Chủ Nghĩa Sô Vanh

Chủ nghĩa Sô vanh (tiếng Anh: chauvinism) là một chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng nhóm hoặc dân tộc của mình là thượng đẳng và chính nghĩa còn những dân tộc hay nhóm khác là yếu đuối, hạ đẳng và đáng khinh.

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tên của Nicolas Chauvin, một người lính cuồng tín của Napoléon Bonaparte mà sự tôn thờ cuồng loạn của ông ta đối với Hoàng đế đã khiến ông ta liên tục chiến đấu cho nước Pháp ngay cả khi đã bị thương 17 lần trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon. Tương truyền, trong trận đánh quyết định tại Waterloo khi quân Pháp đã bị thất bại nặng nề, Chauvin ta đã thét lên rằng "Đội Cựu Cận vệ có chết nhưng không đầu hàng!", hàm ý một nhiệt huyết mù quáng đối với Tổ quốc hay một hội nhóm của mình.

Chủ nghĩa Sô vanh là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, bài ngoại, tự cho dân tộc mình là dân tộc siêu đẳng có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác.

Trong bài Imperialism, Nationalism, Chauvinism (Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Sô vanh), đăng tại tạp chí The Review of Politics 7.4, (tháng 10 năm 1945), tr. 457, Hannah Arendt mô tả khái niệm này như sau:

    "Chủ nghĩa Sô vanh gần như là một sản phẩm tự nhiên của khái niệm quốc gia khi nó xuất phát trực tiếp từ quan niệm cũ về 'sứ mạng quốc gia'... Sứ mạng của một quốc gia có thể được hiểu là mang ánh sáng của nó đến cho các dân tộc kém may mắn hơn mà vì lý do nào đó đã bị lịch sử bỏ lại. Khi khái niệm này chưa phát triển thành hệ tư tưởng Sô vanh chủ nghĩa và nằm yên trong lĩnh vực khá là mơ hồ về niềm tự hào dân tộc, nó thường dẫn đến kết quả là một tinh thần trách niệm cao đối với chất lượng cuộc sống của những người mà theo ý của nó là 'tụt hậu'."

Miêu tả trên không đánh giá một người theo chủ nghĩa Sô vanh là đúng hay sai, chỉ là người đó đã mù quáng khi đến với chủ nghĩa đó và lờ đi các thực tế có thể làm thay quyết định của mình. Tuy nhiên, trong cách dùng hiện đại, người ta thường có ý rằng người theo chủ nghĩa Sô vanh vừa mù quáng vừa sai lầm.

Tham khảo

Tags:

Các cuộc chiến tranh của NapoléonHoàng đếNapoléon BonaparteNicolas ChauvinTrận WaterlooĐế chế thứ nhất

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chuyện người con gái Nam XươngNha TrangVăn họcTập đoàn VingroupBộ đội Biên phòng Việt NamChiến cục Đông Xuân 1953–1954Lê Khả PhiêuAespaCà MauMin Hee-jinGiải bóng đá Ngoại hạng AnhChóBình DươngAdolf HitlerBến CátMười hai vị thần trên đỉnh OlympusNguyễn Chí VịnhBảo ĐạiNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamT69 (tư thế tình dục)Hải DươngKhí hậu Việt NamNhà HánEADS CASA C-295Tiền GiangThuốc thử TollensVăn hóaThủ dâmKhối lượng riêngChính phủ Việt NamNepalQuần đảo Hoàng SaKim LânLiếm dương vậtSa PaKhánh ThiTriệu Lệ DĩnhChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaNhật ký trong tùDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueỦy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamIranDuyên hải Nam Trung BộCleopatra VIILiên Hợp QuốcThụy SĩNguyên HồngHồ Dầu TiếngDương Tử (diễn viên)YouTubeBảng chữ cái Hy LạpChùa Một CộtQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamAngolaThám tử lừng danh ConanCách mạng Tháng TámHàn Mặc TửThiên địa (website)Trà VinhTrần Quốc ToảnRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânHoàng thành Thăng LongDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPPhan Đình TrạcGia đình Hồ Chí MinhVăn Tiến DũngĐường cao tốc Diễn Châu – Bãi VọtTranh Đông HồCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamB-52 trong Chiến tranh Việt NamTrận SekigaharaNhà máy thủy điện Hòa BìnhAnh hùng dân tộc Việt NamQuần đảo Trường SaGia LaiSố nguyên tố🡆 More