Thân Vương Quốc Antioch

Thân vương quốc Antioch (tiếng La Tinh: Principatus Antiochenus) là một trong số các nhà nước của thập tự quân trong Cuộc Thập Tự chinh thứ nhất, bao gồm một số phần lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày nay.

Thân vương quốc nhỏ hơn nhiều so với Bá quốc Edessa lẫn Vương quốc Jerusalem kế bên. Thân vương quốc này mở rộng xung quanh rìa Tây Bắc giáp Địa Trung Hải, tiếp giáp biên giới với Bá quốc Tripoli ở phía Nam, Edessa ở phía Đông, và Đế quốc Byzantine hoặc Vương quốc Kilikia ở phía Tây Bắc, tùy theo thời điểm.

Công quốc Antioch
1098–1268
Quốc huy Antioch
Quốc huy
Thân Vương Quốc Antioch
Thân vương quốc Antioch trong bối cảnh các bang khác của Cận Đông năm 1135.
Tổng quan
Vị thếChư hầu của Đế quốc Byzantine
(1138–1153, 1159–1183)
Chư hầu của Vương quốc Kilikia
(1254–1260)
Chư hầu của Ilkhanate
(1260–1268)
Thủ đôAntioch
Ngôn ngữ thông dụngMedieval Latin, tiếng Pháp cổ, tiếng Norman cổ, tiếng Armenia, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập
Tôn giáo chính
Công giáo Rôma (de jure)
Chính trị
Chính phủThân vương quốc
Thân vương xứ Antioch 
• 1098–1111
Bohemond I xứ Antioch
• 1252–1268
Bohemond VI xứ Antioch
Lịch sử
Thời kỳTrung kỳ Trung cổ
• Thập tự chinh thứ nhất
1098
• Bị chiếm bởi Baibars
1268
Tiền thân
Kế tục
Thân Vương Quốc Antioch Nhà Fatimid
Thân Vương Quốc Antioch Hồi quốc Rûm
Vương quốc Hồi giáo Mamluk (Cairo) Thân Vương Quốc Antioch
Hiện nay là một phần củaThân Vương Quốc Antioch Thổ Nhĩ Kỳ
Thân Vương Quốc Antioch Syria

Thân vương quốc có dân số xấp xỉ 20.000 người vào thế kỉ thứ XII, đa phần là người Armeniangười Hy Lạp theo Chính thống giáo, cộng thêm một số ít người Hồi giáo ở ngoại vi thành phố. Đa số thập tự quân định cư ở đây có gốc gác là người Norman, nhất là từ Vương quốc Sicilia ở phía Nam Bán đảo Ý, cũng chính là những người cai trị đầu tiên của Thân vương quốc này, những người mà đã tự bổ nhiệm vây cánh bằng chính tâm phúc của họ. Ít có cư dân nào ngoài Thập tự quân theo Công giáo La Mã, mặc dù vậy thành phố lại được chuyển thành Tòa Thượng Phụ La-tinh, được thành lập vào năm 1100. Tòa thượng phụ này sẽ tồn tại với tư cách là tòa thượng phụ sau các cuộc Thập tự chinh, cho đến khi nó bị bãi bỏ vào năm 1964.

Lịch sử Thân Vương Quốc Antioch

Thân Vương Quốc Antioch 
Vây hãm Antioch, từ một bức tranh thu nhỏ thời trung cổ.

Thành phố Antioch từng là một thành trì lớn của Byzantine trong khu vực dưới sự kiểm soát của một doux (công tước) trước khi rơi vào tay Seljuk Turk vào năm 1084. Do đó, đây là một trong những thành phố mà quân đội của cuộc Thập tự chinh đầu tiên hướng đến trên đường đến Jerusalem. Trong khi Baldwin xứ Boulogne tiến về phía Đông từ Tiểu Á để thành lập Bá quốc Edessa, đội quân chính của cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất tiếp tục tiến về phía Nam để bao vây Antioch vào cuối tháng 10 năm 1097. Đoàn quân bao gồm nhiều thủ lĩnh khác nhau đã thề trả lại tất cả lãnh thổ thuộc về Đế quốc Byzantine, trong đoàn quân này cũng có một đội quân Byzantine dưới sự chỉ huy của tướng quân Tatikios. Với hơn bốn trăm tòa tháp, hệ thống phòng thủ của thành phố rất đáng gờm. Cuộc bao vây kéo dài suốt mùa đông, với nhiều tổn thất trong lực lượng Thập tự chinh, những người thường bị buộc phải ăn thịt ngựa của họ, hoặc, như truyền thuyết kể lại, thi thể của tất cả những người theo đạo Cơ đốc không sống sót. Đã có một số nỗ lực của các thủ lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ lân cận để giải vây cho thành phố, nhưng những người này đã bị đánh trả, chẳng hạn như trong Trận hồ Antioch dưới sự lãnh đạo quân sự của Bohemond xứ Taranto.

Vào tháng 5 năm 1098, một lực lượng giải vây khác dưới quyền Kerbogha xứ Mosul đã tiếp cận thành phố và do đó, quân thập tự chinh phải thực hiện những hành động nhanh chống hơn nữa để chiếm được Antioch. Bohemond đã thuyết phục được một người lính gác ở một trong những tòa tháp, một người Armenia và từng theo đạo Cơ đốc tên là Firouz, để quân Thập tự chinh tiến vào thành phố vào ngày 2 tháng 6 năm 1098. Chỉ bốn ngày sau, một đội quân Hồi giáo từ Mosul, do Kerbogha chỉ huy, đã đến để bao vây quân Thập tự chinh. Alexios I Komnenos, Hoàng đế Byzantine, đang trên đường đến hỗ trợ quân Thập tự chinh; nhưng khi nghe tin rằng thành phố đã rơi vào tay người Hồi giáo, Alexios đã quay trở lại.

Thập tự quân đã đứng vững trước cuộc bao vây, với sự giúp đỡ của một nhà thần bí tên là Peter Bartholomew. Peter tuyên bố rằng ông đã được Thánh Andrew đến thăm, người đã nói với ông rằng Holy Lance (Mũi giáo Thánh), là đầu cây thương đã đâm vào sườn của Chúa Kitô khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, nằm trong thành phố. Các cuộc khai quật đã diễn ra trong nhà thờ St. Peter và cây thương được chính Peter phát hiện. Mặc dù có thể chính Peter đã dấu nó ở đó (Adhemar xứ Le Puy, đại diện hợp pháp của Giáo hoàng đã nghi ngờ điều này), nhưng nó đã nâng cao tinh thần của quân Thập tự chinh cũng như của người Armenia và Hy Lạp địa phương. Với thánh tích đứng đầu quân đội, Bohemond hành quân ra ngoài để gặp lực lượng Hồi giáo đang bao vây, lực lượng này đã bị đánh bại trong trận Antioch. Theo Thập tự quân, một đội quân gồm các vị thánh đã xuất hiện để giúp đỡ họ trên chiến trường.

Sau chiến thắng này, một cuộc tranh cãi kéo dài về việc ai sẽ kiểm soát thành phố đã diễn ra. Bohemond tuyên bố rằng lời thề với Alexios đã bị vô hiệu do Alexios không mang quân và lương thực đến viện trợ cho thập tự quân. Ông đã bị Bá tước Raymond xứ Toulouse chống lại, người cho rằng thành phố nên được trả lại cho Alexios và người sau này đã thành lập Bá quốc Tripoli. Bohemond và những người theo người Norman gốc Ý của ông cuối cùng đã chiến thắng, đặc biệt là nhờ cái chết của Adhemar xứ Le Puy, người từng là thủ lĩnh tinh thần của cuộc thập tự chinh và đã quyết tâm hợp tác với người Byzantine. Bohemond đã là Thân vương (lãnh chúa đồng minh) của TarantoÝ. Ông ấy mong muốn tiếp tục độc lập như vậy trong lãnh địa mới của mình, vì vậy ông ấy đã không cố gắng nhận tước hiệu Công tước từ Hoàng đế Byzantine, cũng như bất kỳ tước hiệu nào khác có nghĩa vụ phong kiến áp đặt.

Lịch sử Thân Vương Quốc Antioch ban đầu

Antioch và Đế chế Byzantine

Quan hệ với các khu định cư Latinh khác ở phía Đông

Thân vương quốc sụp đổ

Cư dân không phải người La Tinh Thân Vương Quốc Antioch

Các chư hầu của Antioch Thân Vương Quốc Antioch

Các quan chức của Antioch Thân Vương Quốc Antioch

Tham khảo

Đọc thêm

Nguồn chính

  • Ibn al-Qalanisi, The Damascus Chronicle of the Crusades, trans. H. A. R. Gibb (London, 1932).
  • John Kinnamos, Deeds of John and Manuel Comnenus, trans. C. M. Brand (New York, 1976).
  • Matthew of Edessa, The Chronicle of Matthew of Edessa, trans. A. E. Dostourian (Lanham, New York, London, 1993).
  • Orderic Vitalis, The Ecclesiastical History of Orderic Vitalis, ed. and trans. M. Chibnall, vols V–VI (Oxford, 1975–1978).
  • Walter the Chancellor, Bella Antiochena, ed. H. Hagenmeyer (Innsbruck, 1896)(tiếng Đức).

Nguồn thứ cấp

  • Angold M., The Byzantine Empire 1025–1204, 2nd ed. (London, 1997)
  • Barlow F., The Feudal King of England 1042–1216 (London, 1988)
  • Beaumont A. A., "Albert of Aachen and the County of Edessa", The Crusades and other historical essays presented to Dana C. Munro, ed. L. J. Paetow (New York, 1928), pp. 101–138.
  • Buck, Andrew D. (2017). The Principality of Antioch and its Frontiers in the Twelfth Century. Woodbridge: Boydell & Brewer. ISBN 9781783271733.
  • Brown, R. A., The Normans (Woolbridge, 1984)
  • Bella Antiochena, ed. H.Ferdinandi, Sergio (2017). La Contea Franca di Edessa. Fondazione e Profilo Storico del Primo Principato Crociato nel Levante (1098–1150). Pontificia Università Antonianum – Rome. ISBN 978-88-7257-103-3.
  • Edbury, P. W., "Feudal Obligations in the Latin East", Byzantion, vol. 47 (1977), pp. 328–356.
  • Edgington, S. B., "From Aachen: A new perspective on relations between the Crusaders and Byzantium, 1095-1120", Medieval History, vol. 4 (1994)
  • Hamilton, B., "Ralph of Domfront, patriarch of Antioch (1135–1140)", Nottingham Medieval Studies, vol. 28 (1984), pp. 1–21.
  • Harris, Jonathan (2014), Byzantium and the Crusades, Bloomsbury, 2nd ed. ISBN 978-1-78093-767-0
  • Hill, J. H., Raymond IV Count of Tolouse (New York, 1962)
  • Holt, P. M., The Age of the Crusades (London, 1986)
  • Richard, Jean (1999). The Crusades: c. 1071–c. 1291. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-62566-1.
  • Runciman, Steven (1951), The History of the Crusades Volume I: The First Crusade and the Foundation of the Kingdom of Jerusalem, Cambridge University Press
  • Vryonis, Speros (1971). The Decline of Medieval Hellenism in Asia Minor and the Process of Islamization from the Eleventh through the Fifteenth Century. University of California Press.

Tags:

Lịch sử Thân Vương Quốc AntiochCư dân không phải người La Tinh Thân Vương Quốc AntiochCác chư hầu của Antioch Thân Vương Quốc AntiochCác quan chức của Antioch Thân Vương Quốc AntiochThân Vương Quốc AntiochBá quốc EdessaBá quốc TripoliQuốc gia Thập tự chinhSyriaThập tự chinh thứ nhấtThổ Nhĩ KỳTiếng La TinhVương quốc JerusalemVương quốc KilikiaĐế quốc Đông La MãĐịa Trung Hải

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

XCông an thành phố Hải PhòngĐạo hàmHạnh phúcHà GiangChiến tranh LạnhCầu Châu ĐốcLGBTTư Mã ÝLê Minh KhuêKamiki ReiBill GatesĐinh Tiến DũngDấu chấmGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Trần Quốc ToảnHồ Xuân HươngMinh Lan TruyệnChuyện người con gái Nam XươngTrí tuệ nhân tạoVnExpressLeonardo da VinciDoraemonQuốc kỳ Việt NamNguyễn Xuân PhúcĐồng bằng sông Cửu LongLiên bang Đông DươngTrần Hải QuânHọc viện Kỹ thuật Quân sựTaylor SwiftTắt đènNho giáoChâu MỹHệ Mặt TrờiLương CườngHybe CorporationẤm lên toàn cầuElon MuskDòng điệnCảm tình viên (phim truyền hình)Nguyễn Thị BìnhGia LongSố nguyên tốBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Hà NamThuốc thử TollensCách mạng Tháng TámNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamTứ bất tửThám tử lừng danh ConanSóng ở đáy sông (phim truyền hình)Thượng HảiĐịa đạo Củ ChiSố nguyênNhà HồTô Ngọc ThanhHổThành nhà HồPhan Đình GiótKiên GiangHiệp định Paris 1973Hàn TínChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTừ mượn trong tiếng ViệtNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamPhim khiêu dâmBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamByeon Woo-seokUEFA Champions LeagueChiến tranh thế giới thứ haiSuni Hạ LinhPhan Văn GiangNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Danh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanThế hệ ZTrương Gia Bình🡆 More