuối Sir M. Visvesvaraya mới khánh thành. Các tuyến đường sắt hướng tới Jolarpettai ở phía đông; Guntakal ở phía bắc; Kadapa (chỉ hoạt động cho đến Kolar) ở phía đông bắc; Tumkur ở phía tây bắc; Hassan và Mangaluru ở phía tây; Mysuru ở phía tây nam; và Salem ở phía nam. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt từ Baiyappanahalli đến Vimanapura, nhưng không còn được sử dụng. Mặc dù Bengaluru không có đường sắt vùng đô thị (commuter rail) tính đến năm 2022, nhưng vẫn có nhu cầu về dịch vụ đường sắt ngoại ô do có số lượng lớn nhân viên làm việc trong các khu vực hành lang công nghệ thông tin. Rail Wheel Factory có trụ sở chính tại Yelahanka của Bengaluru là nhà sản xuất bánh xe và trục cho đường sắt lớn thứ hai châu Á (2014).

Xe buýt

Bengaluru 
Xe buýt Vajra của BMTC rất phổ biến trong hành lang công nghệ thông tin, bắt đầu hoạt động từ năm 2005.

Xe buýt do Hội đồng Giao thông Bengaluru vùng đô thị Bengaluru (BMTC) điều hành là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu của thành phố. Hành khách có thể mua vé, nhưng BMTC cũng cung cấp thẻ xe buýt cho những người sử dụng thường xuyên. BMTC vận hành xe buýt sang trọng có điều hoà trên các tuyến đường chính, và khai thác dịch vụ đưa đón từ nhiều nơi trong thành phố đến Sân bay quốc tế Kempegowda. Công ty Giao thông Bengaluru đường bộ bang Karnataka (KSRTC) vận hành 6.918 xe khách theo 6.352 tuyến cố định, kết nối Bengaluru với các khu vực khác của Karnataka và với các bang lân cận. Bến xe khách chính do KSRTC vận hành là bến xe Kempegowda, hầu hết xe khách ra khỏi thành phố đều xuất phát từ đó. Một số xe khách KSRTC đến Tamil Nadu, Telangana và Andhra Pradesh chạy từ bến xe Shantinagar, bến xe vệ tinh tại Đường Mysore và bến xe vệ tinh Baiyappanahalli. BMTC và KSRTC là những nhà khai thác đầu tiên tại Ấn Độ giới thiệu xe buýt nội thành và xe khách liên tỉnh Volvo tại Ấn Độ. Xe lam ba bánh có màu vàng/đen hoặc vàng/lục được sử dụng nhiều để vận chuyển. Chúng có đồng hồ đo và có thể chứa tối đa ba hành khách. Taxi được tính theo đồng hồ và thường đắt hơn xe lam.

Đường bộ

Bengaluru 
Quốc lộ 275 (NH-275), chạy từ Bengaluru đến Mangaluru.

Bengaluru được kết nối thuận tiện bằng quốc lộ với phần còn lại của đất nước. Các xa lộ là Quốc lộ 44 (NH-44), Quốc lộ 48 (NH-48) (cũng là Đường cao tốc châu Á 47 (AH-47)), Quốc lộ 275 (NH-275), Quốc lộ 75 (NH-75), Quốc lộ 648 (NH-648) và Quốc lộ 948 (NH-948), cùng với các xa lộ cấp bang. Trung bình có 1.750 phương tiện được đăng ký hàng ngày tại Bengaluru. Tổng số lượng phương tiện tính đến năm 2020 là khoảng 8,5 triệu xe và tổng chiều dài đường bộ trong thành phố là 11.000 km (6.835 mi).

Thành phố là một đầu của Đường cao tốc Bengaluru–Mysuru hoạt động từ tháng 3 năm 2023, đây là một phần của Quốc lộ 275. Thành phố sẽ có thêm nhiều đường cao tốc, giúp tăng cường kết nối và đi lại với phần còn lại của đất nước:

  • Đường cao tốc Bengaluru–Chennai: Được xây dựng từ tháng 8 năm 2019, to be completed by March 2024.
  • Đường cao tốc Pune–Bengaluru: Đề xuất, hoàn thành vào năm 2028.
  • Đường cao tốc Nagpur–Hyderabad–Bengaluru: Đề xuất, dự kiến hoàn thành trước năm 2030.

Văn hoá Bengaluru

Bangalore Karaga, một trong những lễ hội lâu đời nhất và quan trọng nhất tại Bengaluru
Phòng trưng bày phim hoạt hình Ấn Độ, Bengaluru
Yakshagana – nghệ thuật sân khấu của vùng ven biển Karnataka thường được biểu diễn tại tòa thị chính.

Bengaluru được mệnh danh là "Thành phố vườn của Ấn Độ" vì có nhiều mảng xanh, đường phố rộng rãi, và có nhiều công viên công cộng như Lal Bagh và Cubbon Park. Vào tháng 5 năm 2012, nhà xuất bản sách Lonely Planet xếp hạng Bengaluru đứng thứ ba trong số mười thành phố đáng ghé thăm nhất thế giới.

Triển lãm hoa được tổ chức một năm hai lần tại Vườn Bách thảo Lal Bagh trong dịp lễ Ngày Cộng hòa và [[Ngày Độc lập (Ấn Độ)|Ngày Độc lập] của Ấn Độ. Bangalore Karaga hay "Karaga Shaktyotsava" là một trong những lễ hội lâu năm nhất tại Bengaluru và được dành để tôn vinh nữ thần Ấn Độ giáo Draupadi. Lễ hội được cộng đồng Thigala tổ chức hàng năm vào tháng 3 hoặc tháng 4. Lễ hội xe Someshwara được tổ chức hàng năm vào tháng 4, là lễ rước tượng thần của Đền Halasuru Someshwarap (Ulsoor), do cộng đồng địa chủ Vokkaliga miền nam Karnataka dẫn đầu. Karnataka Rajyotsava được tổ chức rộng rãi vào ngày 1 tháng 11 và là ngày nghỉ lễ trong thành phố, nhằm đánh dấu bang Karnataka hình thành vào ngày 1 tháng 11 năm 1956. Các lễ hội đại chúng khác tại Bengaluru là Ugadi, Ram Navami, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Lễ thánh Đức Mẹ, Dasara, Deepawali và Giáng sinh.

Sự đa dạng về kinh tế và xã hội của Bengaluru được phản ánh trong ẩm thực địa phương. Những người bán hàng rong, quán trà, và đồ ăn nhanh có nguồn gốc Nam Ấn Độ, Bắc Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây đều được ưa chuộng. Các nhà hàng Udupi nổi tiếng và chủ yếu phục vụ các món ăn chay của vùng. Bengaluru cũng có nhiều nhà hàng thuần chay và các nhóm hoạt động thuần chay, và được chi nhánh Ấn Độ của PETA mệnh danh là thành phố thân thiện với người ăn chay nhất Ấn Độ.

Nghệ thuật và văn học

Từ thập niên 1990 về trước, Bengaluru thiếu bối cảnh nghệ thuật đương đại so với Delhi và Mumbai. Kể từ đó, một số phòng trưng bày nghệ thuật xuất hiện như Phòng trưng bày Nghệ thuật Đương đại Quốc gia do chính phủ thành lập. Lễ hội nghệ thuật quốc tế của Bangalore mang tên Art Bangalore được hình thành từ năm 2010.

Văn học Kannada phát triển mạnh mẽ tại Bengaluru từ trước khi Kempe Gowda đặt nền móng cho thành phố. Trong thế kỷ 18 và 19 , văn học Kannada được làm phong phú thêm nhờ Vachana (một dạng lối viết có nhịp điệu), do những người đứng đầu các Matha (tu viện) giáo phái Veerashaiva tại Bengaluru sáng tác. Trụ sở chính của tổ chức phi lợi nhuận quảng bá ngôn ngữ Kannada Kannada Sahitya Parishat đặt tại thành phố. Thành phố tổ chức "Lễ hội văn học Bengaluru" bắt đầu từ năm 2012.

Phòng trưng bày nghệ thuật Karnataka Chitrakala Parishath có các bộ sưu tập về hội họa, tác phẩm điêu khắc và nhiều loại hình nghệ thuật khác. Phòng trưng bày Phim hoạt hình Ấn Độ nằm tại trung tâm Bengaluru, dành riêng cho nghệ thuật hoạt hình, và là phòng trưng bày đầu tiên thuộc thể loại này tại Ấn Độ. Phòng trưng bày hàng tháng tổ chức các cuộc triển lãm phim hoạt hình mới của nhiều họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Sân khấu, âm nhạc và vũ đạo

Bengaluru là trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh Kannada, ngành này sản xuất khoảng 200 phim truyện tiếng Kannada mỗi năm. Bengaluru cũng có nền văn hóa sân khấu sôi động; các sân khấu nổi tiếng bao gồm Ravindra Kalakshetra và Ranga Shankara. Thành phố cũng có nền sân khấu nói tiếng Anh và ngoại ngữ sôi động; các sân khấu nổi tiếng bao gồm Ranga Shankara và Nhà tưởng niệm Chowdiah.

Sân khấu nói tiếng Kannada tại Bengaluru có tính đại chúng, chủ yếu bao gồm các tác phẩm châm biếm chính trị và hài kịch nhẹ nhàng. Các vở kịch hầu hết là do các tổ chức cộng đồng tổ chức, nhưng một số vở kịch là do các nhóm nghiệp dư tổ chức. Các công ty kịch thực hiện lưu diễn tại Ấn Độ dưới bảo trợ của Hội đồng Anh và Max Müller Bhavan cũng thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn trong thành phố. Alliance Française de Bangalore cũng tổ chức nhiều vở kịch trong năm.

Bengaluru cũng là một trung tâm lớn về âm nhạc cổ điển và vũ đạo Ấn Độ. Thành phố có nhiều buổi hòa nhạc, biểu diễn vũ đạo và kịch đa dạng. Các buổi biểu diễn nhạc cổ điển Carnatic (Nam Ấn Độ) và Hindustan (Bắc Ấn Độ), và các vũ đạo như Bharat Natyam, Kuchipudi, Kathakali, Kathak và Odissi cũng rất nổi tiếng. Yakshagana là một loại hình nghệ thuật sân khấu bản địa của vùng ven biển Karnataka, thường được biểu diễn tại các tòa thị chính. Hai mùa âm nhạc chính tại Bengaluru là lễ hội Ram Navami từ tháng 4 đến tháng 5 và lễ hội Dusshera từ tháng 9 đến tháng 10, các hoạt động âm nhạc của các tổ chức văn hóa khi đó lên đến đỉnh cao. Mặc dù âm nhạc cổ điển và đương đại đều hiện diện trong thành phố, nhưng nhạc rock chiếm ưu thế trong âm nhạc thành thị. Bengaluru có thể loại nhạc rock riêng là "Bangalore Rock", là một sự kết hợp của classic rock, hard rock và heavy metal, cùng một số yếu tố jazz và blues. Các ban nhạc nổi tiếng đến từ Bengaluru bao gồm Raghu Dixit Project, Kryptos, Inner Sanctum, Agam, All the fat children và Swaratma. Thành phố đôi khi được gọi là " Thủ đô pub của Ấn Độ" và "Thủ đô nhạc rock/metal của Ấn Độ".

Giáo dục Bengaluru

Học viện Khoa học Ấn Độ – một trong những học viện khoa học và kỹ thuật hàng đầu của Ấn Độ
Học viện Quản lý Ấn Độ Bangalore, một trong những học viện quản lý hàng đầu của Ấn Độ

Bengaluru có tỷ lệ biết chữ khoảng 88% theo điều tra nhân khẩu quốc gia năm 2011. Từ đầu thế kỷ 19 về trước, giáo dục tại Bengaluru chủ yếu do các nhà lãnh đạo tôn giáo điều hành và chỉ giới hạn cho học sinh theo tôn giáo đó. Hệ thống giáo dục phương Tây được áp dụng dưới thời Mummadi Krishnaraja Wodeyar cai trị. Năm 1832, Hội Truyền giáo Wesley của Anh thành lập trường học tiếng Anh đầu tiên là Wesleyan Canarese School. Các cha cố của Hội thừa sai Paris thành lập Trường châu Âu St. Joseph vào năm 1858. Trường Trung học Bangalore được chính phủ Mysore thành lập vào năm 1858 và Trường nam sinh Bishop Cotton được thành lập vào năm 1865. Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia Ấn Độ Quốc vương George được thành lập tại Bengaluru vào năm 1945 khi Thế chiến thứ hai kết thúc; thường được gọi là Trường quân sự Bangalore.

Các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Bengaluru trực thuộc chính phủ hoặc các hội đồng giáo dục tư nhân được chính phủ công nhận, chẳng hạn như SSLC, CBSE, CISCE, IB, IGCSE và NIOS. Các trường học tại Bengaluru do chính phủ điều hành hoặc do tư nhân điều hành (cả được chính phủ hỗ trợ và không được chính phủ hỗ trợ). Bengaluru có số lượng trường quốc tế đáng kể vì có nhiều người nước ngoài và người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, học sinh có thể tham gia khóa học tiền đại học hoặc tiếp tục khóa học trung học phổ thông và chọn một trong ba ban – nghệ thuật, thương mại hoặc khoa học. Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký các khóa học cấp văn bằng. Sau khi hoàn thành khóa học bắt buộc, học sinh đăng ký học các bằng cấp phổ thông hoặc chuyên nghiệp tại các trường đại học.

Bengaluru 
Trường Luật Quốc gia Ấn Độ (NLSIU), một trường đại học luật hàng đầu.

Được thành lập vào năm 1858, Trường cao đẳng Trung tâm Bangalore là trường cao đẳng lâu đời nhất tại thành phố. Ban đầu trường liên kết với Đại học Mysore và sau đó là với Đại học Bangalore. Năm 1882 các linh mục từ Hội Thừa sai Paris thành lập Trường Cao đẳng St. Joseph. Đại học Bangalore được thành lập vào năm 1886; có liên kết với hơn 500 trường cao đẳng và có tổng số sinh viên theo học là hơn 300.000. Trường đại học có hai cơ sở tại Bengaluru – Jnanabharathi và Central College. Đại học Kỹ thuật Visvesvaraya được M. Visvesvaraya thành lập vào năm 1917, và có liên kết với nhiều trường cao đẳng kỹ thuật tư nhân. Trong số các viện nghiên cứu nổi tiếng tại Bengaluru có Học viện Khoa học Ấn Độ, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tiên tiến Jawaharlal Nehru, Trung tâm Khoa học Sinh học Quốc gia, Viện Sức khỏe Tâm thần và Khoa học Thần kinh Quốc gia và Viện Nghiên cứu Cao cấp Quốc gia. Một số tổ chức đại học tư nhân tại Bengaluru là Đại học Quốc tế Symbiosis, SVKM's NMIMS, Đại học CMR, Đại học Christ, Đại học Jain, Đại học PES, Đại học RV, Đại học Dayananda Sagar và Đại học Khoa học Ứng dụng Ramaiah. Các trường cao đẳng y tế tư nhân bao gồm Trường Cao đẳng Y tế St. John's, Trường Cao đẳng Y tế M. S. Ramaiah, Học viện Khoa học Y tế Kempegowda và Học viện Khoa học Y tế và Trung tâm Nghiên cứu Vydehi.

Truyền thông Bengaluru

Ấn bản truyền thông đầu tiên tại Bengaluru được Hội truyền giáo Cơ đốc Wesley thành lập vào năm 1840 và được viết bằng tiếng Kannada. Năm 1859, Bangalore Herald trở thành tờ báo tiếng Anh đầu tiên được xuất bản tại Bengaluru, và đến năm 1860 Mysore Vrittanta Bodhini trở thành tờ báo tiếng Kannada đầu tiên được lưu hành tại thành phố. Vijaya KarnatakaThe Times of India lần lượt là những tờ báo tiếng Kannada và tiếng Anh được lưu hành rộng rãi nhất, theo sau là PrajavaniDeccan Herald  cả hai báo này đều thuộc sở hữu của công ty truyền thông in ấn lớn nhất tại Karnataka là Printers (Mysore) Limited. Các tờ báo được lưu hành khác là Vijayvani, Vishwavani, Kannadaprabha, Sanjevani, Bangalore Mirror, Udayavani, và các trang tin địa phương như Explocity có cập nhật tin tức được bản địa hóa.

Đài Phát thanh Toàn Ấn bắt đầu phát sóng từ trạm Bengaluru vào ngày 2 tháng 11 năm 1955. Tất cả các chương trình phát sóng tại thành phố đều trên sóng AM cho đến trước năm 2001, và Radio City trở thành đài tư nhân đầu tiên tại Ấn Độ bắt đầu truyền trên sóng FM từ Bengaluru; một số kênh FM khác được khai trương sau đó. Thành phố này có lẽ có câu lạc bộ đài phát thanh nghiệp dư lâu đời nhất Ấn Độ – Câu lạc bộ phát thanh nghiệp dư Bangalore (VU2ARC) được thành lập vào năm 1959.

Bengaluru lần đầu tiên có sóng truyền hình khi Doordarshan thành lập trung tâm chuyển tiếp tại đây vào ngày 1 tháng 11 năm 1981. Một trung tâm sản xuất được thành lập tại văn phòng Doordarshan tại Bengaluru vào năm 1983, nhờ đó một chương trình tin tức bằng tiếng Kannada được lên sóng vào ngày 19 tháng 11 năm 1983. Doordarshan cũng ra mắt một kênh vệ tinh bằng tiếng Kannada vào ngày 15 tháng 8 năm 1991, hiện có tên là DD Chandana. Star TV là kênh vệ tinh tư nhân đầu tiên của Bengaluru, bắt đầu phát sóng từ tháng 9 năm 1991. Dịch vụ DTH hiện diện tại Bengaluru từ khoảng năm 2007.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Bengaluru là STPI, họ bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, dịch vụ Internet này chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp, sau đó VSNL bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet quay số cho công chúng vào cuối năm 1995. Bengaluru có số lượng kết nối Internet băng thông rộng lớn nhất tại Ấn Độ (2006).

Namma Wifi là mạng không dây đô thị miễn phí tại Bengaluru, là WiFi miễn phí đầu tiên tại Ấn Độ, bắt đầu hoạt động từ ngày 24 tháng 1 năm 2014. Dịch vụ này hiện diện tại Đường M.G., Đường Brigade và các địa điểm khác. Dịch vụ do D-VoiS vận hành và được chính quyền bang Karnataka chi trả. Bengaluru là thành phố đầu tiên tại Ấn Độ được truy cập dịch vụ Internet di động 4G.

Thể thao Bengaluru

Bengaluru 
Sân vận động Chinnaswamy trong trận đấu giữa Ấn Độ và Pakistan năm 2007
Bengaluru 
Không ảnh sân vận động Sree Kanteerava

Cricket là môn thể thao phổ biến nhất trong thành phố. Nhiều công viên và khu vườn tại Bengaluru là nơi tổ chức các trò chơi. Nhiều vận động viên cricket quốc gia đến từ Bengaluru, bao gồm các cựu đội trưởng Rahul Dravid và Anil Kumble. Sân vận động cricket quốc tế của Bengaluru là sân vận động M. Chinnaswamy, có sức chứa 40.000 chỗ ngồi và từng tổ chức các trận đấu trong Giải vô địch cricket thế giới năm 1987, 1996 và 2011. Sân vận động Chinnaswamy là sân nhà của Học viện cricket quốc gia Ấn Độ, và của đội Royal Challengers Bangalore thuộc Hiệp hội cricket bang Karnataka và Giải Ngoại hạng Ấn Độ (IPL).

Bóng đá có lượng người hâm mộ đáng kể tại Bengaluru, và thành phố cũng có một số cầu thủ nổi tiếng. Thành phố có đội Bengaluru FC thi đấu tại Giải Siêu cấp Ấn Độ (ISL). Các câu lạc bộ khác của thành phố bao gồm FC Bengaluru United, Ozone FC và South United FC thuộc Giải hạng 2 Ấn Độ. Thành phố từng tổ chức một số trận đấu của Cúp Thế giới Thống nhất 2014.

Thành phố tổ chức giải đấu hàng năm Bangalore Open thuộc Hiệp hội Quần vợt nữ (WTA). Bắt đầu từ tháng 9 năm 2008, Bengaluru tổ chức giải đấu hàng năm Kingfisher Airlines Tennis Open thuộc ATP.

Bengaluru có câu lạc bộ bóng bầu dục liên hiệp Bangalore (BRFC). Thành phố cũng có một số câu lạc bộ thượng lưu, như Century Club, The Bangalore Golf Club, the Bowring Institute, và Bangalore Club độc quyền, có các cựu thành viên như Winston Churchill và Maharaja của Mysore.

Bengaluru 
Biểu ngữ được người hâm mộ trưng ra trong trận đấu giữa Bengaluru FC và Shillong Lajong vào ngày 7 tháng 1 năm 2017

Các thành viên đội tuyến Davis Cup Ấn Độ là Mahesh Bhupathi và Rohan Bopanna cư trú tại Bengaluru. Các vận động viên thể thao khác đến từ thành phố bao gồm nhà vô địch bơi lội quốc gia Nisha Millet, nhà vô địch snooker thế giới Pankaj Advani và cựu vô địch cầu lông All England Open Prakash Padukone.

Sân vận động trong nhà Kanteerava của Bengaluru từng tổ chức Giải vô địch bóng rổ SABA vào năm 2015 và 2016. Đội tuyển bóng rổ quốc gia Ấn Độ từng giành được huy chương vàng trong cả hai lần này. Bengaluru là sân nhà của đội Bengaluru Beast—á quân năm 2017 của giải bóng rổ chuyên nghiệp hàng đầu Ấn Độ UBA Pro Basketball League.

Sân vận động trong nhà Kanteerava và Sheraton Grand từng tổ chức nhiều trận đấu kabaddi, bao gồm toàn bộ Giải Kabaddi chuyên nghiệp 2021–2022. Bengaluru Bulls là một trong những đội trong giải đấu này.

Câu lạc bộ chuyên nghiệp tại thành phố
CLB Môn thể thao Giải đấu Sân vận động Thời kỳ
Bangalore Warhawks Bóng bầu dục Mỹ EFLI Tổ hợp thể thao HAL 2012–
Bengaluru Beast Bóng rổ UBA 2015–
Bengaluru Raptors Cầu lông PBL Sân vận động trong nhà Koramangala 2013–
Bangalore Raptors Quần vợt Champions Tennis League Sân vận động quần vợt KSLTA 2014–2014
Bengaluru Bulls Kabaddi PKL Sân vận động trong nhà Kanteerava 2014–
Bengaluru FC Bóng đá Indian Super League Sân vận động Sree Kanteerava 2013–
FC Bengaluru United Bóng đá I-League 2nd Division Sân vận động bóng đá Bangalore 2018–
HAL Bangalore Bóng đá I-League Sân vận động bóng đá Bangalore
Ozone FC Bóng đá I-League 2nd Division Sân vận động bóng đá Bangalore 2015–
South United FC Bóng đá I-League 2nd Division Sân vận động bóng đá Bangalore 2013–
KGF Academy Bóng đá I-League 2nd Division Sân vận động bóng đá Bangalore 2011–
Bangalore Hi-Fliers Khúc côn cầu trên cỏ PHL Sân vận động khúc côn cầu Bangalore 2005–2008
Karnataka Lions Khúc côn cầu trên cỏ WSH Sân vận động khúc côn cầu Bangalore 2011–2012
Royal Challengers Bangalore Cricket IPL Sân vận động M. Chinnaswamy 2008–
Bengaluru Torpedoes Bóng chuyền Prime Volleyball League Sân vận động trong nhà Koramangala 2021–

Thành phố kết nghĩa Bengaluru

Tham khảo

Tài liệu

Đọc thêm

Liên kết ngoài

12°58′44″B 77°35′30″Đ / 12,97889°B 77,59167°Đ / 12.97889; 77.59167

Tags:

Lịch sử BengaluruĐịa lý BengaluruNhân khẩu BengaluruChính phủ BengaluruKinh tế BengaluruGiao thông BengaluruVăn hoá BengaluruGiáo dục BengaluruTruyền thông BengaluruThể thao BengaluruThành phố kết nghĩa BengaluruBengaluruBang của Ấn ĐộCao nguyên DeccanDanh sách thành phố tại Ấn Độ theo dân sốDanh sách vùng kết tụ đô thị hơn một triệu dân tại Ấn ĐộKarnatakaNam Ấn ĐộTiếng KannadaTrợ giúp:IPATập tin:Bengaluru-Kannada-Pronunciation.oggen:Help:IPA/English

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia theo diện tíchBuôn Ma ThuộtMalaysiaChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTrương Tấn SangSân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhHồng KôngHội đồng Bảo an Liên Hợp QuốcĐinh Thế HuynhTưởng Giới ThạchSécCổ khuẩnQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamLý Thường KiệtEndrick FelipeBà TriệuSân bay quốc tế Long ThànhTrịnh Công SơnHoàng thành Thăng LongSaigon PhantomDanh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt NamNgọt (ban nhạc)Giải vô địch Carom 3 băng thế giới UMBRadio France InternationaleTư tưởng Hồ Chí MinhTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaNguyễn Trọng NghĩaVăn minh MycenaeVũ Trọng PhụngQuan hệ tình dụcNguyễn Văn LinhThanh gươm diệt quỷNguyễn Phú TrọngChiến tranh Đông DươngThánh địa Mỹ SơnSamuraiUEFA Champions LeagueNgô QuyềnĐộ (nhiệt độ)Xuân QuỳnhAlbert EinsteinFacebookSông HồngNam CaoDân số thế giớiVũ Đức ĐamQuảng NinhTrần Thánh TôngĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhViệt Nam Cộng hòaTỉnh thành Việt NamBạo lực học đườngYouTubeChiến dịch Điện Biên PhủNewJeansMiếu Bà Chúa Xứ Núi SamHành chính Việt Nam thời NguyễnRét nàng BânĐông Nam ÁMao Trạch ĐôngCộng hòa Nam PhiNguyễn Thị Thu Hà (Ninh Bình)Nguyễn TrãiQuang TrungVõ Nguyên GiápNhà Tiền LêJack – J97Lịch sửVõ Tắc ThiênBộ đội Biên phòng Việt NamLý Tự TrọngTrần Tuấn AnhStephen HawkingCá voi sát thủ🡆 More