Trương Thiệu

Trương Thiệu (Tiếng Trung: 张绍; phồn thể: 張紹; pinyin: Zhang Shao; ? – ?), tự Trấn Quốc (鎮國), là quan viên nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Thiệu
Tên chữTrấn Quốc
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Trương Phi
Anh chị em
Trương Bào, Đại Trương hậu, Tiểu Trương hậu
Nghề nghiệpchính khách

Cuộc đời Trương Thiệu

Trương Thiệu quê ở quận Trác, U Châu, là con trai thứ hai của Xa kỵ tướng quân, Tư Lệ hiệu úy, Tây Hương hầu Trương Phi.

Năm 221, Trương Phi bị ám sát, anh cả Trương Bào lại chết khi còn trẻ, nên Trương Thiệu được kế tập tước Tây Hương hầu thay cho Trương Tuân (con trai Trương Bào).

Thời Hậu chủ, Trương Thiệu quan đến Thị trung, Thượng thư Bộc xạ.

Năm 263, Gia Cát Chiêm bị Đặng Ngải đánh bại tại Miên Trúc, quân Hoắc Dặc ở xa không kịp tới, Hậu chủ sai Thị trung Trương Thiệu, Quang lộc đại phu Tiều Chu, Phò mã Đô úy Đặng Lương hướng Đặng Ngải đầu hàng.

Năm 264, Hậu chủ Lưu Thiện bị áp giải đến Lạc Dương. Các đại thần Phàn Kiến, Trương Thiệu, Tiều Chu, Khước Chính, Trương Thông cũng bị áp giải theo, tùy tùng Hậu chủ. Tư Mã Viêm phong Lưu Thiện làm An Lạc công, phong bọn Trương Thiệu tước Liệt hầu.

Trong văn hóa Trương Thiệu

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Trương Thiệu xuất hiện ở hồi 118, giữ chức Thị trung. Sau khi Gia Cát Chiêm thua trận, quân Đặng Ngải áp sát Thành Đô, Hậu chủ nghe theo lời Tiều Chu, sai Trương Thiệu, Đặng Lương, Tiều Chu mang ngọc tỉ đến Lạc Thành xin hàng. Đặng Ngải được tin, mừng lắm, nhận lấy ngọc tỉ, trọng đãi ba người. Đoạn sau, Trương Thiệu được Đặng Ngải phong làm Ích Châu Biệt giá, cùng Thái thường Trương Tuấn chiêu hàng các quận huyện. Vì Trương Thiệu là hậu duệ duy nhất của Trương Phi đầu hàng tặc nên trong tiểu thuyết, La Quán Trung không hề nói Thiệu là con của Trương Phi.

Tham khảo

Chú thích

Tags:

Cuộc đời Trương ThiệuTrong văn hóa Trương ThiệuTrương ThiệuBính âm Hán ngữChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểThục Hán

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trần Tuấn AnhĐài LoanMiền Bắc (Việt Nam)Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhan ThiếtCà MauHồ Hoàn KiếmTrường Đại học Kinh tế Quốc dânEl NiñoMThất ngôn tứ tuyệtTháp RùaVăn họcHalogenCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Trịnh Nãi HinhCarles PuigdemontChủ nghĩa khắc kỷLiếm âm hộBộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí MinhNgaĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTào TháoPhạm Xuân ẨnHoàng Thị Thúy LanKinh Dương vươngChelsea F.C.Nam ĐịnhNguyễn Văn TrỗiĐộng lượngNguyên tố hóa họcNguyễn Văn LinhTrung QuốcNgười Hoa (Việt Nam)Quốc hội Việt NamTrần PhúQuần thể danh thắng Tràng AnCờ vuaGia LongHiệu ứng nhà kínhCông (chim)Tân CươngTình yêuDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiRừng mưa nhiệt đớiNBế Văn ĐànĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamNhà LýMalaysiaKon TumCộng hòa Nam PhiGiỗ Tổ Hùng VươngĐịa lý châu ÁUkrainaLoạn luânNghệ AnPhạm Sơn DươngGốm Bát TràngAnhĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHồng BàngẤn ĐộSự kiện 30 tháng 4 năm 1975QatarNguyễn DuNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamHồi giáoPhong trào Đồng khởiVụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnThái LanNha TrangKhánh VyChiến dịch Hồ Chí MinhHà Lan🡆 More