Grzegorz Lato: Cựu cầu thủ bóng đá người Ba Lan

Grzegorz Bolesław Lato (sinh 8 tháng 4 năm 1950 tại Malbork, Ba Lan) là cựu cầu thủ bóng đá người Ba Lan, chơi ở vị trí tiền đạo cánh phải, là cầu thủ giữ thành tích khoác áo đội tuyển Ba Lan nhiều lần nhất cho đến năm 2010 và Vua phá lưới tại World Cup 1974.

Sự nghiệp cầu thủ của Lato gắn liền với kỉ nguyên vàng của bóng đá Ba Lan, bắt đầu bằng tấm huy chương vàng Olympic tại Munich năm 1972 và kết thúc vào một thập kỉ sau với vị trí thứ ba tại World Cup 1982 tại Tây Ban Nha, lập lại thành tích tại World Cup 1974 ở Đức.

Grzegorz Lato
Grzegorz Lato: Tiểu sử, Đánh giá, Giải thưởng
Grzegorz Lato năm 2010
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Grzegorz Bolesław Lato
Chiều cao 1,75 m (5 ft 9 in)
Vị trí Winger
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1966–1980 Stal Mielec 295 (117)
1980–1982 K.S.C. Lokeren Oost-Vlaanderen 64 (12)
1982–1984 Atlante 45 (16)
1984–1991 Polonia Hamilton ? (?)
Tổng cộng min. 404 (min. 144)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1971–1984 Đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan 100 (45)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
1988-1990 North York Rockets
1991–1993 Stal Mielec
1993–1995 Olimpia Poznań
1995–1996 Amica Wronki
1996–1997 Stal Mielec
1999 Widzew Łódź
Thành tích huy chương
Đại diện cho Grzegorz Lato: Tiểu sử, Đánh giá, Giải thưởng Ba Lan
Bóng đá nam
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Munich 1972 Đội bóng
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Montréal 1976 Đội bóng
World Cup
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Tây Đức 1974 Đội bóng
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Tây Ban Nha 1982 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Tiểu sử Grzegorz Lato

World Cup 1974

Lato khoác áo đội tuyển Ba Lan 100 lần từ 1971 đến 1984 . Ông ghi được 45 bàn thắng, chỉ xếp sau Włodzimierz Lubański. Ngoài World Cup 1974, ông còn tham gia World Cup 1978World Cup 1982. Tại World Cup 1974, ông giành danh hiệu Vua phá lưới với 7 bàn thắng trong giải này. Trong một bảng đấu khó khăn, đội tuyển Ba Lan đã sớm gây ấn tượng khi đánh bại đương kim vô địch Argentina 3-2, trong đó Lato ghi 2 bàn, bàn đầu tiên chỉ sau 7 phút của trận đấu. Nối tiếp thành công đó, Ba Lan có trận thắng đậm thứ hai trong giải, 7-0 trước Haiti (trận đấu đậm nhất là chiến thắng 9-0 của Nam Tư trước Zaire), trong đó có 2 bàn thắng của Lato. Tại vòng hai, chủ công của câu lạc bộ Stal Mielec lại tiếp tục nhả đạn, ghi những bàn thắng quyết định vào lưới các đối thủ ở bảng B là Thuỵ Điển (1-0) và Nam Tư (2-1). Ở bán kết, khi Lato mất đi sức mạnh, Ba Lan đã chịu thua đội chủ nhà CHLB Đức một cách đáng tiếc 0-1 tại Frankfurt. Tuy nhiên, ông lại là nhân tố chính đưa Ba Lan giành huy chương đồng khi ghi bàn thắng duy nhất trong trận tranh giải ba trước Brasil.

Sự nghiệp thi đấu quốc tế

Sau khi dừng bước tại vòng hai ở World Cup 1978 tại Argentina, giải đấu mà Lato ghi được bàn thắng vào lưới Tunisia và Brasil, tiền đạo này tiếp tục có được một tấm huy chương đồng nữa tại Tây Ban Nha năm 1982. Ông đã ghi bàn thắng cuối cùng trong màu áo đội tuyển trong giải này vào lưới Peru. Lato chính thức từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế vào tháng 4 năm 1984 sau trận đấu thứ 104 gặp Bỉ. Ông kết thúc sự nghiệp thi đấu cho đội tuyển Ba Lan với 45 bàn thắng và với một tỉ lệ ấn tượng là 0.43 bàn / trận đấu.[1] Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine Lato cũng giành được huy chương vàng Olympic 1972 và huy chương bạc Olympic 1976 với đội tuyển Olympic Ba Lan.

Sự nghiệp ở câu lạc bộ

Lato gắn bó với câu lạc bộ Stal Mielec trong phần lớn sự nghiệp thi đấu của mình và dẫn dắt đội bóng tới chức vô địch Ba Lan năm 1973 và 1976, và lọt vào tứ kết Cúp UEFA mùa bóng 1975-76. Ông giành danh hiệu vua phá lưới tại giải vô địch vào các năm 1973 (13 bàn) và 1975 (19 bàn). Trong 272 lần khoác áo câu lạc bộ, ông đã ghi được 111 bàn trong giải vô địch bóng đá Ba Lan. Ba Lan cấm việc chuyển nhượng cầu thủ dưới 30 tuổi ra nước ngoài, do vậy đã cản trở cơ hội để Lato thể hiện tài năng của mình tại châu Âu. Ông đã từ chối lời mời cá nhân của Pelé đến chơi cho câu lạc bộ New York Cosmos, và vào năm 1980, ông bắt đầu chơi cho câu lạc bộ K.S.C. Lokeren của Bỉ. Ông cũng chơi bóng tại México mùa bóng 1982-83 cho câu lạc bộ CF Atlante và đã ghi được 15 bàn. Thời gian cuối trong sự nghiệp cầu thủ, ông chơi bóng tại Canada, chơi cho câu lạc bộ Polonia Hamilton vào giữa thập niên 1980 tại giải nghiệp dư ở Hamilton, Ontario, Canada.

Cuộc sống sau khi từ giã trái bóng

Grzegorz Lato: Tiểu sử, Đánh giá, Giải thưởng 
Chân dung thượng nghị sĩ Lato

Từ năm 2001 đến 2005, Lato, thành viên của Liên minh dân chủ cánh tả, là thượng nghị sĩ của Ba Lan.

Đánh giá Grzegorz Lato

Mặc cho những thành tích tại 3 kì World Cup mà ông tham dự, Lato không được bầu chọn là Cầu thủ vàng của Ba Lan trong dịp kỉ niệm 50 năm UEFA vào năm 2004 hay có tên trong danh sách 125 cầu thủ còn sống xuất sắc nhất của Pelé. Điều đó minh chứng cho ý kiến rằng Lato là một trong những cầu thủ không được đánh giá đúng mức nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu. [2]

Giải thưởng Grzegorz Lato

Cấp câu lạc bộ

Với câu lạc bộ Stal Mielec

  • Vô địch quốc gia Ba Lan: 1973, 1976
  • Á quân: 1975
  • Hạng nhì Cúp quốc gia Ba Lan: 1976
  • Tứ kết Cúp UEFA: 1976

Giải thưởng Grzegorz Lato cá nhân

  • Vua phá lưới giải vô địch Ba Lan: 1973, 1975
  • Cầu thủ của năm của tạp chí Piłka Nożna: 1977
  • Cầu thủ của năm của tạp chí Sport': 1974, 1977

Cấp đội tuyển

Với đội tuyển Ba Lan

  • Huy chương vàng Olympic: 1972
  • Huy chương bạc Olympic: 1976
  • Hạng ba World Cup: 1974, 1982

Giải thưởng Grzegorz Lato cá nhân

Chú thích

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Grzegorz Lato: Tiểu sử, Đánh giá, Giải thưởng  Gerd Müller
Vua phá lưới vòng chung kết World Cup
1974
Kế nhiệm:
Grzegorz Lato: Tiểu sử, Đánh giá, Giải thưởng  Mario Kempes

Tags:

Tiểu sử Grzegorz LatoĐánh giá Grzegorz LatoGiải thưởng Grzegorz LatoGrzegorz Lato195020108 tháng 4Ba LanBóng đáCầu thủGiải vô địch bóng đá thế giới 1974Giải vô địch bóng đá thế giới 1982MalborkTiền đạo (bóng đá)Đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpChiến dịch Điện Biên PhủTrần Hải QuânCăn bậc haiNguyệt thựcNguyễn Xuân ThắngY Phương (nhà văn)Chuyện người con gái Nam XươngFormaldehydeIndonesiaBùi Vĩ HàoMắt biếc (tiểu thuyết)Tần Thủy HoàngNha TrangThánh địa Mỹ SơnChùa Một CộtTrần Cẩm TúHôn lễ của emQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamThiên địa (trang web)Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamBoeing B-52 StratofortressĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhFilippo InzaghiBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)Hương TràmĐồng NaiLưu BịTô Vĩnh DiệnBảo tồn động vật hoang dãLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳMười hai con giápTừ Hán-ViệtNgô Đình DiệmBộ đội Biên phòng Việt NamVụ án Thiên Linh CáiTrận Bạch Đằng (938)Đài Á Châu Tự DoYên BáiJude BellinghamVụ án cầu Chương DươngSông Đồng NaiKuwaitQuân đoàn 4, Quân đội nhân dân Việt NamQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamNgười ViệtYouTubeDanh sách biện pháp tu từGiải vô địch thế giới Liên Minh Huyền ThoạiThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamThái NguyênDanh mục sách đỏ động vật Việt NamTrần Quốc ToảnVăn Miếu – Quốc Tử GiámHồng BàngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThanh HóaĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamNinh ThuậnMai (phim)Lê Đức ThọLiên Hợp QuốcHoài LinhGoogle MapsTrung du và miền núi phía BắcChữ NômNguyễn Thị BìnhTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Kênh đào Phù Nam TechoBình ThuậnXuân DiệuLý Thường KiệtDanh sách thủy điện tại Việt NamHà GiangNam CaoNhà ThanhKhối lượng riêng🡆 More