Phố Hàng Bồ: Một con phố ở Hà Nội, Việt Nam

Phố Hàng Bồ nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội.

Thời kì thuộc Pháp vào cuối thế kỉ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des Paniers. Từ sau năm 1945 phố chính thức mang tên Hàng Bồ. Cùng thời gian đó phố là nơi tập trung các cửa hàng bán dụng cụ đan bằng tre nứa như bồ, sọt, thúng mủng. Vào những dịp Tết Nguyên Đán hàng hoá truyền thống được chất đầy trên phố, kẻ mua người bán tấp nập.

Phố Hàng Bồ: Vị trí, Lịch sử
Phố Hàng Bồ hiện nay
Phố Hàng Bồ: Vị trí, Lịch sử
Một cửa hàng trên phố Hàng Bồ

Vị trí Phố Hàng Bồ

Phố Hàng Bồ hiện nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố dài khoảng 0,27 km theo hướng Đông – Tây. Đầu phố phía Đông là ngã tư giao với các phố Hàng Đào, Hàng NgangHàng Bạc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giao với các phố Hàng Thiếc, Thuốc Bắc và Bát Đàn.

Phố nằm ở vị trí cách Hồ Hoàn Kiếm 0,35 km về phía Bắc và cách chợ Đồng Xuân 0,5 km về phía Nam

Lịch sử Phố Hàng Bồ

Khu vực phố Hàng Bồ nguyên là đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía Đồng) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Xuân Hoa hợp với thôn Yên Hoa thành thôn Xuân Yên. Và tổng Tiền Túc cũng đã đổi ra là tổng Thuận Mỹ. Thời Pháp thuộc, phố Hàng Bồ có tên gọi "Rue des Paniers", tuy nhiên sau cách mạng, Hà Nội đã chính thức hóa tên gọi "Hàng Bồ". Khoảng những năm đầu thế kỷ XX, có nhiều ngườiHoa kiều gốc Triều Châu cư trú ở khu phố này; họ cân thóc gạo và hoa quả, một số thì mở hiệu ảnh.

Dấu vết các làng cũ ở phố Hàng Bồ là những đình miếu còn sót lại: đền Xuân Yên (của thôn Xuân Hoa cũ) ở số nhà 44 phố Hàng Cân thờ công chúa Lân Ngọc, đền Xuân Yên của thôn Yên Hoa cũ ở số 6 phố Lương Văn Can thờ Nguyên quận phu nhân, đền Nhân Nội ở số nhà 84A phố Hàng Bồ cũng thờ công chúa Lân Ngọc và đình Nhân Nội ở số nhà 33 phố Bát Đàn thờ thần Bạch Mã. Đoạn giữa phố, cho tới đầu thời Pháp thuộc, là nơi tập trung những cửa hàng bán các thứ bồ đan bằng tre nứa. Còn đoạn đầu phố, chỗ tiếp giáp phố Hàng Đào, Hàng Ngang thời trước có tên là phố Hàng Dép. Ở đây tập trung các cửa hàng bán guốc dép.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Vị trí Phố Hàng BồLịch sử Phố Hàng BồPhố Hàng BồKhu phố cổ Hà NộiTết Nguyên Đán

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thái LanDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁHình thoiĐền HùngQuy NhơnTađêô Lê Hữu TừBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Phạm Xuân ẨnPhilippinesĐờn ca tài tử Nam BộTác động của con người đến môi trườngTrương Tấn SangKế hoàng hậuTrường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dânCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Tứ bất tửNguyễn Xuân PhúcThừa Thiên HuếQuan hệ tình dụcDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueĐài Á Châu Tự DoLê Quý ĐônInter MilanChâu Kiệt LuânĐài LoanNgày AnzacQuốc gia Việt NamNhà giả kim (tiểu thuyết)Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamLê Hồng AnhPhong trào Đồng khởiTạ Đình ĐềHarry PotterVườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngTaylor SwiftPhan ThiếtLê Thanh Hải (chính khách)Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamNgười Do TháiViệt MinhNguyễn Công PhượngBắc GiangENgười Thái (Việt Nam)Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Danh sách quốc gia theo diện tíchHọ người Việt NamHạnh phúcVõ Thị Ánh XuânKon TumChí PhèoGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Nguyễn Phú TrọngNguyễn Đắc VinhKhối lượng riêngAn Nam tứ đại khíNguyễn Thị Kim NgânĐại học Bách khoa Hà NộiNguyễn Vân ChiNguyễn Quang Sáng24 tháng 4Trạm cứu hộ trái timGoogle MapsLý Nam ĐếAdolf HitlerLiên Hợp QuốcBoeing B-52 StratofortressLiên bang Đông DươngKinh Dương vươngBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgườiĐịa đạo Củ ChiNguyễn Ngọc KýNguyễn Đình ChiểuTrần Nhân TôngThanh gươm diệt quỷChiến tranh thế giới thứ haiCà MauChiến dịch Mùa Xuân 1975🡆 More