Ớt Hiểm

Ớt hiểm, còn gọi là ớt mắt chim (tiếng Anh: Bird's eye chili), ớt thóc, hay ớt Thái là một giống ớt thuộc loài Ớt cựa gà L.

trong họ Cà, thường mọc ở Đông Nam Á. Nó cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Kerala, nơi nó được sử dụng trong nhiều món ăn của ẩm thực Kerala (phát âm theo tiếng Malayalamkanthari mulagu- കാന്താരി മുളക്). Loại ớt này (được biết dưới cái tên කොච්චි (kochchi) trong tiếng Sinhalese) cũng có ở các vùng nông thôn Sri Lanka, nơi nó được dùng làm loại thay thế cho ớt xanh.

Ớt hiểm
Ớt Hiểm
Ớt hiểm trên bụi cây
LoàiCapsicum annuum
Giống cây trồngỚt hiểm
Sức cayỚt Hiểm Rất cay
Độ cay của ớt50,000-100,000 SHU

Tên ớt mắt chim cũng được dùng cho loại ớt Bắc Mỹ Chiltepin, vì cả hai loại ớt đều có dạng tròn nhỏ và hạt của chúng đều được phân tán nhờ các loài chim.

Đặc điểm sinh học Ớt Hiểm

Mô tả

Ớt hiểm là loại cây lâu năm, thân nhỏ, trái thuôn nhỏ, thường mọc thành chùm 2, 3 trái ở đốt. Trái của nhiều loại ớt hiểm thường có màu đỏ, một số loại có màu vàng, tím hoặc đen. Trái ớt hiểm rất cay. Hoa có màu trắng xanh hoặc trắng vàng.

Theo phân loại học, ớt hiểm là một giống ớt của loài Ớt cựa gà (Capsicum frutescens), nhưng ngày ngay có người phân loại chúng vào loài Ớt kiểng (Capsicum chinense).

Ớt hiểm nhỏ nhưng có vị rất cay. Độ cay của nó là 100,000–225,000 đơn vị Scoville, thấp hơn độ cay của ớt Habanero.

Characteristics of the Birds Eye Chili plant

Ớt Hiểm 
Cây ớt hiểm mọc dại ở Saipan.
  • Chiều cao cây - cao đến 2 mét
  • Màu của cành cây - Xanh lá
  • Màu lá - Xanh lá
  • Kích cỡ lá - 3–8 cm by 2–4 cm
  • Màu trái ớt khi chín - xanh lá, cam và đỏ
  • Hình dạng trái - hình nón
  • Chiều dài trái - 2–3 cm
  • Bề rộng trái- 0,5 cm
  • Cân nặng của trái - 2-3 grams
  • Bề mặt trái ớt - phẳng
  • Màu của hạt - màu rám nắng nhạt
  • Số lượng hạt mỗi cây - 10-20

Nguồn gốc Ớt Hiểm

Tất cả các loại ớt ở khắp thế giới đều có nguồn gốc từ México, Trung MỹNam Mỹ. Ớt được đế chế Tây Ban NhaBồ Đào Nha phổ biến khắp nơi trên con đường xây dựng nên một đế chế toàn cầu; ớt vẫn tiếp tục được trồng ở các thuộc địa của họ ở châu Áchâu Phi. Các loại ớt ở Đông Nam Á hiện nay được du nhập về trồng từ các thương nhân và thực dân Tây Ban NhaBồ Đào Nha.

Tên thường gọi

Ớt hiểm được gọi với tên cili padi (cili phát âm là "chili", nghĩa là "ớt gạo") ở nhiều vùng tại Malaysia vì kích cỡ nhỏ của chúng gợi cho mọi người nghĩ đến hạt lúa vốn là loại lương thực cơ bản trong vùng. Ở miền Bắc Malaysia, ớt này có tên là cabai burung, nghĩa là "ớt chim" vì chim rất thích ăn loại ớt này.

Cũng giống như người Malay, ở Thái, ở Indonesia, ớt này được gọi là cabe rawit trong tiếng Indonesia, lombok rawit (trong tiếng Java, cengis trong thổ ngữ Banyumasan), cengek trong tiếng Sundan; ở Thái được gọi là phrik khi nu (พริกขี้หนู) hay "ớt cay Thái", "ớt rồng Thái" (vì nó có dạng giống móng rồng), ở Philippinessiling labuyo trong filipino, ladâ, và boonie pepper (tên tiếng Anh).

Công dụng Ớt Hiểm

Nấu ăn

Ớt Hiểm 
Phrik nam pla - nước mắm pha chanh, ớt mắt chim được dùng trong hầu hết các bữa ăn của người Thái
Ớt Hiểm 
Phơi ớt hiểm đỏ để làm bột ớt ở Cái Bè

Trái của loại ớt này được dùng làm gia vị, rất phổ biến trong các nền ẩm thực Đông Nam Á. Trong ẩm thực Việt Nam, ớt hiểm được sử dụng trong các món canh, rau trộn, và các món xào. Chúng cũng được pha vào các món chấm như nước mắm, nước tương, muối hoặc ăn không như một loại rau gia vị. Chúng cũng là loại nguyên liệu chính trong món kochchi sambal, một loại gỏi làm từ dừa nạo, các loại ớt Thái và thêm chút muối, nước chanh.

Ớt hiểm là thành phần tạo cho một số món ăn có vị cay xé lưỡi như món "Bicol express" của Philippines. Ớt này cũng được dùng với giấm. Lá ớt cũng được ăn như một món rau. ví dụ như trong món tinola của ẩm thực Philippines.

Trang trí

Giống ớt hiểm đẹp nhưng ít cay hơn, gọi là "ớt chỉ thiên", thường có màu vàng, cam, và khi chín có màu đỏ. Nó là giống cơ sở để lai ra giống ớt Numex twilight, ít cay hơn, trái ban đầu màu tím để góp phần tạo màu cầu vồng, và được xếp vào chi ớt Capsicum annuum. Giống ớt này thường mọc hoang ở những nơi như SaipanGuam.

Làm thuốc

Về y học, theo kinh nghiệm truyền thống, ớt hiểm được dùng để làm giảm chứng viêm khớp và bệnh thấp khớp, và cũng là thuốc chữa chứng khó tiêu, đầy hơi và đau răng.

Nó cũng có thể được sử dụng làm thuốc bôi chống muỗi hoặc có thể được pha loãng để làm thuốc trừ sâu.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Đặc điểm sinh học Ớt HiểmNguồn gốc Ớt HiểmCông dụng Ớt HiểmỚt HiểmHọ CàKeralaSri LankaTiếng AnhTiếng MalayalamTiếng SinhaleseĐông Nam ÁẤn Độ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

NgườiTrường ChinhDanh sách cầu thủ nước ngoài Giải bóng đá Ngoại hạng AnhQuần đảo Hoàng SaDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Cúc Tịnh YGiải bóng rổ Nhà nghề MỹNhà Lê sơGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Liên bang Nga sáp nhập KrymGia KhánhĐất rừng phương NamUng thưChâu MỹTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCCâu lạc bộ bóng đá Bắc NinhLê Thánh TôngPet SoundsNhà Tiền LêVõ Tắc ThiênPhong trào Thơ mới (Việt Nam)Hồ Xuân HươngChùa HươngMaldivesHương TràmNgười TàyYouTubeTF EntertainmentGruziaNhà Tây SơnThảm sát Mỹ LaiVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁThời bao cấpLaoKinh Ăn Năn TộiTexasDân số thế giớiNew ZealandKobbie MainooThomas EdisonBulgariaPhạm Văn ĐồngHy LạpGia LongChu Văn AnLão HạcYên NhậtQuảng NgãiTên gọi Việt NamBorussia DortmundTử Cấm ThànhGiang TôHarry KaneVụ phát tán video Vàng AnhHồ Hoàn KiếmVườn quốc gia Cúc PhươngTam Thể (phim truyền hình Trung Quốc)Tào TháoLiên QuânNguyễn DuQuân đội nhân dân Việt NamTrần Quốc TỏUng ChínhLuật phápLiverpool F.C.Hùng VươngAvatar (phim 2009)Dragon Ball – 7 viên ngọc rồngChiến dịch Hồ Chí MinhĐá Hoài ÂnLê Long ĐĩnhAC MilanNguyễn Văn LongBến Nhà RồngKim Sae-ronMông CổPhân cấp hành chính Việt NamTết Nguyên Đán🡆 More