Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu Âu

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu (tiếng Latinh: Academia Scientiarum et Artium Europaea) là một hội các nhà bác học (learned society) gồm khoảng 1.500 nhà khoa học và nghệ sĩ hàng đầu của châu Âu nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các lãnh vực liên quan tới khoa học và nghệ thuật ở châu Âu và trên thế giới.

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu
tiếng Latinh: Academia Scientiarum et Artium Europaea
Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu Âu
Huy hiệu
Thành lập1990
Trụ sở chínhSalzburg, Áo
Thành viên
1.500
Chủ tịch
Felix Unger
Trang webwww.euro-acad.eu

Không nhằm mục tiêu lợi nhuận để giữ sự độc lập về chính trị và ý thức hệ, Viện này được sự tài trợ của Liên minh châu Âu, chính phủ Áo, các cơ quan công cộng và các tổ chức tư nhân. Trong số các viện sĩ của viện, có 29 người đã đoạt giải Nobel.

Lịch sử Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu Âu

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu được thành lập năm 1990 ở Salzburg, Áo bởi nhà phẫu thuật tim Felix Unger ở Salzburg, hồng y Franz König của tổng giáo phận Vienne và nhà khoa học chính trị kiêm triết gia Nikolaus Lobkowicz.

Việc phát triển Alma Mater Europaea

Từ đầu thập niên 2000, Viện đã triển khai một dự án trường đại học gọi là Alma Mater Europaea (Đại học châu Âu), đôi khi có phụ đề là "European University for Leadership" (Đại học châu Âu về chức lãnh đạo).

Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu Âu 
Lễ trao bằng tốt nghiệp ở "Alma Mater Europaea", Maribor, Slovenia, 12.3.2013

Alma Mater Europaea được chính thức thành lập năm 2010. Chủ tịch của đại học là giáo sư tiến sĩ Felix Unger, viện trưởng là nhà khoa học chính trị người Đức, giáo sư tiến sĩ Werner Weidenfeld, và phó viện trưởng là giáo sư tiến sĩ Ludvik Toplak, một luật sư và nhà ngoại giao người Slovenia.

Năm 2011, Viện mở trường đại học đầu tiên ở Slovenia gọi là Alma Mater Europaea - Evropsko sredisce Maribor (ECM) (tiếng Anh: Alma Mater Europaea - European Centre Maribor). Năm 2011 có khoảng 500 sinh viên ghi danh học ở trường đại học này. Tháng 7 năm 2011, Alma Mater Europaea của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu cũng đồng bảo trợ một lớp học mùa hè ở St. Gallen, Thụy Sĩ. Trong niên khóa 2012-2013, có khoảng 800 sinh viên ghi danh học ở đại học tại Maribor.

Năm 2013, trường Alma Mater Europea của Salzburg được thành lập. Dự kiến có khoảng 1.000 sinh viên sẽ ghi danh học nhiều môn ở Áo, Slovenia và ở các nước khác.

Tuyên bố về biến đối khí hậu

Tháng 3 năm 2007, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu đã đưa ra một tuyên cáo chính thức, trong đó nói rằng "Hoạt động của con người rất có thể phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về tình trạng khí hậu nóng lên. Hầu hết các tình trạng khí hậu nóng lên trong 50 năm qua có thể là được gây ra bởi nồng độ tăng lên của khí nhà kính trong không khí. Ghi nhận những thay đổi khí hậu dài hạn trong đó có những thay đổi trong nhiệt độ và băng ở Bắc cực, thay đổi rộng lớn trong lượng mưa, độ mặn đại dương, mô hình gió và thời tiết khắc nghiệt trong đó có hạn hán, lượng mưa lớn, sóng nhiệt và cường độ của những cơn lốc xoáy vùng nhiệt đới. Sự phát triển trên có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của nhân loại. Chúng tôi hoan nghênh những sáng kiến của Live Earth và Save Our Selves để bắt đầu quá trình vận động nhân dân có hành động về vấn đề này".

Tổ chức và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu Âu

Các viện sĩ được một ủy ban đề cử và được bầu bởi Senate của Viện, căn cứ vào công lao nghiên cứu và đóng góp cho xã hội của họ. Các viện sĩ được phân chia vào 7 ngành khoa học sau đây:

Xem thêm

Danh sách viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu ÂuTổ chức và viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu ÂuViện Hàn Lâm Khoa Học Và Nghệ Thuật Châu ÂuChâu ÂuKhoa họcNghệ sĩNghệ thuậtTiếng Latinh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

John Churchill, Công tước thứ 1 xứ MarlboroughVụ phát tán video Vàng AnhNguyễn Văn LongNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Nguyễn Văn LinhRadio France InternationalePhụ nữBình DươngĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCKylie MinogueBùi Thị Quỳnh VânNhà LýChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamVòng bảng UEFA Europa League 2016–17Hải PhòngĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamNgười ChămCampuchiaKim ĐồngKhu rừng đen tốiLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhGia LongVịnh Hạ LongAngkor WatArsène WengerMai Hắc ĐếOlivier GiroudQatarThảo Cầm Viên Sài GònTriết họcGruziaChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979RomaCộng hòa Serbia KrajinaLê Thánh TôngVietlottPhạm Minh ChínhQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamFCậu bé mất tíchMekong CapitalKinh tế Trung QuốcVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Mao Trạch ĐôngNguyễn Tân CươngDanh sách cầu thủ nước ngoài Giải bóng đá Ngoại hạng AnhVăn hóa Việt NamBộ Quốc phòng Việt NamTập đoàn FPTVườn quốc gia Cát TiênAvatar (phim 2009)Can ChiÝ thức (triết học)LaoDân chủPhan Văn MãiNhà TrầnVnExpressĐạo giáoThượng HảiArsenal F.C.Khủng longChiến tranh Việt NamPhật giáoNhà Hậu LêĐại học Quốc gia Hà NộiDanh sách trại giam ở Việt NamPiĐồng tính luyến áiPhim khiêu dâmVũng TàuĐất rừng phương NamThành nhà HồMiền Bắc (Việt Nam)Thảm sát Mỹ LaiHọ người Việt NamGoogle🡆 More