Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam là một tổ chức của Nguyễn Ái Quốc hoạt động chống lại thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tên của Hội ghi trong điều lệ của mình là Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam, nhưng trong các tài liệu về sau thường ghi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam
Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội
Chủ tịchNguyễn Ái Quốc
Tổng bí thưPhùng Xuân Dũng
Hồ Tùng Mậu
Lê Hồng Sơn
Nguyễn Thiệu
Châu Văn Liêm
Thành lập14 tháng 6 năm 1925
Giải tántháng 8 năm 1929
Trụ sở chínhQuảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Ung Châu, Quảng Tây, Trung Quốc
Hồng Kông, Anh Quốc
Báo chíThanh Niên
Lính Cách mệnh
Thành viên  (1929)1.700
Ý thức hệChủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Thuộc quốc giaHội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Liên bang Đông Dương
Khẩu hiệu"đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, thực hiện chủ nghĩa cộng sản"

Ra đời Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6 năm 1925 từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã đã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Thanh Phúc. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu.

Theo Chánh mật thám Pháp là Louis Marty, Nguyễn Ái Quốc ngay sau khi đến Quảng Châu đã nghiên cứu tính cách của từng cá nhân của tất cả những người Việt Nam ở Quảng Châu từng theo Phan Bội Châu (Tâm Tâm xã,...) và chọn ra những người nói trên để thành lập Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam .

Tôn chỉ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Điều lệ của Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam nêu: "Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt Nam phấn đấu để thu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo cho quần chúng bị lao khổ ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mạng sản trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản".

Trong cuốn Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng: "Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc TưMarx và Lênin".

Hoạt động chính Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên 
Tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chức năng tuyên truyền và vận động.
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên 
Bìa tập Đường Kách mệnh, là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp bồi dưỡng chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức.

Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường kách mệnh.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo tiếng Việt Thanh niên từ tháng 6 năm 1925 phát hành trong số những người Việt Nam sống ở miền Nam Trung Quốc cũng như đưa về nước và đưa sang Xiêm. Báo này vừa tuyên truyền đường lối cách mạng của Hội vừa phê phán những tồn tại ở các tổ chức cách mạng khác như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng.

Hội cũng tuyển người đi học quân sự để sau này thành lập một lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Lê Hồng Phong được gửi tới Leningrad học về không quân. Một số khác được gửi tới Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 2 năm 1927, Hội lại ra tờ Lính Cách mệnh để tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam.

Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp.

Năm 1928, Hội chủ trương "vô sản hóa", tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch tổ chức bắt bớ những người Cộng sản Trung Quốc. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng bị đàn áp. Nguyễn Ái Quốc phải lánh sang Liên Xô. Nhiều đảng viên ưu tú của Hội như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Trần Văn Cung, Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Thanh Phúc v.v... bị bắt. Tổng bộ Hội phải di tản sang Ung Châu, (Quảng Tây) rồi lại sang Hồng Kông.

Ở trong nước, các chi bộ Hội phát triển mạnh. Theo tổng kết của mật thám Pháp, ở trong nước Hội có khoảng 1000 đảng viên và cảm tình, có kỳ hội ở cả ba miền. Tuy nhiên các chi bộ này cũng bị chính quyền thực dân lùng bắt ráo riết. Ở Nam Kỳ, tháng 12 năm 1928, Ngô Thiêm bị bắt và bị tử hình.[cần dẫn nguồn] Tôn Đức Thắng bị kết án chung thân. Phạm Văn Đồng bị đày đi Côn Đảo. Ở Bắc Kỳ, Nguyễn Văn Lân bị bắt và bị tử hình.

Lịch sử Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm 7 người đã họp nhau tự lập tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước. Nhóm này đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội, 3 đại biểu của nhóm Cộng sản mới thành lập do Trần Văn Cung (bí danh là Quốc Anh) dẫn đầu nêu vấn đề đã dự định, nhưng bị Tổng bộ Hội bác bỏ. Cả ba đại biểu của Bắc Kỳ liền bỏ ra về và cho rằng:

    "Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không phải là một đảng chân chính vì lợi ích của vô sản giai cấp."

Đáp lại, Hội ra Nghị quyết về việc các đại biểu Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về, trong đó có ghi:

    "Quyết nghị về tụi Quốc Anh bỏ Đại hội mà ra đi... Đại hội nhận định rằng trong một đoàn thể cách mạng không thể dung thứ được những phần tử như thế nên quyết nghị vĩnh viễn khai trừ."

Sự kiện này đánh dấu sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội lên kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản vào cuối năm 1930. Nhưng trước tình hình, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 6 năm 1929 và tình hình Hội bị đàn áp trong nước, Tổng bộ Hội cho rằng Việt Nam Cách mạng Thanh niên "... không thể và không nên tồn tại nữa, nên đã cử các đồng chí về nước tổ chức và liên kết các chi bộ cộng sản lại để thành lập Đảng Cộng sản". Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội bế mạc, 6 ủy viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiện chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan rã từ đây. Song các đảng viên của Hội đã thành lập và tham gia các Đảng Cộng sản trong nước mà sau này hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Viện Sử học (2007), Lịch sử Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên Việt Nam, tập VIII (1919-1930), các chương VIII và IX, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

Tags:

Ra đời Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh NiênTôn chỉ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh NiênHoạt động chính Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh NiênLịch sử Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh NiênHội Việt Nam Cách Mạng Thanh NiênBán đảo Đông DươngChủ nghĩa Marx-LeninNguyễn Ái QuốcThực dân Pháp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

SécTrương Mỹ HoaNguyễn Ngọc KýNhà ThanhLê Thái TổTrần Thủ ĐộChủ nghĩa tư bảnDragon Ball – 7 viên ngọc rồngBắc KinhSóng thầnĐảng Cộng sản Việt NamSa PaZaloGodzillaHùng VươngÝ thức (triết học)Phan Văn GiangNeymarTình yêuBảng chữ cái tiếng AnhDanh mục các dân tộc Việt NamNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamHoàng Thái CựcPhápQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamHKT (nhóm nhạc)Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtLưu Bá ÔnTừ mượn trong tiếng ViệtThảm sát Mỹ LaiQuảng NamChính phủ Việt NamSkibidi ToiletDanh mục sách đỏ động vật Việt NamTranh Đông HồTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamShopeeQuan hệ xâm nhập bằng tayPhong trào Đồng khởiTrưng NhịQuang TrungĐèo CảQuan hệ tình dụcThành VaticanLê Trọng TấnHồ Hoàn KiếmVõ Văn ThưởngYGoogle MapsDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanTân CươngAston Villa F.C.Chiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtHồi giáoẢ Rập Xê ÚtMinh Thành TổNhật ký tự do của tôiQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTập đoàn FPTLý Nam ĐếThụy SĩTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamPhú ThọVụ án Lệ Chi viênChú thuật hồi chiếnQuỳnh ĐôiUkrainaDanh sách tập phim Thám tử lừng danh Conan (2016 – nay)GoogleNgô Minh HiếuChu Văn AnĐiện BiênBDSMLong AnDoraemonKitô giáoSông Hồng🡆 More