Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam; là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội.

Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn.

Chợ Đồng Xuân
Marché de Dong Xuan (tiếng Pháp)
Dong Xuan market (tiếng Anh)
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân
Thông tin chung
Tên khácChợ Lớn
DạngChợ
Địa điểmHà Nội
Tọa độ21°02′17″B 105°51′00″Đ / 21,038164°B 105,850031°Đ / 21.038164; 105.850031
Chủ sở hữuCông ty Cổ phần Đồng Xuân
Xây dựng
Khởi công1889
Trùng tu1994
Chợ Đồng Xuân
Mặt tiền chợ Đồng Xuân. Ảnh được chụp vào tháng 10 năm 2002.

Vị trí Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là phố Nguyễn Thiện Thuật.

Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có Quán Huyền Thiên - sau đổi thành Chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua . Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.

Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946.

Lịch sử Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân 
Chợ Đồng Xuân đầu thế kỷ 20
  • Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tí (1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay.
  • Chợ Đồng Xuân tuy nằm trong khu phố cổ nhưng có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các phố xung quanh. Trước kia đây là khu đất trống thuộc phường Đồng Xuân, huyện Thọ Xương nằm trước quán Huyền Thiên (sau đổi thành chùa Huyền Thiên). Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mãphố Hàng Buồm vì hai khu đất đó gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại.
  • Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.
  • Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
  • Tháng 2 năm 1947, tại đây đã diễn ra các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc đoàn chống lại lính Lê dương của Pháp, rất nhiều Vệ quốc quân đã hi sinh tại đây trước khi rút khỏi Hà Nội.
  • Từ sau ngày quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất thành phố này.
  • Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
  • Tối ngày 14 tháng 7 năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu rụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Phải đến ngày 19 tháng 7 thì ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn. Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay.

Hàng hóa Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho bán buôn. Tuy nhiên dạo quanh trong chợ, người mua vẫn tìm được cho mình những quầy hàng bán lẻ. Bên trong, chợ được chia làm 3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Tầng trệt: Ngay từ cửa vào là những hàng bán quần áo, kính râm, giày dép, vali cho đến đồ điện tử như điện thoại, cáp sạc, pin sạc, đèn pin siêu sáng, loa, đài radio...nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa,.... Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh.... Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh. Hàng thực phẩm và ăn uống chủ yếu bán ở chợ Bắc Qua. Phía Bắc của chợ, là các hàng ăn, phục vụ khách cả ăn đêm. Xung quanh chợ lúc nào cũng đông đúc nhộn nhịp. Hàng hóa Chợ Đồng Xuân từ đây vận chuyển đi khắp các tỉnh phía Bắc.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Vị trí Chợ Đồng XuânLịch sử Chợ Đồng XuânHàng hóa Chợ Đồng XuânChợ Đồng XuânChợHà NộiKhu phố cổ Hà NộiNhà Nguyễn

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátNgô Đình DiệmDoraemon (nhân vật)EFL ChampionshipThế vận hội Mùa hè 2024BTSNgã ba Đồng LộcPhan Bội ChâuSân vận động WembleyQuy NhơnThe SympathizerTokuda ShigeoBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamXã hộiKinh tế ÚcQuảng NinhMinh MạngTru TiênTom và JerryNguyễn Thị Kim NgânQuảng NamAn Nam tứ đại khíCôn ĐảoGoogle MapsMôi trườngCoachella Valley Music and Arts FestivalCuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2023Đồng bằng sông HồngPháp thuộcLiếm dương vậtCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Viêm da cơ địaCúp bóng đá U-23 châu ÁCung Hoàng ĐạoCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamHồ Hoàn KiếmBọ Cạp (chiêm tinh)Số nguyên tốLiên QuânHưng YênGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2021Lạc Long QuânRobloxJude BellinghamDanh sách Tổng thống Hoa KỳTài liệu PanamaUng ChínhLưu DungThượng HảiDanh sách quốc gia theo dân sốVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Ma Kết (chiêm tinh)Khởi nghĩa Lam SơnLịch sử Trung QuốcKhởi nghĩa Yên ThếChâu MỹThái LanCách mạng Công nghiệp lần thứ tưMạch nối tiếp và song songDanh sách nhân vật trong One PieceDanh sách biện pháp tu từGiải bóng đá Ngoại hạng AnhDanh sách trại giam ở Việt NamMinh Lan TruyệnNguyễn Quang SángPhạm Nhật VượngNgân HàVladimir Ilyich LeninTrần Hưng ĐạoXích QuỷLê Thanh Hải (chính khách)Đại dịch COVID-19Nacho FernándezVụ án Thiên Linh CáiChiến dịch Hồ Chí MinhNguyễn Xuân PhúcLa LigaNgười ChămHuy Cận🡆 More