Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp Nhĩ

Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ còn gọi là Chính phủ tự trị Sát Nam (tiếng Trung: 察南自治政府) là quốc gia bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, đồng thời là một thành phần tự trị về mặt hành chính của Mông Cương từ khi thành lập vào năm 1937 cho đến khi sáp nhập hoàn toàn vào năm 1939.

Sau khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào tháng 7 năm 1937, các chính quyền khu vực được thành lập tại những vùng lãnh thổ do quân đội Nhật chiếm đóng. Từ sau chiến dịch Sát Cáp Nhĩ vào tháng 9 năm 1937, giúp mở rộng ách thống trị của Nhật Bản đến khu vực phía bắc Sơn Tây, quyền kiểm soát chính thức hơn đối với khu vực này được thiết lập thông qua việc thành lập Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây, cũng như Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ ở phía đông Sơn Tây.

Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ
Quốc kỳ Chính phủ tự trị Sát Nam
Quốc kỳ

Tiêu ngữ日察如一、剷除共黨、民族協和、民生向上
Thống nhất Nhật-Sát, Diệt trừ Cộng đảng, Hòa hợp Dân tộc, Cải thiện Dân sinh
Bản đồ của Chính phủ tự trị Mông Cổ thống nhất mô tả nhà nước này
Bản đồ của Chính phủ tự trị Mông Cổ thống nhất mô tả nhà nước này
Tổng quan
Vị thếQuốc gia bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản
Thủ đôTrương Gia Khẩu
Ngôn ngữ thông dụng
Chính trị
Chính phủĐộc tài quân sự
Cố vấn hàng đầu 
• 1937–1939
Takeuchi Motohei
Lịch sử
Thời kỳ
• Trương Gia Khẩu bị chiếm
27 tháng 8 năm 1937
• Thành lập
4 tháng 9 năm 1937
• Một phần của Mông Cương
1 tháng 9 năm 1939
Dân số 
• 
2.000.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệMông Cương tệ
Tiền thân
Kế tục
Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp Nhĩ Trung Hoa Dân Quốc
Mông Cương Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp Nhĩ
Hiện nay là một phần củaTrung Quốc
Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ
Tiếng Trung察南自治政府

Lịch sử Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp Nhĩ

Ngày 27 tháng 8 năm 1937, Đạo quân Quan Đông cùng quân Mông Cổ đánh chiếm Trương Gia Khẩu, thủ phủ tỉnh Sát Cáp Nhĩ của Trung Hoa Dân Quốc. Cựu điều hành viên của Thương hội Trương Gia Khẩu là Vu Phẩm Khanh đã đầu hàng quân đội Nhật và được họ bổ nhiệm làm thành viên Hội Duy trì Trị an Trương Gia Khẩu đóng trụ sở tại đây. Ngày 4 tháng 9 cùng năm, Hội Duy trì Trị an Trương Gia Khẩu dưới sự thao túng của quân Quan Đông đã lập nên Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ. Trương Gia Khẩu được chọn làm thủ đô và 10 huyện ở phía nam của tỉnh Sát Cáp Nhĩ với dân số khoảng 2 triệu người. Mười huyện trực thuộc chính thể này bao gồm Tuyên Hóa, Vạn Toàn, Hoài An, Trác Lộc, Uất, Dương Nguyên, Xích Thành, Long Quan, Diên KhánhHoài Lai.

Ngoài Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ, Chính phủ tự trị Thống nhất Mông Cổ và Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây được thành lập tại khu vực Mông Cương cùng một lúc. Ba chính phủ tự trị này đã lập ra Ủy ban Liên hợp Mông Cổ để tạo điều kiện cho sự hội nhập của nhau. Tuy vậy, ủy ban này hoạt động không được tốt cho lắm. Do đó, vào tháng 9 năm 1939, ba chính phủ đều hợp nhất thành Chính phủ tự trị Thống nhất Mông Cương mới lập. Đồng thời, Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ được tổ chức lại thành Văn phòng Chính phủ Nam Sát Cáp Nhĩ và sáp nhập vào các đơn vị hành chính của chính phủ mới, và Văn phòng Chính phủ Nam Sát Cáp Nhĩ được đổi tên thành tỉnh Tuyên Hóa vào năm 1943.

Chính trị Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp Nhĩ

Trong Chính phủ tự trị Nam Sát Cáp Nhĩ, hai thành viên tối cao được bầu từ ủy ban chính vụ đóng vai trò lãnh đạo hành chính. Ngoài ra, còn có các phòng ban gồm Văn phòng Tổng vụ, Cục Dân chính, Cục Tài chính, Cục Bảo an và Cục Dân sinh, và vị cục trưởng được bổ nhiệm làm người đứng đầu mỗi cơ quan này. Ngoài ra, người Nhật còn được cử đến từng bộ phận của chính phủ tự trị với tư cách là cố vấn để họ có thể can thiệp vào việc điều hành đất nước, củng cố hơn nữa địa vị của nước này như một quốc gia bù nhìn của Nhật Bản.

Nhân vật

Những nhân vật chủ chốt trong chính phủ Sát Cáp Nhĩ như sau:

  • Cố vấn tối cao: Takeuchi Motohei (竹内元平)
  • Ủy viên tối cao: Vu Phẩm Khanh (于品卿), Đỗ Vận Vũ (杜运宇)
  • Ủy viên Chính vụ: Vu Phẩm Khanh (于品卿), Đỗ Vận Vũ (杜运宇), Nguyễn Tử Nam (阮子南), Bạch Khuê Tường (白奎祥) (Bạch Tụ Ngũ; 白聚五), Duyên Trí (緣智), Hàn Vận (韓運), Trịnh Nhân Trai (鄭仁齋), Hàn Ngọc Phong (韓玉峯)
  • Giám đốc Tổng vụ: Trần Ngọc Minh (陈玉铭)
  • Cục trưởng Cục Dân chính: Trần Ngọc Minh (陈玉铭)
  • Cục trưởng Cục Dân sinh: Lư Kính Như (卢镜如)
  • Cục trưởng Cục Tài chính: Dương Kim Thanh (杨金声)
  • Cục trưởng Cục Bảo an: Takaki Kazuya (高木一也)

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp NhĩChính trị Chính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp NhĩChính Phủ Tự Trị Nam Sát Cáp NhĩChiến tranh Trung-NhậtChính phủ bù nhìnChính phủ tự trị Bắc Sơn TâyChữ Hán giản thểLục quân Đế quốc Nhật BảnMông CươngSơn TâyĐế quốc Nhật Bản

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Mê KôngNguyễn Tiến LinhCách mạng Tháng TámRaj thuộc AnhMai (phim)PhilippinesLý Chiêu HoàngVõ Thị Ánh XuânĐế quốc Bồ Đào NhaTikTokVũ Hồng VănXuân QuỳnhTử Cấm ThànhKim Go-eunNguyễn Ngọc TưNguyễn Vân ChiTam quốc diễn nghĩaEminemĐạo Cao ĐàiPĐại ViệtĐinh Tiên HoàngCộng hòa IrelandQuảng BìnhPhong trào Cần VươngShopeeÁo dàiNhà HánCách mạng công nghiệp lần thứ baMặt TrăngFrieren – Pháp sư tiễn tángYouTubeNhà TrầnVụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiNhật BảnMắt biếc (tiểu thuyết)Blue LockĐứcI'll-ItTitanic (phim 1997)Khởi nghĩa Hai Bà TrưngHồ Hoàn KiếmThái LanGiải bóng đá Ngoại hạng Anh 2021–22Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtNguyễn Đình ChiểuRJerseyThời bao cấpKobbie MainooStade de ReimsBuôn Ma ThuộtBến TreLuis SuárezNguyễn Phú TrọngHoàng Phủ Ngọc TườngTô Vĩnh DiệnTrường ChinhCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamThành phố Hồ Chí MinhSingaporeĐiện Biên PhủDiều hoa Miến ĐiệnĐức quốc xãĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamThương mại điện tửQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamLGBTCharles I của AnhQuần thể danh thắng Tràng AnTwitterTrang ChínhLiên bangGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Đài Tiếng nói Việt NamRamadan🡆 More