Bình Minh

Rạng đông hay bình minh (Hán-Việt: phất/phá hiểu, lê minh) hay hừng đông xảy ra trước khi Mặt Trời mọc, là thời điểm lúc bắt đầu chạng vạng buổi sáng.

Bình minh ghi nhận sự hiện diện của các tia sáng gián tiếp yếu ớt từ Mặt Trời được tán xạ lên bầu khí quyển của Trái Đất, khi đĩa Mặt Trời vẫn còn nằm ở dưới đường chân trời. Không nên nhầm lẫn rạng đông với thời điểm Mặt Trời mọc, là thời điểm khi rìa phía trên của Mặt Trời xuất hiện ở phía trên đường chân trời.

Bình Minh
Bình minh cuối mùa hè tại hoang mạc Mojave, California
Bình Minh
Rạng đông thiên văn trên đảo Bình Châu, Hồng Kông.
Bình Minh
Rạng đông dân dụng tại Florida.

Phân loại Bình Minh

Rạng đông thiên văn

Rạng đông thiên văn bắt đầu khi Mặt Trời ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi sáng. Chạng vạng thiên văn là khoảng thời gian ngay sau đó, cho đến khi Mặt Trời lên vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời. Đây là lúc bầu trời không còn hoàn toàn tối, ở thời điểm này một phần nhỏ của ánh sáng Mặt Trời đã chiếu lên bầu trời và các ngôi sao bắt đầu nhạt dần. Rạng đông thiên văn (astronomical dawn) đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chạng vạng thiên văn buổi sáng, kéo dài tới khi rạng đông hàng hải.

Rạng đông hàng hải

Chạng vạng hàng hải bắt đầu khi có đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời, khi đó các thủy thủ có thể phân biệt được đường chân trời trên biển, nhưng bầu trời vẫn còn quá tối cho các hoạt động ngoài trời. Chính xác thì nó bắt đầu khi Mặt Trời ở vị trí 12 độ dưới đường chân trời vào buổi sáng sớm. Bầu trời đã đủ sáng để phân biệt rõ ràng với mặt đất và mặt nước. Rạng đông hàng hải (nautical dawn) đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn chạng vạng hàng hải, kéo dài tới khi rạng đông dân dụng.

Rạng đông dân dụng

Chạng vạng dân dụng bắt đầu khi có đủ ánh sáng để phân biệt hầu hết các vật thể và một số hoạt động ngoài trời có thể bắt đầu mà không cần ánh sáng nhân tạo. Chính xác thì nó xảy ra từ thời điểm rạng đông dân dụng (civil dawn), khi mà Mặt Trời ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi sáng sớm.

Nếu bầu trời trong xanh và có thêm một vài đám mây hay mù, có thể xuất hiện các mảng màu sắc đỏ đồng, màu vàng và cam. Một vài ngôi sao và hành tinh sáng nhất, chẳng hạn như Kim tinh và Mộc tinh vẫn có thể được trông thấy bằng mắt thường lúc rạng đông dân dụng. Thời điểm này đánh dấu sự bắt đầu của chạng vạng dân dụng, kéo dài tới lúc Mặt Trời mọc.

Ảnh hưởng của vĩ độ Bình Minh

Bình Minh 
Rạng đông dân dụng, hàng hải và thiên văn, khi được định nghĩa là thời điểm bắt đầu chạng vạng tương ứng.

Độ dài thời gian diễn ra chạng vạng rạng đông phụ thuộc theo vĩ độ của người quan sát cũng như theo mùa. Trong khu vực xích đạo, chạng vạng chỉ kéo dài trong khoảng 70 phút; trong khi tại các khu vực vùng cực, chạng vạng có thể kéo dài vài giờ.

Xích đạo

Thời gian diễn ra chạng vạng là ngắn nhất tại vùng xích đạo, nơi tại các điểm phân Mặt Trời mọc ở phía Đông (và lặn ở phía Tây) theo một phương vuông góc với đường chân trời. Mỗi pha của chạng vạng (dân dụng, hàng hải và thiên văn) chỉ kéo dài 24 phút. Đối với mọi nơi trên Trái Đất, thời gian chạng vạng là ngắn nhất ở các điểm phân và dài nhất ở các điểm chí.

Vùng cực

Bình Minh 
Rạng đông ở Trạm quan trắc La Silla, Chile

Ban ngày trở nên dài hơn khi càng gần với ngày hạ chí, trong khi ban đêm trở nên dài hơn khi càng gần với ngày đông chí. Điều này có ảnh hưởng tới thời điểm và thời lượng của rạng đông và hoàng hôn. Hiện tượng này rõ ràng nhất ở các vùng gần cực Bắc, nơi mà Mặt Trời mọc vào điểm xuân phân và chỉ lặn vào điểm thu phân, chạng vạng kéo dài rất lâu, khoảng một vài tuần.

Các vòng cực (ở vĩ độ 66°34 Bắc hay Nam) được xác định là các vĩ độ thấp nhất mà Mặt Trời không lặn ở ngày hạ chí. Vì thế, bán kính góc của vòng cực bằng góc giữa mặt phẳng xích đạo của Trái Đất và mặt phẳng hoàng đạo. Thời gian mà Mặt Trời không lặn trở nên dài hơn khi càng gần các cực.

Gần ngày hạ chí, các vĩ độ cao hơn 54°34′, bầu trời đêm không tối hơn chạng vạng hàng hải; ở các vĩ độ cao hơn 60°34, đêm hè không tối hơn chạng vạng thiên văn. "Đêm trắng" càng dài hơn ở các vĩ độ cao hơn.

Trong tôn giáo và thần thoại Bình Minh

Văn học và thành ngữ Bình Minh

  • Tôm chạng vạng, rạng đông.

Thư viện ảnh Bình Minh

Rạng đông trong nghệ thuật Bình Minh

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Biểu tính toán thời gian rạng đông cho khắp thế giới có thể tìm thấy tại www.gaisma.com/en/

Tags:

Phân loại Bình MinhẢnh hưởng của vĩ độ Bình MinhTrong tôn giáo và thần thoại Bình MinhVăn học và thành ngữ Bình MinhThư viện ảnh Bình MinhRạng đông trong nghệ thuật Bình MinhBình MinhBuổi sángChân trờiChạng vạngHán-ViệtKhí quyển Trái ĐấtMặt TrờiMặt Trời mọcTán xạ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Họ người Việt NamAsahikawaĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamNữ hoàng nước mắtNinh ThuậnThảm họa ChernobylKylian MbappéManchester City F.C.Minh Thái TổNha TrangNhà TrầnGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiNguyễn Thị ĐịnhLoạn luânHoàng Thị Thúy LanInternetLật mặt (phim)Số nguyên tốLê Trọng TấnNAdolf HitlerTwitterVõ Chí CôngThành phố Hồ Chí MinhQuảng ĐôngRNgày Quốc tế Lao độngKu Klux KlanĐất rừng phương Nam (phim)Lệnh Ý Hoàng quý phiVạn Lý Trường ThànhDanh sách quốc gia theo diện tíchQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Khắc ĐịnhBruno FernandesTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiMiduNguyễn Văn NênTriệu Lệ DĩnhNguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamSinh vật huyền thoại Trung HoaTrận đồi A1Phan ThiếtVladimir Vladimirovich PutinLiverpool F.C.Long châu truyền kỳBến TreGNguyễn Văn LongHarry PotterNguyễn Vân ChiMặt TrờiBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChiến tranh Pháp – Đại Nam24 giờTrịnh Xuân ThanhChâu ÁPhú QuốcBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcNgười ViệtChiến tranh Việt NamDương Văn MinhBiến đổi khí hậuXVideosTriệu Lộ TưĐường Thái TôngTikTokĐồng ThápAldehydeBến Nhà RồngSóng thầnLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhTập đoàn FPTCôn Đảo🡆 More