-1: Số nguyên âm lớn nhất

Trong toán học, −1 (còn được gọi là âm một) là số nghịch đảo cộng của 1, tức là số mà khi cộng vào 1 sẽ cho đơn vị cộng, 0.

Nó là số nguyên âm lớn hơn âm hai (−2) và nhỏ hơn 0. -1 là số âm tự nhiên lớn nhất.

-1
Số đếm-1
âm một
Bình phương1 (số)
Lập phương-1 (số)
Tính chất
Biểu diễn
Nhị phân-12
Tam phân-13
Tứ phân-14
Ngũ phân-15
Lục phân-16
Bát phân-18
Thập nhị phân-112
Thập lục phân-116
Nhị thập phân-120
Cơ số 36-136
Lục thập phân-160
-2 -1 0

Âm 1 có một số có tính chất của số 1 nhưng nó cũng có các đặc điểm khác (có thể hình dung như nó là một chữ số trái nghĩa với 1).

Tính chất đại số -1

Khi nhân một số với −1, việc đó tương đương như đổi dấu của số đó - nghĩa là, với bất kỳ x ta có (−1) ⋅ x = −x. Điều này có thể chứng minh bằng cách sử dụng thuộc tính phân phối và lấy tiên đề 1 là phân tử đơn vị của phép nhân:

    x + (−1) ⋅ x = 1 ⋅ x + (−1) ⋅ x = (1 + (−1)) ⋅ x = 0 ⋅ x = 0.

Vì bất kỳ số nào nhân với 0 luôn bằng 0, ta có:

    0 ⋅ x = (0 + 0) ⋅ x = 0 ⋅ x + 0 ⋅ x.
-1: Tính chất đại số, Luỹ thừa và số nguyên âm, Sử dụng 
0, 1, −1, i, và -i trong mặt phẳng phức

Viết 2 phương trình gọn lại ta có:

    x + (−1) ⋅ x = 0,

vì vậy (−1) ⋅ x là nghịch đảo cộng của x, tức là (−1) ⋅ x = −x.

Bình phương của −1

Bình phương của -1, tức là -1 nhân với -1, bằng 1. Suy ra, tích của hai số âm là một số dương.

Để chứng minh kết quả này, ta có đẳng thức sau:

    0 = −1 ⋅ 0 = −1 ⋅ [1 + (−1)].

Đẳng thức đầu tiên tuân theo kết quả trên và đẳng thức thứ hai dùng định nghĩa của −1 là phép cộng nghịch đảo của 1, có nghĩa là số cộng vào 1 sẽ cho số 0. Từ luật phân phối, ta có:

    0 = −1 ⋅ [1 + (−1)] = −1 ⋅ 1 + (−1) ⋅ (−1) = −1 + (−1) ⋅ (−1).

Đẳng thức thứ ba xuất phát từ thực tế rằng 1 là một phần tử đơn vị của phép nhân. Khi thêm 1 vào cả hai vế của hai phương trình trên, ta có:

    (−1) ⋅ (−1) = 1.

Chứng minh này cũng đúng trong tất cả các vành, một khái niệm của đại số trừu tượng tổng quát hóa số nguyên và số thực.

Căn bậc hai của −1

Tuy ta không có căn bậc hai thực của −1, số phức i thỏa mãn đẳng thức i2 = −1, nên do đó số i có thể được coi là căn bậc hai của −1. Số phức còn lại có bình phương là −1 là - i vì ta chỉ có hai căn bậc hai của bất kỳ số phức khác 0, tuân theo định lý cơ bản của đại số.

Luỹ thừa và số nguyên âm -1

Tính chất luỹ thừa của một số thực khác 0 có thể được mở rộng sang miền nguyên âm. Định nghĩa x−1 = 1/x có nghĩa ta xác định việc lũy thừa một số với −1 tương tự như lấy nghịch đảo của số đó. Định nghĩa này sau đó được mở rộng cho các số nguyên âm, bảo toàn luật hàm số mũ xaxb = x(a + b) cho các số thực ab.

Luỹ thừa với các số nguyên âm có thể được mở rộng sang các phần tử nghịch đảo của một vành, bằng cách định nghĩa x−1 là nghịch đảo nhân của x.

A −1 xuất hiện dưới dạng chỉ số trên của một hàm không phải là lấy nghịch đảo theo cùng chiều của hàm đó, mà là hàm ngược của hàm. Ví dụ, sin−1(x) là ký hiệu của hàm arcsine và nói chung f −1(x) biểu thị hàm ngược của f(x). Khi một tập hợp con của tập hợp đích được định nghĩa với một hàm nào đó, nó là ảnh đó tập hợp con dưới hàm.

Sử dụng -1

  • Trong ngành phát triển phần mềm, −1 là giá trị ban đầu chung cho các số nguyên và cũng được sử dụng để chỉ ra rằng một biến không chứa thông tin hữu ích.
  • Âm một có mặt trong đồng nhất thức Eulere = −1 .

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Tính chất đại số -1Luỹ thừa và số nguyên âm -1Sử dụng -1-10 (số)1 (số)Nghịch đảo phép cộngPhép cộngSố nguyênSố âmToán họcĐơn vị cộng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Minh Thái TổKinh tế Nhật BảnBitcoinVương Nhất BácKitô giáoTắt đènNhà ĐườngTiệc trăng máuẨm thực Việt NamHoàng thành Thăng LongMậu binhMinh MạngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamBảy kỳ quan thế giới cổ đạiSố phứcĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamHội Việt Nam Cách mạng Thanh niênThủ ĐứcCan thiệp của Mỹ vào Chiến tranh Việt NamNhà ThanhTổng sản phẩm nội địaGiỗ Tổ Hùng VươngĐài Tiếng nói Việt NamCà MauBộ đội Biên phòng Việt NamVladimir Vladimirovich PutinQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamTwitterIosif Vissarionovich StalinNguyễn Văn TrỗiDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà NộiRosé (ca sĩ)Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưGiá trị thặng dưCách mạng công nghiệp lần thứ baNguyễn DuVõ Tắc ThiênTrần Tình LệnhTình yêu dối lừaMê KôngThái NguyênAleksandr Sergeyevich PushkinDanh sách thành viên của SNH48Ý thức (triết học)Vụ án Hồ Duy HảiChí PhèoNhà Lê trung hưngTượng Nữ thần Tự doKinh tế Trung QuốcPhần LanNgười ÊđêGia LongVụ án Lệ Chi viênDanh sách nhân vật trong NarutoBồ Đào NhaRừng mưa nhiệt đớiHoàng Hoa ThámĐộng vật lưỡng cưGMMTVTôn giáo tại Việt NamViệt NamHòa BìnhBến Nhà RồngDanh sách bàn thắng quốc tế của Cristiano RonaldoRunning Man (chương trình truyền hình)Nhà ĐinhH'MôngTốc độ ánh sángĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhCục Điều tra Liên bangIvan PerišićFacebookHương Giang (nghệ sĩ)Quảng NamKhởi nghĩa Lam SơnThư KỳNguyễn Bỉnh KhiêmNhà Hậu LêMuôn kiếp nhân sinh🡆 More