Đốm Xanh Mờ

Đốm Xanh Mờ (Pale Blue Dot) là một bức ảnh về Trái Đất chụp vào năm 1990 bởi Voyager 1 từ xa, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm.

Theo yêu cầu của Carl Sagan, NASA điểu khiển tàu không gian Voyager 1, vốn đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ Mặt Trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn.

Dark grey and black static with coloured vertical rainbow beams over part of the image. A small pale blue point of light is barely visible.
Chụp từ 6,1 tỉ kilomét (3,7 tỉ dặm), Trái Đất chỉ là một đốm nhỏ màu trắng xanh phía tay phải giữa không gian đen tối sâu thẳm.

Sau đó, tên bức ảnh đã được sử dụng bởi Sagan trong tên cuốn sách năm 1994 của ông, Đốm Xanh Mờ: Tầm nhìn về tương lai loài người trong không gian.

Năm 2001, bức ảnh đã được chọn bởi Space.com là một trong 10 tấm ảnh hàng đầu về khoa học.

Bức ảnh Đốm Xanh Mờ

Đốm Xanh Mờ 
Vị trí tương đối của Voyager 1 khi chụp bức ảnh này được khoanh tròn

Voyager 1 được phóng lên ngày 5 tháng 9 năm 1977. Sagan đã có ý tưởng dùng Voyager để chụp một bức ảnh của Trái Đất khi nó đến điểm thuận lợi tại rìa của hệ Mặt Trời.

Ngày 14 tháng 2 năm 1990, khi đã hoàn thiện nhiệm vụ cơ bản của nó, NASA điều khiển con tàu hướng ống kính camera để chụp các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Giữa khoảng ngày 14/2/1990 và 6/6/1990, một bức ảnh của Voyager gửi về có chụp hình ảnh Trái Đất, hiện lên giống như một "đốm xanh mờ" trong bức ảnh dạng hạt.

Theo hệ thống phần mềm HORIZONS tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL) của NASA, khoảng cách giữa Voyager và Trái Đất trong thời gian chụp bức ảnh là:

Khoảng cách từ Voyager 1 đến Trái Đất
Đơn vị đo 14 tháng 2 năm 1990 9 tháng 6 năm 1990
Đơn vị thiên văn 40,4722269111071 40,6835761263791
Kilômét 6.054.558.968 6.086.176.360
Dặm 3.762.136.324 3.781.782.502
Đốm Xanh Mờ 
Đốm Xanh Mờ 
Tổ hợp "bức ảnh gia đình" của Hệ Mặt Trời khi chụp ở một khoảng cách lớn bởi Voyager 1

Bức ảnh Đốm Xanh Mờ được chụp sử dụng một camera góc hẹp tại vị trí 32° trên mặt phẳng hoàng đạo và nó được tạo ra nhờ các bộ lọc xanh da trời (blue), xanh lá cây (green) và tím (violet). Camera góc hẹp khác với camera góc rộng, nó được trang bị để chụp các chi tiết xác định trước của một vùng không gian. Dải sáng trên Trái Đất và trong bức ảnh là do tán xạ ánh sáng Mặt Trời trong thấu kính quang học của camera, kết quả của vị trí Trái Đất và Mặt Trời làm thành một góc nhỏ khi nhìn từ tàu Voyager. Hình ảnh Trái Đất nhỏ hơn một pixel trong bức ảnh—theo NASA "chỉ có kích thước bằng 0,12 pixel."

Voyager cũng đã chụp ảnh Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên VươngSao Hải Vương. Khi ghép chúng lại thành một bức ảnh ở bên trái, chúng tạo thành chân dung của hệ Mặt Trời. Sao Thủy quá mờ do ánh sáng Mặt Trời nên không thể chụp được và Sao Hỏa không hiện ra do hiệu ứng của ánh sáng Mặt Trời trên camera quang học. NASA đã biên tập 60 bức ảnh để tạo ra một bức khảm gọi là chân dung gia đình.

Nhận xét Đốm Xanh Mờ

Cụm từ Pale Blue Dot được Carl Sagan đặt ra khi ông suy ngẫm về tầm quan trọng vô cùng to lớn của bức ảnh. Trong quyển sách cùng tên xuất bản năm 1994, Sagan viết:

"Từ vị trí xa xôi này, Trái đất dường như không có bất kỳ nhận được mối quan tâm đặc biệt nào [của vũ trụ]. Nhưng đối với chúng ta, đốm này hoàn toàn khác. Hãy nhìn lại đốm ấy. Đấy chính là nơi này đây. Đấy là nhà. Đấy là chúng ta. Trên đấy có tất cả những người bạn yêu, bạn biết, bạn từng nghe nói tới, cả những con người từng tồn tại, từng sống trọn vẹn cuộc đời của họ nữa. Sự tổng hòa niềm vui và khổ đau của chúng ta, hàng ngàn tôn giáo tín ngưỡng, ý thức hệ, học thuyết kinh tế, tất cả thợ săn và thợ rèn, tất cả người hùng và kẻ hèn, tất cả nhà sáng lập và kẻ phá hoại nền văn minh, tất cả vị vua và thường dân, tất cả đôi trẻ đang yêu, tất cả người mẹ và người cha, đứa trẻ đầy triển vọng, nhà phát minh và nhà thám hiểm, tất cả giáo viên sáng ngời đạo đức, tất cả chính trị gia tham nhũng, tất cả "minh tinh", tất cả "lãnh đạo tối cao", tất cả vị thánh và kẻ tội đồ trong lịch sử loài người chúng ta đều sống trên đấy – trên một hạt bụi lơ lửng giữa vệt nắng.

Trái Đất là một sân khấu rất nhỏ trong một vũ đài vũ trụ rộng lớn. Hãy nghĩ về những dòng sông máu được đổ đầy dưới tay của tất cả những vị tướng và hoàng đế, để rồi khoác lên mình vinh quang và chiến thắng, họ có thể trở thành những bá chủ nhất thời của một phần dấu chấm. Hãy nghĩ về sự tàn khốc vô tận mà cư dân ở góc này của chấm nhỏ giáng xuống những cư dân giống họ đến mức khó có thể phân biệt được ở góc khác, về mức độ hiểu lầm thường xuyên của họ, về việc họ háo hức sát hại nhau thế nào, về lòng căm thù sục sôi của họ.

Sự giả tạo của chúng ta, sự tự huyễn về tầm quan trọng của bản thân chúng ta, sự ảo tưởng rằng chúng ta có một vị thế đặc quyền trong Vũ trụ, bị thách thức bởi điểm sáng nhạt nhòa này. Hành tinh của chúng ta chỉ là một đốm nhỏ lẻ loi, bao trùm xung quanh là bóng tối vũ trụ rộng lớn. Mặc cho sự mù mờ của chúng ta trong vũ trụ bao la này, không hề có một dấu hiệu nào cho thấy sẽ có sự giúp đỡ đến từ một nơi nào đó, để cứu rỗi chúng ta khỏi chính mình.

Cho đến nay, Trái Đất là thế giới duy nhất có sự sống mà chúng ta biết. Không một nơi nào khác, ít nhất là trong tương lai gần, mà loài người chúng ta có thể di cư đến. Đến thăm thì được, chứ định cư thì chưa đâu. Dù có thích hay không, thì Trái Đất vẫn là điểm tựa của chúng ta ở thời điểm hiện tại.

Người ta nói thiên văn học là một trải nghiệm khiêm nhường và bồi dưỡng tâm tính. Có lẽ không có minh chứng nào về sự tự phụ ngu xuẩn của loài người tốt hơn hình ảnh xa xôi về thế giới nhỏ bé của chúng ta. Đối với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta về việc đối xử tử tế với nhau hơn, để giữ gìn và trân trọng đốm xanh mờ, ngôi nhà duy nhất mà chúng ta biết."

— Carl Sagan

Kỷ niệm Đốm Xanh Mờ

Đốm Xanh Mờ 
Pale Blue Dot Revisited, 2020

Năm 2015, NASA kỷ niệm 25 năm chụp bức ảnh. Nhà khoa học dự án Voyager, ông Ed Stone nhận xét: "25 năm trước, Voyager 1 nhìn lại Trái đất và nhìn thấy một "đốm xanh mờ", một hình ảnh tiếp tục truyền cảm hứng cho sự ngạc nhiên về nơi chúng ta gọi là nhà."

Năm 2020, nhân kỷ niệm 30 năm, NASA đã xuất bản một phiên bản mới của bức ảnh Voyager gốc: Pale Blue Dot Revisited. Bức ảnh Đốm Xanh Mờ này sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh hiện đại "đồng thời cố gắng tôn trọng dữ liệu gốc và ý định của những người chụp ảnh." Mức độ sáng và màu sắc đã được cân bằng lại để tôn lên vùng ảnh chứa Trái đất và hình ảnh được phóng to, trông sáng hơn và ít nhiễu hơn so với ảnh gốc. Hướng của Mặt trời ở phía dưới bức ảnh, chỗ bức ảnh sáng nhất.

Tham khảo

Liên kết ngoài


Tags:

Bức ảnh Đốm Xanh MờNhận xét Đốm Xanh MờKỷ niệm Đốm Xanh MờĐốm Xanh Mờ1990Carl SaganHệ Mặt TrờiNASATrái ĐấtVoyager 1

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Pet SoundsHà GiangMai HoàngBiến đổi khí hậuNguyễn Đình ThiNgười Mỹ gốc Do TháiLiên XôSơn Tùng M-TPTrương Tấn SangThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Chiến tranh Trung-NhậtMaldivesQuần đảo Hoàng SaCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuLisa (rapper)Mắt biếc (phim)Tiếng Tây Ban NhaNguyên tố hóa họcNgười NùngĐồng bằng sông HồngÝ thức (triết học)Kim Ji-won (diễn viên)Trận nước BỉTết Nguyên ĐánH'MôngDừaTruyện tranhNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcTrò chơi điện tửDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangCOVID-19Giải bóng đá Ngoại hạng AnhLý Thường KiệtPhan Đình GiótTrần Lưu QuangGia Cát LượngLý Tự TrọngMosesPhân cấp hành chính Việt NamNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònBayern MunichHệ Mặt TrờiChân Hoàn truyệnTư tưởng Hồ Chí MinhĐiện Biên PhủNgười TàyLý Chiêu HoàngBóng đáNam ĐịnhChiến tranh LạnhTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCPeléThích Nhất HạnhKuwaitNhà ThanhKiên GiangMai vàngNhạc PhiLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳIsraelĐảng Cộng sản Việt NamMáy tínhDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Ngô Đình DiệmGiải vô địch bóng đá thế giới 2022Ung thưHai Bà TrưngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamBà Rịa – Vũng TàuBiểu tình Thái Bình 1997KuchingWolverhampton Wanderers F.C. mùa giải 2022–232022 FIFA World CupNhà TốngPhong trào Thơ mới (Việt Nam)Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânLiên minh châu ÂuLiên Quân🡆 More