Augusta Xứ Cambridge: Nữ công tước Mecklenburg-Strelitz

 Augusta xứ Cambridge (tiếng Anh: Augusta of Cambridge; tiếng Đức: Augusta Karoline von Cambridge; 19 tháng 7 năm 1822 – 5 tháng 12 năm 1916) là một thành viên của Vương thất Anh và là cháu nội của Quốc vương George III của Liên hiệp Anh.

Thông qua hôn nhân với kết hôn với Friedrich Wilhelm, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Strelitz, Augusta trở thành Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Strelitz.

Augusta Caroline xứ Cambridge
Augusta Xứ Cambridge: Thiếu thời, Hôn nhân, Cuộc sống sau này
Augusta xứ Cambridge, Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg năm 1887
Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Strelitz
Tại vị6 tháng 9 năm 1860 – 30 tháng 5 năm 1904
(43 năm, 267 ngày)
Tiền nhiệmMarie Wilhelmine xứ Hessen-Kassel
Kế nhiệmElisabeth Marie xứ Anhalt
Thông tin chung
Sinh19 tháng 7 năm 1822
Cung điện Montbrillant, Vương quốc Hannover
Mất5 tháng 12 năm 1916(1916-12-05) (94 tuổi)
Neustrelitz, Mecklenburg-Strelitz
An tángMirow, Mecklenburg-Strelitz
Phối ngẫu
Frederick Wilhelm II xứ Mecklenburg
(cưới 1843⁠–⁠1904)
Hậu duệFriedrich Wilhelm xứ Mecklenburg-Strelitz
Adolf Friedrich V xứ Mecklenburg
Tên đầy đủ
Augusta Caroline Charlotte Elizabeth Mary Sophia Louise
Vương tộcNhà Hanover (khi sinh)
Thân phụAdolphus của Liên hiệp Anh và Hannover
Thân mẫuAuguste xứ Hessen

Thiếu thời Augusta Xứ Cambridge

Augusta xứ Cambridge chào đời vào ngày 19 tháng 7 năm 1822 tại Cung điện Montbrillant, Hannover. Cha của Augusta là Vương tử Adolphus của Liên hiệp Anh, Công tước xứ Cambridge, người con trai thứ 7 của George III của Liên hiệp AnhCharlotte xứ Mecklenburg-Strelitz. Mẹ của Augusta là Augusta xứ Hessen-Kassel, con gái của Friedrich xứ Hessen-Kassel và Karoline Polyxena xứ Nassau-Usingen. Với tư cách là cháu nội của quân chủ Liên hiệp Anh, Augusta được gọi là Vương tôn nữ cùng kính xưng Royal Highness. Augusta được rửa tội tại Cung điện Montbrillant vào ngày 16 tháng 8 năm 1822. Những cha mẹ đỡ đầu hiện diện tại lễ rửa tội gồm có:

  • Công tử phu nhân Friederich xứ Hessen-Kassel (bà ngoại)
  • Thân vương nữ Luise Henriette xứ Nassau-Usingen (bà dì bên ngoại)
  • Công tôn nữ Louise xứ Hessen Kassel, Bá tước phu nhân xứ Decken (dì)

Ngoài ra còn những người khác không xuất hiện tại lễ rửa tội, gồm có:

Vương tôn nữ Augusta trải qua những năm đầu đời ở Hannover, nơi cha của Vương tôn nữ là Phó vương đại diện cho anh trai của ông là Quốc vương Georg IV.

Vương tôn nữ Augusta xứ Cambridge có một người anh trai, Vương tôn George xứ Cambridge, sau này là Công tước thứ 2 xứ Cambridge; và một em gái, Vương tôn nữ Mary Adelaide xứ Cambridge, sau này là Công tước phu nhân xứ Teck. Như vậy, Vương tôn nữ Augusta là bác của Mary xứ Teck, vợ của George V. Ngoài ra, Augusta còn là em họ ba đời của Nữ vương Victoria thông qua cha và Louise của Hessen-Kassel, vợ của Vua Christian IX của Đan Mạch thông qua mẹ.

Cùng với mẹ, Augusta cũng tham gia lễ đăng quang năm của Nữ vương Victoria năm 1838.

Hôn nhân Augusta Xứ Cambridge

Ngày 28 tháng 6 năm 1843, Vương tôn nữ Augusta kết hôn với người anh họ ba đời, Friedrich Wilhelm xứ Mecklenburg-Strelitz tại Cung điện Buckingham, Luân Đôn. (hai người cũng là anh em họ bốn đời nếu tình theo bên cha). Sau khi kết hôn, Augusta trở thành Đại Công thế tử phi xứ Mecklenburg-Strelitz và từ ngày 6 tháng 9 năm 1860, là Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Strelitz sau cái chết của bố chồng.

Thông qua cuộc hôn nhân, Friedrich Wilhelm và Augusta đã có với nhau hai người con:

  • Công tước Friedrich Wilhelm xứ Mecklenburg-Strelitz (sinh và mất tại Luân Đôn, ngày 13 tháng 1 năm 1845).
  • Công tước Adolf Friedrich xứ Mecklenburg-Strelitz (22 tháng 7 năm 1848 – 11 tháng 6 năm 1914); kế vị cha mình năm 1904 với tên hiệu Adolf Friedrich V.

Cuộc sống sau này Augusta Xứ Cambridge

Mặc dù đã dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình ở Đức, Vương tôn nữ Augusta vẫn có mối quan hệ thân thiết với Vương thất Anh. Augusta thường xuyên đến thăm mẹ mình, Công tước phu nhân xứ Cambridge tại Cung điện Kensington.

Sau khi mẹ của Vương tôn nữ Augusta qua đời vào năm 1889, Bà Đại công tước đã mua một ngôi nhà - sau này được gọi là Nhà Mecklenburg - tại 16 Cổng Buckingham, Luân Đôn, nơi Augusta đã dành một phần thời gian mõi năm cho đến khi tuổi già khiến cho bà Đại Công tước di chuyển đến Anh được nữa.

Để chuẩn bị cho lễ đăng quang của Quốc vương Edward VII và Vương hậu Alexandra vào năm 1901, Công tước xứ Norfolk đã hỏi ý kiến Augusta về các vấn đề nghi thức và trang phục do Augusta đã tham dự Quốc vương William IVVương hậu Adelheid bảy mươi mốt năm trước đó. Augusta còn có thể cung cấp thông tin chi tiết về lễ đăng quang của Nữ vương Victoria.

Augusta đặc biệt thân thiết với cháu gái của mình là Mary, Vương hậu của Quốc vương George V. Tuy nhiên,vấn đề tuổi tác đã ngăn cản Augusta tham dự lễ đăng quang của Quốc vương George V và Mary vào ngày 22 tháng 6 năm 1911.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Chính phủ Anh đã đình chỉ khoản trợ cấp hàng năm dành cho Augusta với tư cách là một thành viên của Vương thất Anh theo Đạo luật Trợ cấp hàng năm cho Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburgh Strelitz năm 1843. Trong chiến tranh, Đại sứ quán Thụy Điển đã giúp Vương hậu Mary trao đổi thư từ cho Augusta lúc đó vẫn sống ở Đức.

Là một phụ nữ lớn tuổi, Augusta nổi tiếng là người hay gắt gỏng, khá sắc sảo và thông minh. James Pope-Hennessy, tác giả của cuốn tiểu sử về Mary xứ Teck có tên là Queen Mary (Luân Đôn, năm 1959) đã đề cập rằng bác của Vương hậu không thích khoa học nhiếp ảnh mới, vì sợ nó sẽ xâm phạm sâu vào cuộc sống riêng tư của các thành viên Vương thất.

Augusta qua đời vào ngày 5 tháng 12 năm 1916 tại Neustrelitz và được chôn cất tại Mirow. Là người cháu sống lâu nhất của Quốc vương George III, bà là mối liên hệ cuối cùng với Vương tộc Hanover của Anh.

Vào thời điểm qua đời, Augusta đã được 94 tuổi, 4 tháng và 16 ngày, khiến bà trở thành Vương nữ Anh sống lâu nhất, cho đến khi Vương tôn nữ Alice xứ Albany, cháu nội của Nữ vương Victoria, vượt qua Augusta năm 1977 khi được 97 tuổi. Di chúc của Augusta đã được niêm phong và vào năm 1920, tài sản của Vương tôn nữ được định giá là 57.282 bảng Anh (tương đương 1,7 triệu bảng Anh vào năm 2022 sau khi được điều chỉnh theo lạm phát).

Tước vị, kính xưng và huy hiệu Augusta Xứ Cambridge

Tước vị và kính xưng

  • 19 tháng 7 năm 1822 – 28 tháng 6 năm 1843: Her Royal Highness Princess Augusta of Cambridge (Vương tôn nữ Augusta Điện hạ)
  • 28 tháng 6 năm 1843 – 6 tháng 9 năm 1860: Her Royal Highness The Hereditary Grand Duchess of Mecklenburg-Strelitz (Đại Công thế tử phi Điện hạ)
  • 6 tháng 9 năm 1860 – 30 tháng 5 năm 1904: Her Royal Highness The Grand Duchess of Mecklenburg-Strelitz (Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Strelitz Điện hạ)
  • 30 tháng 5 năm 1904 – 5 tháng 12 năm 1916: Her Royal Highness The Dowager Grand Duchess of Mecklenburg-Strelitz (Thái Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Strelitz Điện hạ)

Huy hiệu

  • Augusta Xứ Cambridge: Thiếu thời, Hôn nhân, Cuộc sống sau này  Liên hiệp Anh:
    • Huân chương Vương thất của George IV
    • Thành viên bậc Companion của Huân chương Hoàng gia của Hoàng quyền Ấn Độ, 1878
  • Augusta Xứ Cambridge: Thiếu thời, Hôn nhân, Cuộc sống sau này  Đế quốc Đức:
    • Bậc Dame của Huân chương Luise
    • Ladies Merit Cross
    • Augusta Xứ Cambridge: Thiếu thời, Hôn nhân, Cuộc sống sau này  Hesse và Rhine: Bậc Dame của Grand Ducal Hessian Order of the Golden Lion, ngày 1 tháng 7 năm 1889
  • Augusta Xứ Cambridge: Thiếu thời, Hôn nhân, Cuộc sống sau này  Đế quốc Nga: Bậc Dame Grand Cross của Huân chương Hoàng gia của Thánh Yekaterina

Gia phả Augusta Xứ Cambridge

Chú thích

Liên kết ngoài

Augusta xứ Cambridge
Nhánh thứ của Vương tộc Welf
Sinh: 19 tháng 7, năm 1822 Mất: 5 tháng 12, năm 1916
Hoàng thất Đức
Tiền nhiệm
Marie Wilhelmine xứ Hessen-Kassel
Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg
1860 – 1904
Kế nhiệm
Elisabeth Marie xứ Anhalt

Tags:

Thiếu thời Augusta Xứ CambridgeHôn nhân Augusta Xứ CambridgeCuộc sống sau này Augusta Xứ CambridgeTước vị, kính xưng và huy hiệu Augusta Xứ CambridgeGia phả Augusta Xứ CambridgeAugusta Xứ CambridgeGeorge III của AnhTiếng AnhTiếng ĐứcVương thất Anh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách biện pháp tu từNgũ hànhDanh sách thủy điện tại Việt NamĐịa lý Việt NamDân số thế giớiQuang TrungĐường Trường SơnDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁCan ChiÔng Mỹ LinhTriều TiênNghiệp vụ thị trường mởQuy NhơnLê Quý ĐônĐào, phở và pianoNgười ChămNúi lửaBài Tiến lênNguyễn Chí VịnhNghệ AnCảm tình viên (phim truyền hình)Yokohama F. MarinosViệt Nam hóa chiến tranhPhổ NghiLê Trọng TấnKim Ngưu (chiêm tinh)NấmPhan Đình TrạcThủy triềuBDSMKinh tế Trung QuốcAn Dương VươngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Khang HiQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamNhà máy thủy điện Hòa BìnhAcetaldehydeFMinh Thái TổNhật thựcBlackpinkNhà LýHồi giáoChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Liên minh châu ÂuNATOChâu Đại DươngAi CậpVăn Miếu – Quốc Tử GiámYouTubeCàn LongQuốc gia Việt NamNguyễn Công PhượngPhú QuốcAnhNho giáoNewJeansĐịnh luật OhmTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCVõ Nguyên GiápNhà Lê sơHồ Chí MinhAcid aceticLê Đức ThọBảo toàn năng lượngHồng BàngQGiải vô địch bóng đá châu ÂuTađêô Lê Hữu TừAngolaTô LâmNew ZealandBậc dinh dưỡngNguyễn Duy (nhà thơ)Vĩnh PhúcXuân QuỳnhCần ThơNăm Cam🡆 More