Tranh Làng Sình

Tranh làng Sình là một dòng tranh dân gian Việt Nam thuộc thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông).

Đây là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với mục đích cúng lễ. Tranh làng Sình khác với tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) bởi chức năng duy nhất là phục vụ thờ cúng, cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ còn những bản khắc gỗ là hiện vật quý giá còn lưu giữ được ở nhà ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân làm tranh lâu năm ở làng Sình.

Tranh Làng Sình
Hổ - Tranh làng Sình

Làng Sình Tranh Làng Sình

Làng Sình Tranh Làng Sình là một làng nằm ven sông Hương được thành lập vào khoảng thế kỷ 15, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh, một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa.

Nghề làm tranh ra đời tại làng cho tới hiện nay (2019) là khoảng 400 năm trước, tranh làm ra chủ yếu là để phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Ngày nay, tranh làng Sình đang mất dần đi yếu tố truyền thống xưa. Các bản khắc cũ còn lại với số lượng rất ít, các bản khắc mới đã xa rời với yếu tố gốc và người làm nghề cũng đã dùng chất liệu sơn công nghiệp thay cho các chất liệu màu truyền thống.

Cách in ấn và vẽ tranh Tranh Làng Sình

Tranh Làng Sình 
Bản khắc để dập in một bức tranh làng Sình

Tranh Sình có nhiều loại kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó. Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25x35), pha ba (25x23) hay pha tư (25x17). Tranh khổ lớn khi in thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh khổ nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in đen phải chờ cho khô rồi mới đem tô màu.

Bản khắc của tranh được làm từ gỗ mít.

Nguyên liệu và cách tạo màu Tranh Làng Sình

Giấy in tranh là giấy mộc quét điệp, màu sắc trước đây được tạo từ các sản phẩm tự nhiên như từ:thực vật, kim loại hay từ sò điệp...

Bút vẽ làm từ cây dứa mọc hoang ngoài đồng.

Các màu thường được sử dụng trong tranh như màu đỏ (từ nước lá bàng); màu đen (từ tro rơm, tro lá cây); màu tím (của hạt cây mồng tơi); màu vàng (lá đung giã với búp hoa hòe)… Màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi.

Sau này do nhiều nguyên nhân nên màu sắc được tạo nên từ phẩm hóa học.

Đề tài và nội dung tranh Tranh Làng Sình

Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng, có khoảng 50 đề tài tranh. Các đề tài tranh chủ yếu phản ánh tín ngưỡng cổ xưa. Ngoài các đề tài về tín ngưỡng, phục vụ thờ cúng còn có tranh Tố Nữ[cần dẫn nguồn], tranh tả cảnh sinh hoạt xã hội...

Tranh phục vụ tín ngưỡng có thể chia làm ba loại:

  • Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh tượng bà, thường vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm. Tranh con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà; ảnh phền vẽ bé trai bé gái.

Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp (có lẽ là tranh vẽ Táo quân).

  • Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình.. thường là tranh cỡ nhỏ.
  • Tranh súc vật (gia súc, voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết.

Tất cả các loại tranh này sẽ được đốt sau khi cúng xong.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Làng Sình Tranh Làng SìnhCách in ấn và vẽ tranh Tranh Làng SìnhNguyên liệu và cách tạo màu Tranh Làng SìnhĐề tài và nội dung tranh Tranh Làng SìnhTranh Làng SìnhBắc NinhHuếHà NộiTranh Hàng TrốngTranh dân gian Việt NamTranh Đông Hồ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vũng TàuVõ Nguyên GiápVương Đình HuệHưng YênChiến tranh thế giới thứ haiVĩnh PhúcDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânTiếng Việt2 Girls 1 CupBộ bài TâyTết Nguyên ĐánPhan Đình GiótĐinh Thế HuynhTài xỉuSố chính phươngCarles PuigdemontHồn Trương Ba, da hàng thịtH'MôngTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhPhạm Văn ĐồngChủ nghĩa tư bảnLê Minh KháiCúp bóng đá châu Á 2023Phú QuốcĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Nhật BảnOne PieceNhà MinhQuan hệ tình dụcBiểu tình Thái Bình 1997Hybe CorporationNhà bà NữDanh mục sách đỏ động vật Việt NamTháp RùaParis Saint-Germain F.C.Thiên địa (website)Khang HiNho giáoKim loại kiềm thổĐại dươngTrần Quý ThanhNhà NguyễnCho tôi xin một vé đi tuổi thơLương Thế VinhBảo ĐạiNguyệt thựcHKT (nhóm nhạc)Bảy hoàng tử của Địa ngụcThạch LamYêu tinh (phim truyền hình)Nguyễn Xuân ThắngNguyễn Minh Châu (nhà văn)NepalCác ngày lễ ở Việt NamHợp sốDragon Ball – 7 viên ngọc rồngPhởHôn lễ của emTrần Quốc ToảnHồi giáoNấmSerie AChủ tịch Quốc hội Việt NamHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamĐịa lý Việt NamHiệu ứng nhà kínhTô Ngọc VânTrạm cứu hộ trái timXVideosĐinh La ThăngCúp bóng đá châu ÁVăn hóaKhánh HòaLa Văn CầuBiên HòaThành phố Hồ Chí MinhPhilippinesVụ án Lệ Chi viênThế vận hội Mùa hè 2024🡆 More